Tranh luận thực phẩm biến đổi gen: Chưa có hồi kết - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Tranh luận thực phẩm biến đổi gen: Chưa có hồi kết

    Việc cho phép lưu hành và kiểm soát cây chuyển gen là bước đầu cho phép Việt Nam bắt nhịp với nông nghiệp hiện đại dựa trên công nghệ sinh học. Bạn có thể nói không với công nghệ GMO (genetically modified organism/food – sinh vật/thực phẩm biến đổi gen) nhưng có lẽ bạn không thuộc về số đông. Bạn khó có thể nói không với công nghệ GMO. Bạn chỉ có thể từ chối công nghệ GMO nếu thực sự không cần insulin, vaccine tái tổ hợp… hay có thể mua nhiều loại thực phẩm từ đậu nành, ngô, thịt heo, bò, gà… với giá cao hơn.

     

    Vấn đề tính an toàn của cây trồng biến đổi gen nói riêng, hay GMO nói chung gây ra tranh luận chưa có hồi kết, trước tiên bởi tình trạng nhiễu loạn thông tin và tính không rõ ràng của khái niệm “an toàn”. Cần có một góc nhìn khách quan và đa diện để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ưu và nhược điểm của công nghệ này.

    Tranh luận thực phẩm biến đổi gen: Chưa có hồi kết

     

    Bên hồ hởi, bên e dè

     

    Với các nước cho phép sản xuất GMO, từ năm 1973 đến nay, cách thức tạo ra các giống động vật và thực vật biến đổi gen đã trở nên ngày càng tinh vi với hiệu suất cao hơn bao giờ hết. Một loạt các công nghệ mới đã cho phép giải trình tự với tốc độ cao và chỉnh sửa bộ gen (genome editting) mà gần như không để lại dấu vết gì sau quá trình chỉnh/sửa/cắt/dán… đặt ra hàng loạt câu hỏi hóc búa về mặt quản lý. Tâm lý chung của nhà quản lý ở các nước phát triển là có thể chấp nhận cái tốt của công nghệ GMO, sao cho thực phẩm giá cả phù hợp, chất lượng cao, chủng loại đa dạng và đảm bảo an ninh lương thực. Mặc dù khoa học đã gián tiếp chứng minh GMO an toàn cho người và gia súc, nhưng người dân các nước này phần đông không hiểu rõ tại sao GMO an toàn cũng như không an toàn. Nhiều thông tin ngụy tạo về bệnh ung thư, tự kỷ… đã thành công trong việc tạo ra tâm lý hoảng sợ và làn sóng chống GMO toàn cầu.

     

    Mỹ là nơi xuất xứ của các giống cây trồng, vật nuôi biến đổi gen với Tập đoàn Monsanto đang bị phản đối trên khắp thế giới. Chính quyền cũ của ông Barack Obama một mặt ủng hộ các sản phẩm có nguồn gốc GMO, mặt khác mạnh tay hỗ trợ các loại hình sản xuất hữu cơ, các mô hình nông nghiệp bền vững. Chính quyền mới của Donald Trump qua phát biểu gần đây nhất của Bộ trưởng Sonny Perdue ngày 11. 5 vừa qua dường như không thay đổi quan điểm đối với GMO.

     

     

    Người dân Mỹ vẫn tiêu thụ hàng ngàn dòng sản phẩm có nguồn gốc GMO mỗi ngày. Thị trường Mỹ được hưởng lợi rất nhiều từ giá thực phẩm rẻ bởi cây trồng GMO phát huy ưu thế tối đa trong điều kiện canh tác ở Mỹ. Mỗi người Mỹ chi trung bình 7% thu nhập để mua thức ăn (trong khi người Việt Nam chi 40-50% thu nhập cho việc ăn uống). Tuy vậy, đại đa số người Mỹ (93%) lại đòi phải dán nhãn GMO để họ có thể chọn mua thực phẩm không chuyển gen.

     

    Việc dán nhãn GMO đồng nghĩa với thiệt hại vô cùng lớn cho các doanh nghiệp công nghệ sinh học như Monsanto, Pioneer, Syngenta, Dow… Bên cạnh Mỹ, các quốc gia châu Âu đều cho phép lưu hành thực phẩm có nguồn gốc GMO (mặc dù bắt dán nhãn). Điều này cho thấy tầm quan trọng của sản phẩm GMO đối với các nền kinh tế lớn. Tuy nhiên, trồng và sản xuất GMO lại là chuyện khác với tiêu thụ sản phẩm, có ít nhất 17 nước ở châu Âu (65% khu vực) đã cấm trồng GMO, thể hiện một thái độ e ngại rất lớn đối với sự có mặt của cây trồng GMO trong hệ sinh thái của các nước này.

     

    Hướng đi nào cho GMO Việt Nam?

     

    Theo xu hướng phát triển của ngành nông nghiệp thế giới nói chung, công nghệ sinh học thực vật nói riêng, Việt Nam cũng cần thử nghiệm và triển khai cây trồng chuyển gen. Vấn đề là khi nào và ở mức độ nào.

     

    Với mật độ dân số hiện tại, phương pháp canh tác hữu cơ chắc chắn không đủ cung cấp thực phẩm trong nước. Phương pháp canh tác độc canh (tập trung trồng một loại cây trồng duy nhất) quy mô vừa và lớn là một thực tế khó tránh. Mô hình canh tác này, do phá vỡ tính bền vững về mặt sinh thái nên bản thân nó liên tục tạo ra những áp lực mới về bệnh hại để duy trì năng suất.

     

    Bất chấp hàng loạt tin đồn, hình ảnh ngụy tạo về thực phẩm GMO gây ung thư và tự kỷ, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được thực phẩm có nguồn gốc GMO gây ra rủi ro trực tiếp cho sức khoẻ người tiêu dùng. Một số thực phẩm làm từ cây trồng biến đổi gen có thể có lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng do nó loại bỏ được các đặc tính xấu hoặc bổ sung các đặc tính tốt. Một ví dụ gần đây là giống khoai tây chuyển gen X17 và Y9 không chứa tiền chất của acrylamide, một chất gây ung thư khi chiên ở nhiệt độ cao, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng…

     

    Việc cho phép lưu hành và kiểm soát cây chuyển gen là bước đầu cho phép Việt Nam bắt nhịp với nông nghiệp hiện đại dựa trên công nghệ sinh học. Chi phí phát triển một đặc tính mới bằng phương pháp chuyển gen trên cây trồng tốn trung bình 136 triệu USD và mất khoảng 13 năm. Những quy trình tuyển chọn này phức tạp và chi tiết đến mức chỉ có các tập đoàn lớn mới đủ kinh phí và nhân lực để theo đuổi. Hiện nay, tuy có nhiều nghiên cứu chuyển gen nhưng chưa có một tập đoàn công nghệ sinh học Việt Nam nào đảm đương được vai trò này.

     

    Người dân Mỹ vẫn tiêu thụ hàng ngàn dòng sản phẩm có nguồn gốc GMO mỗi ngày. Thị trường Mỹ được hưởng lợi rất nhiều từ giá thực phẩm rẻ bởi cây trồng GMO phát huy ưu thế tối đa trong điều kiện canh tác ở Mỹ. Mỗi người Mỹ chi trung bình 7% thu nhập để mua thức ăn (trong khi người Việt Nam chi 40-50% thu nhập cho việc ăn uống). Tuy vậy, đại đa số người Mỹ (93%) lại đòi phải dán nhãn GMO để họ có thể chọn mua thực phẩm không chuyển gen.

     

    Việc dán nhãn GMO đồng nghĩa với thiệt hại vô cùng lớn cho các doanh nghiệp công nghệ sinh học như Monsanto, Pioneer, Syngenta, Dow… Bên cạnh Mỹ, các quốc gia châu Âu đều cho phép lưu hành thực phẩm có nguồn gốc GMO (mặc dù bắt dán nhãn). Điều này cho thấy tầm quan trọng của sản phẩm GMO đối với các nền kinh tế lớn. Tuy nhiên, trồng và sản xuất GMO lại là chuyện khác với tiêu thụ sản phẩm, có ít nhất 17 nước ở châu Âu (65% khu vực) đã cấm trồng GMO, thể hiện một thái độ e ngại rất lớn đối với sự có mặt của cây trồng GMO trong hệ sinh thái của các nước này.

     

    Hướng đi nào cho GMO Việt Nam?

     

    Theo xu hướng phát triển của ngành nông nghiệp thế giới nói chung, công nghệ sinh học thực vật nói riêng, Việt Nam cũng cần thử nghiệm và triển khai cây trồng chuyển gen. Vấn đề là khi nào và ở mức độ nào.

     

    Với mật độ dân số hiện tại, phương pháp canh tác hữu cơ chắc chắn không đủ cung cấp thực phẩm trong nước. Phương pháp canh tác độc canh (tập trung trồng một loại cây trồng duy nhất) quy mô vừa và lớn là một thực tế khó tránh. Mô hình canh tác này, do phá vỡ tính bền vững về mặt sinh thái nên bản thân nó liên tục tạo ra những áp lực mới về bệnh hại để duy trì năng suất.

     

    Bất chấp hàng loạt tin đồn, hình ảnh ngụy tạo về thực phẩm GMO gây ung thư và tự kỷ, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được thực phẩm có nguồn gốc GMO gây ra rủi ro trực tiếp cho sức khoẻ người tiêu dùng. Một số thực phẩm làm từ cây trồng biến đổi gen có thể có lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng do nó loại bỏ được các đặc tính xấu hoặc bổ sung các đặc tính tốt. Một ví dụ gần đây là giống khoai tây chuyển gen X17 và Y9 không chứa tiền chất của acrylamide, một chất gây ung thư khi chiên ở nhiệt độ cao, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng…

     

    Việc cho phép lưu hành và kiểm soát cây chuyển gen là bước đầu cho phép Việt Nam bắt nhịp với nông nghiệp hiện đại dựa trên công nghệ sinh học. Chi phí phát triển một đặc tính mới bằng phương pháp chuyển gen trên cây trồng tốn trung bình 136 triệu USD và mất khoảng 13 năm. Những quy trình tuyển chọn này phức tạp và chi tiết đến mức chỉ có các tập đoàn lớn mới đủ kinh phí và nhân lực để theo đuổi. Hiện nay, tuy có nhiều nghiên cứu chuyển gen nhưng chưa có một tập đoàn công nghệ sinh học Việt Nam nào đảm đương được vai trò này.

     

    Trong bối cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam đang cần một lượng thức ăn lớn và giá thành nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đang cao, ngành nông nghiệp cần phải tự sản xuất một lượng lớn ngô và đậu nành trong nước để tránh nhập siêu. Liệu nhu cầu này hiện nay có thể đáp ứng được bởi các giống cây trồng không chuyển gen hay không?

     

    Qua bản báo cáo tổng hợp của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ, việc canh tác GMO mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người trồng, so với cây trồng không chuyển gen. Tuy nhiên, có sự khác biệt phụ thuộc vào tập quán canh tác và áp lực côn trùng ở từng nơi.

     

    Điều này nghĩa là không phải GMO trồng ở đâu cũng cho hiệu quả cao như nhà sản xuất cam kết. Đặc biệt GMO cho hiệu quả kinh tế thấp hơn ở các quốc gia có giá nhân công thấp, mức độ cơ giới hóa kém, diện tích canh tác nhỏ và áp lực bệnh đa dạng. Có thể thấy Việt Nam với khí hậu nóng ẩm quanh năm, hội đủ các yếu tố bất lợi này. Về mặt kinh tế, việc sản xuất đại trà cây chuyển gen trong giai đoạn Việt Nam chưa làm chủ được công nghệ dẫn đến phụ thuộc vào các công ty giống nước ngoài.

     

    Rủi ro về mặt môi trường của cây trồng biến đổi gen chủ yếu đến từ việc khuyến khích mô hình canh tác độc canh quy mô lớn, sử dụng nhiều hơn các loại thuốc bảo vệ thực vật. Cây chuyển gen thường đi đôi với mô hình sản xuất độc canh quy mô lớn để cho phép nhà sản xuất tạo ra lợi nhuận tối đa. Đối với Việt Nam, cách làm này đòi hỏi phải mở rộng diện tích đất canh tác cho một loại cây trồng duy nhất và xóa sổ nhiều quần thể thực vật bản địa trong khu vực. Với một quốc gia có độ đa dạng sinh học cao như Việt Nam thì thiệt hại này là lớn hơn nhiều so với các nước khác.

     

    Quá trình canh tác cây chuyển gen thường phun xịt một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật vào môi trường. Hiện tượng kháng thuốc ở cỏ dại là một rủi ro rất đáng lo ngại cho nền nông nghiệp của nhiều nước đang canh tác cây chuyển gen. Các loại cỏ dại này cũng có thể phát tán vào môi trường và trở thành loài xâm lăng. Điều này dù xác suất thấp nhưng vẫn phải tính đến.

     

    Có thể nói, quá trình đánh giá tác động môi trường của các giống cây chuyển gen hiện nay đã có nhưng chưa đủ trong bối cảnh riêng của Việt Nam. Xác suất của từng sự kiện một tuy thấp nhưng tác động tổng hợp có thể nghiêm trọng, cần phải được đánh giá nghiêm túc và liên tục trong nhiều năm để đề ra các biện pháp cách ly, quản lý, nhằm bảo vệ cả hệ thống nông nghiệp. Mặt khác, để thoát được thế phụ thuộc về giống, buộc phải một mặt đẩy mạnh ngành công nghệ sinh học và di truyền chọn giống cho một số cây trồng chủ lực trong nước. Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu thiệt hại nếu có.

     

    Với hiểu biết của khoa học cho đến nay, thực phẩm chuyển gen an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng nhưng rủi ro về kinh tế và môi trường trong điều kiện canh tác tại Việt Nam là đáng lo ngại và cần được làm rõ. Chính phủ Việt Nam đã ra một quyết định hợp lý, đó là cho lưu hành cây trồng biến đổi gen một cách có kiểm soát, chủ yếu phục vụ công tác khảo nghiệm, sản xuất giống. Đây là những bước đi cho thấy việc tiếp nhận thành tựu khoa học công nghệ đang diễn ra theo cách có lợi nhất cho Việt Nam trong ngắn hạn, trung hạn lẫn dài hạn

     

    Hoàng Nguyễn

    Đại học California, Davis, Bộ môn Bệnh học Thực vật; VietAgGlobal

    Nguồn: Báo Nhịp Cầu Đầu Tư

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.