Ứng dụng công nghệ Blockchain trong chăn nuôi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Ứng dụng công nghệ Blockchain trong chăn nuôi

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đó là chuyên đề của lớp Đào tạo, tập huấn Khuyến nông năm 2022 do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức phối hợp với Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Thanh Hóa, Viện An toàn Thực phẩm và Dinh Dưỡng diễn ra trong 3 ngày 16-18/11/2022 tại tỉnh Thanh Hóa.

     

    Toàn cảnh lớp Tập huấn Khuyến nông năm 2022 với chủ đề “Ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc” tại Thanh Hóa, ngày 16/11/2022

     

    Mục tiêu của lớp học: Nhằm thực hiện có hiệu quả việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới tới nông dân; góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển sản xuất theo hướng bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập, phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; các học viên có cơ hội được giao lưu học hỏi, tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong hoạt động sản xuất nông nghiệp; tiếp cận, cập nhật thông tin về ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp vào chuỗi sản xuất.

     

    Tham gia buổi khai giảng có sự góp mặt của PGS.TS. Nguyễn Đăng Vang – Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam; TS. Nguyễn Xuân Dương – Phó Chủ tịch thường trực Hội Chăn nuôi Việt Nam; ông Lê Xuân Dũng – Chánh văn phòng Liên hiệp các Hội khoa học tỉnh Thanh Hóa; TS. Võ Sinh Huy – Chủ tịch Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Thanh Hóa; Th.S Đỗ Thị Xuân Hương – Chuyên gia Viện An toàn Thực phẩm và Dinh Dưỡng, nguyên Chuyên viên cao cấp Vụ Khoa học Công nghệ Môi trường – Bộ NN&PTNT; cùng 30 học viên là nông dân, những người tham gia sản xuất, dịch vụ trong lĩnh vực Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

     

    Phát biểu khai giảng tại lớp học, TS. Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch thường trực Hội Chăn nuôi Việt Nam, chia sẻ: “Trong thời gian tới, nông sản và thực phẩm của Việt Nam cần có những thay đổi để tồn tại và phát triển, cần tích hợp sản phẩm có chất lượng, an toàn, thân thiện, và chia sẻ. Chỉ với bốn tiêu chí đó thì nông sản mới có hành trang bước vào thị trường lớn trong nước và đặc biệt là xuất khẩu sang các thị trường thế giới”.

     

    “Với các tiêu chí chất lượng, an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, chia sẻ với người tiêu dùng, thì công cụ Blockchain là một trong những công cụ có những tiêu chí căn bản, đơn giản nhất để giúp những người sản xuất nông nghiệp bắt đầu tiếp cận quản lý và giám sát sản xuất, là minh chứng cho những người tiêu thụ thực phẩm, đảm bảo chất lượng cũng như truy xuất nguồn gốc. Vì những lý do trên Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cùng với Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức triển khai lớp học về “Ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc”. TS. Nguyễn Xuân Dương, nhấn mạnh.

    TS. Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch thường trực Hội Chăn nuôi Việt Nam

     

    TS Võ Sinh Huy, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Thanh Hóa, cho hay: “Thanh Hóa đang thực hiện chăn nuôi rất sôi động, trong đó việc tạo ra sản phẩm an toàn và hữu cơ là một trong những chương trình trọng điểm của Tỉnh. Việc ứng dụng công nghệ Blockchain trong truy xuất nguồn gốc các sản phẩm là vô cùng quan trọng để tiến hành những hoạt động trong quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm trong ngành chăn nuôi”.

    TS. Võ Sinh Huy, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Thanh Hóa

     

    Blockchain (VFSC) là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Với khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu minh bạch theo thời gian thực, tiết kiệm không gian lưu trữ và bảo mật cao, công nghệ blockchain (chuỗi khối) là một trong những xu hướng công nghệ đột phá, có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực, đặc biệt phục vụ hiệu quả cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

     

    Th.S Đỗ Thị Xuân Hương, chuyên gia của Viện An toàn Thực phẩm và Dinh dưỡng và cũng là giảng viên lớp học đã giới thiệu về Chuỗi an toàn thực phẩm Việt Nam và ứng dụng VFSC trong sản xuất; Giới thiệu phần mềm VFSC ứng dụng trong chăn nuôi…

     

    Th.S Đỗ Thị Xuân Hương, chuyên gia của Viện, nguyên Chuyên viên cao cấp Vụ Khoa học Công nghệ Môi trường, Bộ NN&PTNT

     

    Đối với lĩnh vực chăn nuôi, VFSC giúp truy xuất được nguồn gốc giống, lịch sử toàn bộ quá trình chăn nuôi, thông tin về các vật tư, thuốc kháng sinh, vắc xin sử dụng trong suốt quá trình chăn nuôi, thông tin sử dụng các chất bảo quản sản phẩm cũng như thông tin về người sản xuất, nhà phân phối liên quan đến sản phẩm cuối cùng. Qua đó giúp người tiêu dùng có được thông tin chính xác và tin cậy về sản phẩm.

     

    Kết thúc 3 ngày tập huấn, dưới sự giảng dạy của Th.S Đỗ Thị Xuân Hương, chuyên gia Viện An toàn Thực phẩm và Dinh dưỡng cùng với chuyên viên phầm mềm VFSC đã hướng dẫn trực tiếp các học viên đăng ký thành công tài khoản, cài đặt phần mềm trên App mobie, cách sử dụng phần mềm Blockchain và đến tham quan, học hỏi một số mô hình chăn nuôi tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Các học viên rất hào hứng và phấn khởi vì được tiếp cận công nghệ mới với nhiều tính năng nổi trội, phù hợp với thời đại công nghệ 4.0. Áp dụng thực tiễn trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc góp phần đáp ứng được nhu cầu của thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng.

    Kết thúc lớp học, các học viên rất phấn khởi vì được tiếp cận với công nghệ mới với nhiều tính năng nổi trội, phù hợp với thời đại công nghệ 4.0.

     

    Ngọc Anh

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.