Theo Bộ NN&PTNT, 7 tháng năm 2022, Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD để nhập khẩu một số mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính như ngô, đậu tương. Trong khi lượng nhập khẩu giảm thì trị giá nhập khẩu các mặt hàng này lần lượt ở mức tương đương và tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
- Kim ngạch nhập khẩu đậu tương 6 tháng đầu năm 2022 tăng 15,5%
- Vì sao Việt Nam bỏ quên bắp, đậu tương?
- Nhập khẩu ngô 6 tháng đầu năm 2022 đạt trên 1,61 tỷ USD
Cụ thể, khối lượng đậu tương nhập khẩu tháng 7/2022 ước đạt 250.000 tấn với trị giá đạt 189,4 triệu USD, đưa tổng khối lượng và trị giá nhập khẩu đậu tương 7 tháng năm 2022 đạt 1,3 triệu tấn và 893,6 triệu USD, tương đương về khối lượng và tăng 22,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Brazil, Mỹ và Canada là 3 thị trường cung cấp đậu tương chính cho Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 với 99,2% thị phần.
Với mặt hàng ngô, ước khối lượng nhập khẩu tháng 7/2022 đạt 500.000 tấn với trị giá đạt 191,7 triệu USD, đưa tổng khối lượng và trị giá nhập khẩu ngô 7 tháng năm 2022 đạt 5,1 triệu tấn và 1,8 tỷ USD, giảm 21,9% về khối lượng nhưng tương đương về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trao đổi với báo chí mới đây xung quanh câu chuyện Việt Nam vẫn phụ thuộc khá lớn vào nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, điển hình như ngô, đậu tương, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, năng suất trồng ngô, đậu tương của Việt Nam thấp, giá thành sản xuất cao, lợi nhuận kém hấp dẫn so với các cây trồng khác.
“Ví dụ, năng suất ngô của Việt Nam chỉ 4,8 tấn/ha nhưng của các nước sử dụng nguồn giống chuyển gen, năng suất tới 9 tấn/ha. Đậu tương của Mỹ 1 cây có tới 132 quả nhưng của Việt Nam chỉ được chưa đến 70 quả”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT thông tin thêm, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT và các ngành chức năng nghiên cứu xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để chủ động một phần.
Vừa qua, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Tập đoàn De Heus (Hà Lan) phối hợp với Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi xây dựng các hợp tác xã trồng sắn và ngô tại các tỉnh Tây Nguyên để đảm bảo thu mua khép kín phục vụ trực tiếp cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.
“Việt Nam sẽ tập trung vào trồng ngô sinh khối, tập trung chế biến 1,5 triệu tấn phế phụ phẩm nông nghiệp để chuyển làm thức ăn cho đại gia súc, từ đó tiết kiệm được ngoại tệ nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi”, ông Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Tạp chí Hải quan về phát triển giống cây trồng biến đổi gen, điển hình là giống ngô biến đổi gen tại Việt Nam, ông Phùng Đức Tiến nêu rõ: Bộ NN&PTNT đã có thông tư về cây trồng ứng dụng công nghệ sinh học. Chiếu theo thông tư này, ngô biến đổi gen hoàn toàn được phép canh tác.
“Nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã làm việc với Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ thống nhất các hồ sơ về cây trồng biến đổi gen sẽ tiếp tục được giải quyết chứ không phải không sử dụng vì thực tế Việt Nam cũng đang nhập sản phẩm ngô, đậu tương biến đổi gen”, lãnh đạo Bộ NN&PTNT nói.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam nêu quan điểm: sử dụng giống cây trồng biến đổi gen sẽ giúp cây trồng có các loại gen như gen chống cỏ dại, gen chống sâu đục thân…, đảm bảo tiềm năng, năng suất của cây trồng, giảm chi phí sản xuất.
Việt Nam đang nhập khẩu các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như ngô, đậu tương biến đổi gen nên cũng nên đẩy mạnh đưa vào trồng các giống cây trồng biến đổi gen trong nước. Đây là một giải pháp ở góc độ giống cây trồng nhằm góp phần từng bước giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
“Đó là những tiến bộ về sinh học, tiến bộ về khoa học công nghệ nên ứng dụng vào để tăng khả năng chịu hạn của cây ngô. Thông thường, trồng ngô không tưới đủ nước năng suất rất thấp nhưng nếu trồng giống ngô có khả năng chịu hạn kết quả thu về sẽ tốt hơn nhiều”, ông Dương nói.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, suốt giai đoạn từ năm 2013 đến nay, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu chỉ giảm trong 2 năm là 2017 và 2019, còn lại các năm khác trị giá nhập khẩu đều tăng. Cụ thể, trị giá nhập khẩu tăng đều đặn từ mức hơn 3 tỷ USD năm 2013 lên hơn 3,25 tỷ USD năm 2014; hơn 3,39 tỷ USD năm 2015 và hơn 3,44 tỷ USD năm 2016. Đến năm 2017, trị giá nhập khẩu giảm 6,4% so với năm 2016, đạt hơn 3,22 tỷ USD.
Ngay sau đó năm 2018, trị giá nhập khẩu tăng mạnh 21,2% so với năm 2017, đạt hơn 3,91 tỷ USD. Năm 2019, trị giá nhập khẩu đạt hơn 3,7 tỷ USD, giảm 5,4% so với năm 2018. Sau nhịp giảm vào năm 2019, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu ghi nhận quay trở lại tăng liên tục từ năm 2020 đến 6 tháng đầu năm nay với trị giá nhập khẩu lần lượt đạt hơn 3,84 tỷ USD, hơn 4,93 tỷ USD và hơn 2,6 tỷ USD.
Thuỷ Chung (Theo Haiquanonline)
Trung tâm TT CN&TM
- Kim ngạch nhập khẩu đậu tương 6 tháng đầu năm 2022 tăng 15,5%
- Vì sao Việt Nam bỏ quên bắp, đậu tương?
- Nhập khẩu ngô 6 tháng đầu năm 2022 đạt trên 1,61 tỷ USD
- khô đậu tương li>
- đậu tương li>
- nhâp khẩu ngô li> ul>
- Công ty TNHH Việt Nhật (Vinamilk) tuyển dụng nhiều vị trí nhân sự cấp cao
- Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix (Pháp): Hợp tác chiến lược sản xuất sản phẩm chăn nuôi theo tiêu chuẩn Halal để xuất khẩu
- Giảm protein thô trong chăn nuôi lợn: Giải bài toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
- Seven Hills tìm kiếm các nhà đầu tư đối tác, đại lý, trang trại khu vực Miền Tây Mekong Delta
- Lý do quy mô chăn nuôi bò thịt giảm?
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Mỹ phát hiện ca nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên ở lợn
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
- Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 9 tháng đầu năm đạt 753,14 triệu USD, giảm 15,8%
- Phát triển chăn nuôi hàng hóa, an toàn sinh học
Tin mới nhất
T3,05/11/2024
- Công ty TNHH Việt Nhật (Vinamilk) tuyển dụng nhiều vị trí nhân sự cấp cao
- Đồng Nai: Phát triển công nghiệp giết mổ sản phẩm chăn nuôi hiện đại
- Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix (Pháp): Hợp tác chiến lược sản xuất sản phẩm chăn nuôi theo tiêu chuẩn Halal để xuất khẩu
- Giảm protein thô trong chăn nuôi lợn: Giải bài toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
- Seven Hills tìm kiếm các nhà đầu tư đối tác, đại lý, trang trại khu vực Miền Tây Mekong Delta
- Lý do quy mô chăn nuôi bò thịt giảm?
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Mỹ phát hiện ca nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên ở lợn
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
- Xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 9 tháng đầu năm đạt 753,14 triệu USD, giảm 15,8%
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất