Khi nhu cầu về thịt, sữa và các sản phẩm sữa gia tăng, lĩnh vực chăn nuôi gia súc trở nên quan trọng hơn bởi sự hạn chế về tài nguyên thiên nhiên, vấn đề biến đổi khí hậu đang diễn ra và sự cạnh tranh giữa thực phẩm cho người, thức ăn gia súc và nhiên liệu sinh học cho đất và nước.
Thức ăn gia súc từ côn trùng có thể là một phần của giải pháp, theo một nghiên cứu mới được FAO công bố trong số mới nhất của tạp chí khoa học Animal Feed Science and Technology. Sản xuất chăn nuôi đang thiếu tài nguyên: Nó chiếm 75% trong tổng số đất nông nghiệp, bao gồm cả cây trồng và đất đồng cỏ, và tiêu thụ 8% sử dụng nước của con người trên toàn cầu, chủ yếu là để tưới tiêu cho cây trồng làm thức ăn chăn nuôi.
Thức ăn gia súc từ côn trùng có thể là một phần của giải pháp, theo một nghiên cứu mới được FAO công bố trong số mới nhất của tạp chí khoa học Animal Feed Science and Technology .
Sản xuất chăn nuôi đang thiếu tài nguyên: Nó chiếm 75% trong tổng số đất nông nghiệp, bao gồm cả cây trồng và đất đồng cỏ, và tiêu thụ 8% sử dụng nước của con người trên toàn cầu, chủ yếu là để tưới tiêu cho cây trồng làm thức ăn chăn nuôi.
FAO và Hiệp hội Française de Zootechnie ở Paris đã tiến hành xem xét hàng trăm nghiên cứu khoa học về khả năng sử dụng côn trùng làm thức ăn gia súc, một lĩnh vực vẫn còn trong giai đoạn trứng nước.
Xem xét này bao gồm năm nhóm côn trùng chính – ruồi lính đen (black solider fly), ruồi nhà (house fly), sâu gạo, châu chấu, cào cào, và tằm – và sự phân bố của chúng, chăn nuôi, tác động môi trường, đặc điểm dinh dưỡng, hạn chế và sự sử dụng tiềm năng của chúng như là thức ăn thay thế.
“Việc tìm kiếm nguồn thức ăn chăn nuôi mới là đúng đắn”, tác giả chính của nghiên cứu Harinder Makkar, Phòng Sản xuất động vật, thuộc Vụ Sản xuất và Sức khỏe động vật của FAO cho biết. “Đánh giá này có giá trị vì nó dự kiến sẽ mở ra các lĩnh vực nghiên cứu mới và con đường mới cho việc sử dụng quy mô lớn của các sản phẩm côn trùng làm thức ăn cho động vật”.
“Côn trùng có nhiều ưu điểm so với các thức ăn khác”, ông nói thêm. “Chúng phát triển và sinh sản một cách dễ dàng, có hiệu quả chuyển hóa thức ăn cao do chúng là sinh vật máu lạnh và có thể được nuôi trên chất thải sinh học. Một kg sinh khối côn trùng có thể được sản xuất từ khoảng 2 kg chất thải”.
Hàm lượng protein thô của côn trùng được nghiên cứu là 42-63% và hàm lượng dầu lên đến 36%. Một số tài liệu cho thấy rằng, bột côn trùng, khi bổ sung vào thức ăn gia súc, có thể thay thế 25 đến 100% bột đậu tương hoặc bột cá trong thức ăn, tùy thuộc vào các loài động vật.
Ông Makkar lưu ý rằng, sản xuất bột cá sẽ không còn tăng do đại dương đã đạt đến giới hạn khai thác của chúng, và nguồn đậu tương làm thức ăn cho gia súc cũng hạn chế.
Một số thức ăn từ côn trùng không chứa tất cả các chất dinh dưỡng ở lượng đầy đủ cần thiết cho gia súc, ví dụ, canxi, chất cần thiết cho sự phát triển động vật và gà đẻ. Các axit amin thiết yếu như lysine và methionine cũng thiếu trong một số thức ăn côn trùng. Những chất dinh dưỡng như vậy sẽ phải được bổ sung vào loại thức ăn chăn nuôi này. Ngoài ra, một loại bột protein “lý tưởng” cho khẩu phần ăn của gia súc có thể được tạo ra bằng cách trộn các loại bột từ các loài côn trùng khác nhau.
Các vấn đề khác như ô nhiễm thức ăn bởi mầm bệnh, thuốc trừ sâu, độc tố nấm mốc hoặc các kim loại nặng như chì trong côn trùng sẽ phải được giải quyết.
Các xét nghiệm đã phát hiện thấy rằng những con lợn, gia cầm và cá sẽ ăn thức ăn có chứa bột côn trùng từ năm nhóm côn trùng nêu trên. Phần còn lại của thức ăn bao gồm hyđrat các-bon, bao gồm ngũ cốc hoặc các sản phẩm phụ của ngành nông nghiệp như dư lượng sắn hoặc mật đường.
Trong trường hợp thức ăn thích hợp cho động vật nhai lại như bò, các tài liệu khoa học dường như như chỉ nghiên cứu về bột tằm, được phát hiện có chứa các axit amin và protein có giá trị.
Có nhiều lợi ích kinh tế từ sản xuất thức ăn dựa trên côn trùng. Đối với thức ăn có hàm lượng dầu thấp, dầu không mong muốn trong bột côn trùng có thể được trích xuất và sử dụng cho các ứng dụng khác, bao gồm dầu diesel sinh học.
PTT – Mard, theo Fis
Nguồn: Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam
- thức ăn chăn nuôi li>
- nguyên liệu tacn li>
- bột côn trùng li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất