[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm ở dê, cừu phân bố phổ biến ở nhiều nước trên thế giới trên thế giới. Ở Việt Nam, thời gian vừa qua bệnh đã xảy ra ở nhiều tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nội, Kon Tum…, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi dê, cừu. Bệnh này bệnh lây lan nhanh, mạnh và đặc biệt bệnh có thể lây sang người.
Đặc điểm và nguyên nhân gây bênh
Bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm ở dê, cừu do một loại virus thuộc họ Poxviridae, giống Parapoxvirus hướng thượng bì gây ra. Bệnh xảy ra ở dê, cừu mọi lứa tuổi. Đặc điểm của bệnh là gây ra hiện tượng viêm loét miệng, làm cho dê không ăn được, dê con không bú được dẫn đến sức đề kháng giảm sút, dễ kế phát các bệnh khác.
Virus tồn tại 1 tháng trên lông và da sau khi tổn thương lành lại. Virus dễ bị sức nóng tiêu diệt (5 phút ở 600C), trong vảy khô virus vẫn sống sót được hàng tháng, có thể phục hồi từ lớp vảy khô sau 12 năm. Vài tháng sau khi lành bệnh vẫn tìm thấy virus trong những mảnh thượng bì tróc ra, phơi nắng 42 giờ vẫn chưa diệt được virus trong các mảnh thượng bì này.
Triệu chứng và bệnh tích
Thời kỳ đầu của bệnh xuất hiện các nốt nhỏ bằng hạt đậu xanh ở trên bờ môi, mép của dê. Sau đó, các mụn phát triển nhanh chóng thành các mụn nước, mụn mủ rồi vỡ ra và tạo ra vẩy cứng và xù xì trên môi và mép dê. Khi cậy ra dưới lớp vẩy là lớp keo nhầy màu vàng, đôi khi có lẫn máu và mủ.
Thời kỳ đầu dê bị bệnh vẫn ăn uống bình thường, về sau do những chỗ tổn thương bị nhiễm trùng kế phát làm cho con vật đau đớn, vật có thể giảm ăn hoặc bỏ ăn.
Các vết viêm loét xuất hiện ở những vị trí da mỏng khác nhau như ở tai, bụng, đầu vú, núm vú, bìu dái, âm hộ. Đặc biệt, ở dê non các mụn loét xuất hiện ở lưỡi và niêm mạc miệng làm dê bị bệnh rất đau đớn, chảy nước dãi, nước dãi cò mùi hôi thối khó chịu, dê kém ăn, sức đề kháng của cơ thể giảm, dê dễ bị nhiễm trùng gây các bệnh kế phát như viêm phổi, viêm ruột…
Bệnh kéo dài từ 1 – 4 tuần, nếu không bị nhiễm trùng kế phát thì các tổn thương sẽ tự khỏi, các mô lành lại và không để lại sẹo. Tuy nhiên, với các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng hiện nay con vật dễ bị nhiễm trùng kế phát làm cho các tổn thương trầm trọng hơn. Những dê đang cho sữa khi núm vú bị tổn thương thường nhiễm trùng kế phát gây viêm vú nghiêm trọng, dẫn đến mất khả năng cho sữa.
Các bệnh tích khi mổ khám
Chẩn đoán
- Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh là nổi mụn nước ở môi, mép, đầu vú, núm vú, âm hộ, bìu dái nhưng không xuất hiện mụn nước ở móng chân. Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh lở mồm long móng và bệnh đậu dê.
- Lấy bệnh phẩm (vẩy, mụn) gửi đi xét nghiệm virus ở các phòng thí nghiệm hiện đại. Chẩn đoán phân biệt: với bệnh lở mồm long móng và bệnh đậu dê.
Biện pháp phòng và kiểm soát dịch bệnh
- Giảm thiểu stress khi vận chuyển.
- Chỉ mua giống ở người cơ sở uy tín và an toàn dịch bệnh
- Luôn kiểm dịch động vật mới trước nhập và cách ly trước khi nhập đàn
- Trong trường hợp bùng phát, cách ly động vật ốm để điều trị.
- Đốt bao tay và tất cả băng, gạc khi tiếp xúc với thương tổn, dịch viêm từ động vật bệnh.
- Vi rút có thể tồn tại trong mô động vật trong một thời gian dài, trở thành nguồn lây nhiễm à Tăng cường tiêu độc, sát trùng chuồng trại.
- Luôn luôn đeo găng tay điều trị, tiếp xúc với động vật vì con người có thể mắc bệnh.
- Tránh tiêu thụ sữa từ những con vật có tổn thương trên núm vú và vú.
- Cần có người chăm sóc và điều trị vật nuôi ốm riêng. Tránh lây lan bệnh cho vật nuôi khoẻ mạnh
- Tiêm phòng vacxin là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất.
Điều trị
Đây là bệnh do virus gây ra nên việc điều trị bằng kháng sinh không có hiệu quả.
Điều trị cục bộ:
- Cạy bong vết thương, dùng khăn sạch và nước muối sinh lý rửa sạch vết thương.
- Dùng chanh, khế… sát vào vết loét, sau đó dùng xanh metylen bôi vào vết loét hoặc có thể dùng dung dịch Iod-Tetran bôi vào vết loét ngày 2 – 3 lần.
- Những dê có triệu chứng nhiễm trùng kế phát thì phải dùng kháng sinh như: streptomycin, tetracyclin, ampicillin, penicillin, amoxylin… hoặc các thuốc kháng sinh dạng mỡ bôi vào vết thương cho dê.
Điều trị toàn thân
- Điều trị toàn thân bằng thuốc khi bị nhiễm trùng kế phát nặng.
- Thuốc kháng sinh có thể dung: Gentamycin, Streptomycin + penicillin, Amoxylin, Ceftiofor…Tiêm bắp thịt, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
- Trợ sức, trợ lực: Tiêm trợ sức trợ lực bằng các thuốc bổ: Catosal, Biocatosal, Metosal, Canxi B12, Vitaplex…Truyền đường 10 – 20% cho dê trong trường hợp bỏ ăn hoàn toàn (bổ sung VTM C, Cafein, Urotropin)
- Trường hợp dê bị viêm vú thì phải dùng kháng sinh điều trị viêm vú cho dê.
Điều trị bệnh kế phát (nếu có)
Một số lưu ý trong quá trình điều trị
- Lưu ý: Chỉ khi nào dê khỏi hoàn toàn mới được thả chung vào đàn.
- Giữ môi trường thông thoáng, khô ráo, sạch sẽ.
- Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt dê con, nhất là sau khi vận chuyển xa.
- Cách ly ngay những dê bệnh ra xa, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, cho ăn thức ăn dễ tiêu.
- Nếu dê con mắc bệnh thì không cho bú trực tiếp mà vắt sữa mẹ cho dê uống để tránh lây lan sang vú mẹ.
- Hàng ngày phải thu dọn, vệ sinh tiêu độc khu vực nuôi dê mắc bệnh; dụng cụ bôi thuốc điều trị xong phải được sát trùng kỹ…
- Đốt toàn bộ băng, gạc sau khi sát trùng cho dê
Nguyễn Văn Minh
Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- chăn nuôi dê li>
- chăn nuôi cừu li>
- bệnh ở dê li> ul>
10 Comments
Để lại comment của bạn
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Hiện nay chúng tôi đang cần mua vắc xin phòng bệnh Viêm loét miệng truyền nhiễm dê, cừu nhưng không biết bán ở đâu nhờ giớ thiệu giùm.
Tôi đang nuôi dê muốn mua vaccin phòng bệnh va thuốc chữa bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm dê.nhờ tư vấn chỗ mua thuoc
Xin tác giả cho biết vacxine mua o đâu. Tôi thực sự đang rất cần. Không có vacxin bệnh này thì tôi phải nghỉ nuôi mất
Tôi củng đang rất cần mua vắc xin bệnh này, hãy chỉ cho tôi với
Tôi cần vacxin ngừa
Tôi cần mua vacxin để ngừa và trị bênh
Tôi cần vacxin đậu dê và vacxin tụ huyet trùng dê mà k biết mua ở đâu.
Đàn dê con nhà e bị nhiễm bệnh e đã dùng mọi cách mà k khỏi có nào khác k ạ
Vacxin mua ở đâu ạ
Vaccine này hiện tại chỉ sản xuất và sử dụng cho những trang trại tại anh thôi