Những năm gần đây, ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển mạnh theo xu hướng thâm canh, chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ sang chăn nuôi quy mô lớn hơn, tập trung, cách xa khu dân cư và áp dụng giải pháp xử lý môi trường (phổ biến là xây lắp các công trình biogas quy mô lớn), song ô nhiễm vẫn ngày càng gia tăng, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước.
Các trại chăn nuôi lợn sử dụng quá nhiều nước
Nước thải trong chăn nuôi lợn bao gồm nước tắm rửa, vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống hòa lẫn với phân lợn và xả thẳng ra môi trường là loại nước gây ô nhiễm nặng nhất. Bên cạnh đó, nước thải trong chăn nuôi còn chứa rất nhiều vi sinh vật – chúng là những tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước như: E.coli, Streptococcus sp, Salmonella sp, Shigenla sp, Proteus, Clostridium sp… Đây là các vi khuẩn gây bệnh tả, lỵ, thương hàn, kiết lỵ.
Thu gom chất thải rắn trong chăn nuôi để hạn chế nước thải ra môi trường. Ảnh: N.V
Các trang trại chăn nuôi lợn của Việt Nam đang sử dụng một lượng nước lớn để vệ sinh chuồng trại (khoảng 30 – 40 lít nước/đầu lợn trưởng thành/ngày), trong khi tại các nước có nền chăn nuôi phát triển như Đan Mạch, Hà Lan… chỉ dùng dưới 10 lít nước/đầu lợn/ngày. Việc sử dụng quá nhiều nước trong chăn nuôi đã hạn chế rất nhiều khả năng thu gom và tách chất thải rắn của các thiết bị, hạ tầng xử lý môi trường của các trang trại.
Ông Henrik Moller – chuyên gia quốc tế của dự án Lcasp cho biết: “Tại Đan Mạch, lượng nước sử dụng trên một đầu lợn rất thấp, chỉ khoảng một vài lít nước một ngày. Việc sử dụng ít nước này, giúp cho việc thu gom các chất thải rắn và vận chuyển các chất thải lỏng ra ngoài trang trại để bón cho cây trồng được thuận lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để có thể tiết kiệm được nước trong chăn nuôi thì cần có nghiên cứu, thiết kế và xây dựng hạ tầng chuồng trại đồng bộ và biện pháp giảm bớt mùi hôi từ phân và mồ hôi của lợn”.
Thu gom chất thải rắn hiệu quả ngay tại chuồng
Bà Vũ Thị Hợp – hộ chăn nuôi ở xóm 6C, xã Hải Phong, huyện Hải Hậu, Nam Định, chia sẻ: “Tham gia dự án Lcasp, tôi được hỗ trợ xây dựng hầm biogas, hố ủ phân compost và tham gia các lớp đào tạo tập huấn. Qua đó gia đình tôi biết thu gom phân lợn đưa vào hố ủ làm phân hữu cơ, giảm lượng nước vệ sinh chuồng trại. Lượng nước thải từ hoạt động chăn nuôi gia đình đưa xuống hầm biogas để tạo ra năng lượng đun nấu, thắp sáng, tiết kiệm hàng trăm ngàn đồng tiền điện/tháng và gần 3 triệu đồng tiền mua phân hữu cơ bón vườn cây mỗi năm.”
Hiện nay ở nước ta đang khá phổ biến công nghệ chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học hoặc chăn nuôi không phân. Công nghệ này sử dụng lớp độn lót (làm bằng mùn cưa, trấu, lõi ngô…) được cấy hệ vi sinh vật có ích giúp phân hủy hoàn toàn chất thải chăn nuôi lợn (phân, nước tiểu). Công nghệ này còn giúp lợn được tự do thể hiện bản năng tự nhiên (cào, dũi…) nên đây còn được gọi là chăn nuôi sinh thái.
Bà Ngô Xuân Hương – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Đồng Tháp cho biết: “Thực tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, lượng chất thải trong chăn nuôi chưa qua xử lý còn rất cao, tập trung hầu hết ở các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ. Tuy nhiên, phương pháp làm đệm lót sinh học đang được các hộ dân địa phương rất hào hứng ứng dụng. Thuận lợi là kỹ thuật làm chuồng trại dễ thực hiện, khâu chuẩn bị đệm lót, chăm sóc vật nuôi cũng đơn giản hơn và nhất là chi phí thấp”.
Kết quả cho thấy, khi triển khai mô hình này đã tiết kiệm được khoảng 80% lượng nước trong chăn nuôi (do không phải rửa chuồng, tắm lợn, vật nuôi); giảm 50% nhân công lao động (do không cần tốn công dọn, rửa chuồng trại); tiết kiệm 10% thức ăn (do khả năng tiêu hóa hấp thụ của vật nuôi tốt hơn nhờ vào lượng vi sinh vật có lợi từ đệm lót).
Ngọc Vân
Nguồn: Báo Dân Việt
- chăn nuôi li>
- chăn nuôi gia súc li>
- giải pháp chăn nuôi li>
- giải pháp li>
- giải pháp sử dụng nước li> ul>
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
Tin mới nhất
T2,16/12/2024
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Mỗi tháng, Đồng Nai cung cấp ra thị trường gần 60 ngàn tấn thịt các loại
- Tháo gỡ điểm nghẽn trong quy định của Luật tiêu chuẩn, kỹ thuật
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất