[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Phần lớn trại chăn nuôi heo nái sinh sản là trại bố mẹ (Parents – PS). Mục tiêu của trại là sản xuất số heo con cai sữa/nái/năm càng nhiều càng tốt. Tùy quốc gia, trình độ chăn nuôi… mà tiêu chuẩn này dao động 18-31. Các nước Bắc Âu đang dẫn đầu với 31,2 HCCS/nái/năm. Ở Việt Nam, các trại heo công nghiệp lấy 24 làm tiêu chuẩn. Chỉ số này phụ thuộc vào các yếu tố.
1. Yếu tố 1: Giống (gen)
– Trại PS nên chọn nái dòng sinh sản (Landrace, Yorkshire, LY); không nên chọn giống Duroc, Pietrain, Hampshire, heo thịt (LYD, LYDP) làm nái.
– Landrace, Yorkshire thuần có 1 số nhược điểm (2 chân sau yếu, nhạy cảm yếu tố gây stress…), cặp lại Landrace + Yorkshire được ưa chuộng nhất
– Thực tế: năng suất sinh sản GGP < GP < PS
– Chọn giống dựa vào gia phả, khả năng sinh trưởng, phát dục, thành tích sinh sản, ngoại hình (chân, bộ phận sinh dục ngoài, vú, thể hình)
2. Tuổi heo nái
– Thông thường năng suất sinh sản nái rạ (lứa 3-6) > nái tơ (lứa 1-2) & nái già (>7 lứa)
– Cơ cấu đàn: Cần xác định cơ cấu đàn nái: 30% tơ, 40% rạ, 30% già
– Kế hoạch thay thế đàn nái: 15-25% (trại mới), 25-35% (trại cũ), thay thế đồng đều hàng tháng/quý
– VD trại quy mô 60 nái: cần thay 30% x 60 = 18 nái/năm, tỉ lệ chọn 90% thì cần nhập 20 nái hậu bị/năm tương đương 5 nái hậu bị/quý
3. Phương pháp kích thích lên giống
– Heo nhà nuôi nhốt (đặc biệt trong chăn nuôi công nghiệp) ít được vận động ảnh hưởng nhiều đến việc động dục, rụng trứng
– Người chăn nuôi nên áp dụng biện pháp kích thích (flushing) để nái lên giống đúng tuổi, đúng kỳ; trứng chín & rụng tối đa
– Cụ thể:
+ Nái hậu bị (90-100kg thể trọng, 6 tháng tuổi): dùng nọc kích thích (8 hậu bị/nọc), 2-3ngày sau khi hết có biểu hiện động dục lần đầu, 11 ngày sau tăng khẩu phần gấp 2 (hoặc cho ăn tự do 10 ngày sau lên giống lần 2)
+ Nái sinh sản: ngày cai sữa (21-28) nhịn ăn (vẫn cho uống), tiêm vitamin AD3E, đưa về khu nái khô, cho tiếp xúc với heo nọc, khẩu phần tự do (4kg/ngày), sau 2 ngày tiến hành quần (ép): 2 lần/ngày (sáng, chiều), 10-15 phút/lần cho đến khi có biểu hiện lên giống
4. Thời điểm phối giống
– Cần xác định thời điểm phối giống chính xác (không sớm, không muộn) để tinh trùng & trứng có cơ hội gặp nhau nhiều nhất số trứng được thụ tinh tối đa
– Cụ thể:
+ Ngày 2 lần (sáng, chiều): phát hiện nái có biểu hiện động dục, thử nái để xác định “điểm 0” (đứng im, chịu đực, standing heat)
+ Phối giống sau “điểm 0”: 0 giờ (nái tơ), 12 giờ (nái rạ)
5. Số lần phối/đợt
– Các nghiên cứu cho biết: phối 2 liều/đợt tốt hơn rất nhiều so với 1 liều/đợt, phối 3 liều/đợt tốt hơn 2 liều/đợt không nhiều
– Nếu phối 2 liều thì bỏ lần phối thứ 2 trong bảng dưới đây:
Lần phối | 1 | 2 | 3 |
Loại nái | Phối sau “điểm 0” (giờ) | ||
Nái tơ & 1 lứa; nái sau cai sữa 7 ngày mới lên giống | 0 | 12 | 24 |
Nái rạ (lứa 2 trở đi) | 12 | 24 | 36 |
6. Chất lượng tinh và kỹ thuật phối
– Chất lượng liều tinh phụ thuộc vào nhà sản xuất (kỹ thuật pha chế), quá trình vận chuyển, bảo quản & cách sử dụng của nhà chăn nuôi
– Tinh không sử dụng ngay phải được bảo quản ở 16oC, “đảo tinh” để tránh lắng đọng, tránh xóc lắc khi vận chuyển, làm ấm từ từ đến khoảng 35 độ C & kiểm tra bằng kính hiển vi trước phối giống
– Cần kiên trì, nhẫn nại, cẩn thận & thực hiện đầy đủ các thao tác trong quá trình phối giống nhân tạo
7. Số bào thai chết
– Kiểm soát thai chết lưu, khô thai thông qua việc tiêm phòng vacxin và kiểm soát các yếu tố nguy cơ
+ Virus: Parvo, Entero, Adeno, Reo, Giả dại, Dịch tả, PRRS…
+ Vi khuẩn: Xoắn khuẩn, Sẩy thai truyền nhiễm
+ Đơn bào: Eperythrozoon
+ Nấm: Actinomyces…
+ Dinh dưỡng: TĂ chất lượng kém, cho ăn không đúng khẩu phần (thai kỳ, thể trạng)
+ Độc tố: nấm mốc, thuốc trừ sâu…
+ Stress: lạnh, nóng, tiếng ồn…
– Kiểm soát khẩu phần ăn, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn
+ Khẩu phần trung bình (kg/nái/ngày): 2 (1-12 tuần thai kỳ); 2,8 (>12 tuần thai kỳ)
+ Nguyên liệu chọn lọc kỹ đảm bảo hàm lượng độc tố < 30 ppb
+ Hàm lượng xơ phù hợp đảm bảo nái không bị táo bón
8. Tỷ lệ chết loại ở heo con theo mẹ
– Đảm bảo tỷ lệ chết , loại theo mẹ: < 10%
– Nguyên nhân & khắc phục:Chết ngạt: người đỡ đẻ, PGF2α
+ Dị tật (phù thũng não, đầu to, bẹt chân, thừa ngón, sa ruột, dịch hoàn ẩn, không hậu môn), hội chứng run giật, nhẹ cân: di truyền, dinh dưỡng
+ Nái đè, cắn con: người trực, chuồng trại, an thần
+ Ỉa chảy, mất nước: úm, sữa đầu, vệ sinh, cầu trùng, điện giải…
+ Thiếu máu, ngộ độc sắt: tiêm bổ sung sắt đúng liều lượng, đúng kỹ thuật
9. Tỷ lệ chết loại ở heo con giai đoạn cai sữa
– Đảm bảo tỷ lệ chết , loại giai đoạn cai sữa: < 2%
– Nguyên nhân:
+ Sưng mắt, phù đầu (E coli)
+ Co giật, phù nề (Edema)
+ Ỉa chảy, viêm phổi, viêm khớp
+ Đánh nhau
+ Còi cọc…
Heo con theo mẹ
10. Thời gian chờ phối sau cai sữa
– Tiêu chuẩn: 5-7 ngày
– Thực hiện:
+ Sử dụng thức ăn nái nuôi con trong thời gian nuôi con với khẩu phần 5-6 kg/nái/ngày để nái có thể trạng tốt sau cai sữa (giảm trọng < 20%). Nếu nái ăn không hết khẩu phần phải tìm cách.
+ Áp dụng đúng quy trình cai sữa: ngày cai sữa nhịn ăn, tiêm AD3E, đưa về khu nái khô & cho tiếp xúc với heo nọc, khẩu phần tự do (4 kg/nái/ngày), 2 ngày sau tiến hành quần (ép) nái cho đến khi có biểu hiện lên giống
+ Thực hiện đúng quy trình mà sau cai sữa 7 ngày nái vẫn không lên giống thì tiến hành quần (ép) mạnh hơn về động tác, lâu hơn về thời gian
+ Sau 10 ngày nái vẫn không lên giống tiêm huyết thanh ngựa chửa (HTNC – Gonadotropin)
+ Sau khi tiêm HTNC nái vẫn không lên giống thì tiêm Progesterone 0,25mg/lần, 5 lần liên tiếp từ ngày 16-20, ngày 21 tiêm lặp lại HTNC
+ Nếu nái vẫn không lên giống loại thải
11. Lốc (Tẫng)
– Tiêu chuẩn: < 10% số nái được phối
– Các cách phát hiện nái lốc:
+ Kinh nghiệm: chu kỳ (3 tuần), biểu hiện (âm hộ, phản ứng, kém ăn…), quan sát bụng, bầu vú khi nái mang thai được 10 tuần
+ Nọc: huấn luyện nọc phát hiện nái động dục, kiểm tra khi nái yên tĩnh (ngủ)
+ Máy siêu âm: 5, 8, 11 tuần thai kỳ
+ Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm: tìm Prolan B, HCG (Human Chronic Gonadotropin) trong nước tiểu
12. Mang thai giả, không thai
– Nhiễm virus (đặc biệt nhiễm Parvo giai đoạn 30-60 ngày thai kỳ) chết toàn bộ các bào thai
– Thức ăn nhiễm Zearalenone (độc tố nấm mốc ở hạt ngô) 4-10ppm nái sau phối không đậu thai không lên giống lại mang thai giả (tử cung chứa dịch, bầu vú phát triển)
– Chẩn đoán nái có thai sai: phương pháp, thiết bị, kỹ năng
13. Sảy thai
– Tiêu chuẩn: < 1-2% (số nái được phối)
– Nguyên nhân:
+ Nhiễm trùng: Parvo, PRV, PRRS, SFV, SIV, Streptococus, E coli, Erysipelas, Salmonella, Pasteurella, APP, Leptospira, Brucella (sẩy thai không có biểu hiện trước), Trypanosome, Toxoplasmosis, vi nấm (gây sẩy thai rải rác)
+ Ngộ độc: CO (tổ chức tế bào đỏ anh đào), Zearalenone (Toxin F2); [Aflatoxin, Ergot, Vomitoxin, NO2–, NO3– : không gây sẩy thai, chết thai]
+ Stress: lạnh, nóng, cơ học
+ Tiêm phòng (vaccin): Parvo, Giả dại…
+ Kiểm soát & bảo quản thức ăn
+ Tránh stress
– Xử lý:
Sẩy thai <35 ngày thai kỳ: tiêm thuốc bổ (multivitamin, butaphosphan), đưa về khu nái khô cho nghỉ ngơi
Sẩy thai ≥35 ngày thai kỳ: tiêm kháng sinh toàn thân, oxytocin, bổ trợ
Heo sẩy thai
14. Nái sinh sản chết và loại
– Tiêu chuẩn: chết 3-5% ; loại 20-35%
– Nguyên nhân gây chết:
– Xoắn ruột (nằm nhiều)
+ Suy tim: tỉ trọng tim/cơ thể < 3%
+ Viêm thận, bàng quang, tử cung, phổi
– Nguyên nhân loại thải:
+ Lốc 3 lần liên tiếp
+ Sẩy thai 2 lần liên tiếp
+ Viêm tử cung điều trị 2 liệu trình liên tiếp không khỏi
+ 3 lứa liên tiếp không 1 lứa đạt ≥8 con sơ sinh bình thường
+ Bệnh nặng khó điều trị: bỏ ăn lâu ngày, liệt chân, viêm khớp…
15. Thời gian nuôi con
– Tiêu chuẩn: 21-28 ngày
– Không nên cai sữa trước 18 ngày vì hầu hết nái chậm lên giống lại (Prolactin ức chế sự phân tiết FSH & LH, tử cung cần thời gian để hồi phục)
– Cũng không nên cai sữa sau 28 ngày vì sẽ ảnh hưởng đến số lứa đẻ/nái/năm (tuy nhiên heo con phải đạt tối thiểu 5kg thể trọng khi cai sữa để phát triển tốt ở giai đoạn sau)
ThS Nguyễn Văn Minh
Cố vấn chuyên môn Trung tâm Đào tạo và tư vấn KHKT Vet24h
- heo nái li>
- dinh dưỡng cho heo nái li>
- năng suất heo nái li>
- sinh sản của heo nái li>
- năng suất li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất