Bệnh đậu gà do virus Viruela Aviar gây ra chủ yếu trên gà con 2- 5 tuần tuổi nuôi nhốt tập trung.
Bệnh lây lan chủ yếu do côn trùng như ruồi, muỗi và các côn trùng khác, đặc biệt virus đậu gà sống lâu trong cơ thể muỗi và xâm nhập cơ thể gà qua vết muỗi đốt.
Gà bị bệnh đậu thường thể hiện dưới hai dạng, dạng ngoài da (dạng khô), mụn đậu mọc nhiều ở phần da không có lông như mào, mép, quanh mắt, chân… đôi khi cả ở hậu môn và phần da bên trong cánh. Các mụn này lúc đầu sưng tấy, màu hồng nhạt hoặc trắng trong, sau đó khô dần đóng thành vẩy và bong ra. Ở dạng này gà vẫn ăn uống bình thường, nếu chữa khỏi gà lại tiếp tục phát triển.
Dạng niêm mạc (dạng ướt), bắt đầu là miệng, họng, thanh quản viêm. Các vết viêm loang dần phồng lên thành các nốt màu hồng, chuyển dần sang tím sẫm dày lên thành các màng giả trong khoang miệng và họng. Gà thở và ăn uống khó, bỏ ăn, gầy yếu dần và chết. Cũng có khi gà chết đột ngột do mụn đậu che lấp cuống thở.
Nhiều khi gà bị cả hai thể kết hợp, bệnh tiến triển nhanh hơn và chết dễ hơn.
Bệnh đậu gà được phòng bằng chủng vắc xin. Vắc xin phòng bệnh đậu gà được đóng trong lọ kín và luôn luôn được bảo quản ở nhiệt độ thấp.
Kinh nghiệm chọn vắc xin và chủng đậu cho gà: Chọn mua vắc xin đậu gà của những hãng sản xuất thuốc thú y lớn có uy tín, đảm bảo chất lượng. Mua ở những cửa hàng thuốc thú y có đủ điều kiện bảo quản vắc xin đúng tiêu chuẩn kỹ thuật ngành. Lọ vắc xin phải còn nguyên nhãn mác, thời hạn sử dụng, cơ sở sản xuất rõ ràng.
Dùng vắc xin nội với liều gấp 1,5 lần so với hướng dẫn cho hiệu quả phòng bệnh cao. Pha lọ vắc xin liều 200 con với 1ml nước cất hoặc nước đun sôi để nguội chủng cho 150 con là vừa. Dùng kim chủng đậu (loại chuyên dùng) hoặc kim máy khâu, ngòi bút học sinh để chủng.
Cách chủng: Chấm kim vào lọ vắc xin (đã pha) xong đâm xuyên qua màng cánh (nơi không có lông). Tốt nhất là dùng đoạn chỉ khâu dài 2cm luồn qua lỗ kim khâu vá thủ công, nhúng đít kim và đoạn chỉ vào lọ vắc xin, xuyên kim qua màng cánh theo chiều từ trên xuống dưới sao cho vắc xin ngấm vào da qua vết thương không rơi xuống đất là được.
Sau khi chủng đậu 7 ngày phải kiểm tra, nếu có vết đậu mọc là tốt, nếu không thấy phải chủng lại.
NGUYỄN VĂN DUY
Nguồn: NNVN
- bệnh đậu li>
- chủng đậu cho gà con li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất