Dòng sông Zambezi miên man đổ xuống vực ở độ cao 108m tạo thành tấm màn bạc long lanh dưới ánh mặt trời. Thác nước Mosi oa Tunya là trái tim châu Phi hoang dã.
Chúng tôi xuất phát lúc 9g sáng từ trung tâm thành phố Livingstone đến thác nước Victoria bằng xe buýt miễn phí của khách sạn Jollyboys Backpacker. Đoạn đường 7km phẳng lì còn thơm mùi nhựa đường khác hẳn những gì tôi tưởng tượng về những nẻo đường hoang dã của châu Phi.
Sương khói ầm vang
Dòng sông Zambezi đã xuất hiện bên tay trái khi chỉ còn khoảng 2km đến cổng chính vào tham quan. Dòng nước trong trẻo cứ lượn lờ qua những cánh rừng xanh ngắt cùng những gành đá bằng phẳng, như thể chúng vô tư không biết rằng đang chuẩn bị đổ vực để tạo thành thác nước hùng dũng giữa sự hoang dã của châu Phi.
Bác tài xế Ailola quay lại nói người bản địa thích gọi là Mosi oa Tunya hơn là Victoria. Mosi oa Tunya có nghĩa là “Sương khói ầm vang như sấm rền”. Thác được đặt tên lại để vinh danh nữ hoàng Victoria vào năm 1855 khi ông David Livingstone, người Anh, nhìn thấy trong lần đầu tiên đến đây.
Ngay giữa lối ra thác, tượng ông David Livingstone được đặt trang trọng trong khuôn viên xanh tươi bóng mát. Ông là người châu Âu đầu tiên trông thấy thác nước vĩ đại khi đi từ thượng nguồn dòng sông Zambezi. Mọi người nôn nóng chụp hình dù thác nước còn nhìn thấy xa xa.
Cầm lấy bản đồ hướng dẫn miễn phí được phát ở cổng mua vé, tôi men theo các bậc thang được phủ xanh những tán cây rừng để đi dọc chiều dài thác nước. Cứ chừng năm phút, hơi nước từ dưới thác ụn lên tạo thành những đám mây huyễn hoặc mờ ảo trên không trung. Tiếng reo của nước thôi thúc bước chân và tôi cảm thấy không còn mệt mỏi khi leo những bậc thang dốc.
Hai giờ cho một con thác
Màn nước đổ dốc tạo âm thanh réo rắt hòa quyện trong tiếng reo của gió và chúng liên tục tạo nên những trận mưa rào thoáng qua do nước dội vào các gành đá của hai hòn đảo Boaruka và Livingstone phía bên dưới. Tôi thuê cặp áo mưa đôi với giá 1 USD để bước đến cả ba khu vực, mỗi nơi có đặc điểm khác nhau của thác nằm trọn phía bên Zambia.
Thác Victoria nằm trải dài giữa hai quốc gia Zimbabwe và Zambia có độ dài khoảng 1.708m và để tham quan thác nước bên phần đất Zambia cần ít nhất là hai giờ. Điều làm cho tôi cũng như bao du khách lần đầu đến đây là không biết nên tham quan từ phía nào. Tốt hơn hết nên tham quan cả hai phía vậy.
Nếu làm phép so sánh với hai thác nước nổi tiếng nhất hiện nay là Niagara (Canada – Mỹ) và Iguazu (Brazil – Agrentina), Victoria không hề kém cạnh. Victoria hơn hẳn Niagara và Iguazu về độ cao và lưu lượng nước đổ trong mùa mưa cao điểm (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), nhưng kém về độ dài (hơn Niagara) và lượng nước đổ tính trung bình trong một tháng.
Năm 1860, ông Livingstone quay lại thác Victoria cùng nhà tự nhiên học người Anh John Kirk để nghiên cứu. Họ đã chia thác nước làm bốn phần tính từ phía bên Zimbabwe qua đến Zambia: thác ác quỷ, thác chính, thác cầu vồng và thác phía đông.
Những tán cây rừng bám trên vách đá ở thác phía đông mang lại màu xanh mát mắt và dịu êm như tiếng réo của nước trong những ngày hè. Đoàn người vẫn lao về phía trước để tận mắt chứng kiến sự hùng vĩ của thác được đổ nước từ độ cao 900m cho đến 108m ở thác chính và thác cầu vồng.
Chiếc cầu nhỏ bắc qua thác cầu vồng và thác chính dường như quá chật chội cho du khách bởi ai cũng muốn chen chân ngắm nhìn cầu vồng xuất hiện liên tục phía dưới chân. Trên màn nước sóng sánh ánh bạc, những chiếc cầu màu sắc nằm vắt vẻo lên nhau trông như hiện tượng cực quang xảy ra ở Bắc cực vào những ngày hè.
Dù phải bao che máy chụp hình khá vất vả và thỉnh thoảng hứng chịu những cơn mưa như trút, nhưng ai cũng hào hứng trước hiện tượng thiên nhiên kỳ thú không dễ gì nhìn thấy một lần trong đời.
Phía bên kia ngọn thác chính réo nước ầm vang và cuồn cuộn dòng chảy, đoàn khách du lịch với những chiếc áo mưa màu vàng thẫn thờ ngắm và chụp ảnh dòng ác quỷ đang phơi mình trong ngọn nắng hè.
Tôi thoáng nghe Karen, một du khách người Anh, nói với mọi người rằng Victoria cuồn cuộn và mãnh liệt như trái tim còn hoang dã trên những nẻo đường châu Phi.
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Nhân ngày giỗ Tổ, săn gà chín cựa nơi Đất Tổ: 4 triệu đồng/con
- Chiến dịch sử dụng “đội quân gà” diệt châu chấu ở Trung Quốc
- Chó ốm thời 4.0
- Động vật cũng tự tử như con người
- Chú heo biết vẽ tranh phong cách Picasso
- Năm Tuất – những cái nhất của loài chó
- Tròn mắt ngắm cặp chân khủng của “vua gà” Đông Tảo
- Ngắm đàn gà tiền tỷ “đẹp như tranh” dịp Tết Đinh Dậu
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất