Theo xu thế giảm sử dụng kháng sinh như hiện nay, việc sử dụng axit béo tự nhiên đang trở thành mối quan tâm cho việc nâng cao sức khỏe đường ruột.
Trong quá trình cai sữa và khoảng thời gian đầu sau đó, rất nhiều thay đổi diễn ra, môi trường sống và số con trong đàn sẽ ảnh hưởng tới năng suất bầy gia súc. Chậm phát triển sau thời kỳ cai sữa là một hiện tượng rất phổ biến ở heo và dễ dàng thấy hơn khi heo cai sữa sớm. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này chính là do chế độ ăn mới kém và đường ruột heo con còn yếu. Sự phát triển ruột của heo con và duy trì sức khỏe đường ruột suốt quá trình sinh trưởng sẽ bảo đảm sức khỏe cũng như năng suất khi heo trưởng thành.
MCFA là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, đã được sử dụng trong chăn nuôi một thời gian. Nghiên cứu chỉ ra rằng nó có tính kháng khuẩn cũng như đóng một vai trò trong sự phát triển đường ruột và hệ miễn dịch. Các áp lực gần đây trong việc giảm sử dụng kháng sinh trong nông nghiệp thúc đẩy mối quan tâm đến các chất thay thế như là MCFA.
Vậy các chuyên gia dinh dưỡng cần biết sử dụng MCFA như thế nào, tại sao cần sử dụng và khi nào nên thêm vào khẩu phần ăn của heo.
Axit béo chuỗi trung bình (MCFA) là gì?
MCFA là các axit béo được tạo thành từ chuỗi chứa 6 đến 12 Carbon, chúng có thể hình thành chuỗi trung bình triglycerides (MCTs). Chúng cũng có thể có những axit béo không nhánh như ca- proic acid (6), caprylic acid (8), capric acid (10) and lauric acid (12).
Trong thương mại, MCFA được ép từ trái dừa và cây cọ. Sữa dê có hàm lượng 3 thành phần MCFA (chuỗi ngắn hơn) tự nhiên cao. Trong khi đó, sữa ép ra từ các loại hạt chứa hàm lượng MCFA cao đáng kể.
Về mặt tiêu hóa, khi đưa vào cơ thể MCFA sẽ khuếch tán thụ động từ hệ tiêu hóa vào thẳng bên trong hệ tuần hoàn mà không cần phải biến đổi như là axit béo chuỗi dài.
MCFA hoạt động như thế nào?
MCFA sẽ tác động đến môi trường bên trong ruột, bằng cách đó, chúng đã được chứng minh có tác động lên hệ vi khuẩn đường ruột (microbiome). Các nhà vi sinh học đã phát hiện được rằng chúng là tác nhân kháng khuẩn tác động trực tiếp lên vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương.
Khi thử nghiệm với bốn mầm bệnh thường gặp ở heo (Escherichia coli, Streptococcus suis, Salmonella poona và Clostridium perfringens), hàm lượng ức chế tối thiểu của hỗnhợp MCFA là từ 0,1 đến 0,3 phần trăm.
Chúng cung cấp năng lượng cho ruột, cải thiện hình thái của ruột bao gồm cả cải thiện chiều dài lông ruột, điều này đã được quan sát thấy trong các thí nghiệm.
MCFA cũng là nguồn năng lượng cho các lợi khuẩn, do đó tạo một môi trường đường ruột khỏe mạnh và ít mầm bệnh. Ngoài ra, chúng còn có thuộc tính chống lại vi rút, đặc biệt là có tác động lên màng của vi rút.
Nghiên cứu khác chỉ ra rằng chúng có khả năng giảm tính nguy hiểm của một số mầm bệnh nào đó. Điều này có thể là do sự ảnh hưởng miễn dịch gián tiếp hoặc khả năng làm giảm sự lan truyền của vi rút. Những phát hiện này đã dẫn đến ứng dụng của chúng trong các bệnh cụ thể, ví dụ như: Hội chứng rối loạn sau cai sữa (PMWS).
Ứng dụng trong thương mại
Các hỗn hợp của MCFA được bán như một chất phụ gia trong các sản phẩm thức ăn gia súc khác nhau. Các loại thức ăn này có thể chứa cả axit béo chuỗi ngắn (SCFA), như là butyric acid, propionic and formic. Khi trộn axit hữu cơ này với MCFA thì tạo một sự phối hợp giữa hai bên mang lại kết quả tốt hơn.
SCFA sẽ axit hóa môi trường đường ruột và phá vỡ hàng rào vi khuẩn tạo điều kiện cho MCFA vào bên trong. Chúng làm thay đổi pH dẫn đến gây vỡ tế bào. Chúng cũng hạn chế sản sinh lipaza (một loại enzyme vi khuẩn cần để giúp chúng tấn công thành ruột).
MCFA có thể hiện diện ở dạng triglyceride, tuy nhiên cần phải có lipaza để tạo hiệu quả mong muốn. Giống như muối, chúng có thể có vấn đề về tính ngon miệng của thức ăn và khi đó người ta thường bổ sung hương vị vào để khắc phục điều này. MCFA có thể được vi bọc để giúp chúng đi qua tá tràng và được giải phóng trong ruột hồi và ruột già. Các sản phẩm khác được mô tả là ổn định nhưng đã bị hoạt hóa.
Tiến sĩ Suzanne Petersen, giám đốc phát triển kinh doanh cao cấp của PM1 Nutritional Additives cho biết: “Cung cấp MCFAs theo cách này có nghĩa là MCFA sẵn sàng để phản ứng ngay khi cần thiết” Các chất xúc tác ví dụ như enzyme, không cần thiết trong quá trình phản ứng của chúng.”
Lợi ích của MCFA khi sử dụng trên heo
Ở heo con sơ sinh, MCFA liều cao được khuyên dùng vì đây là thời điểm thách thức lớn nhất. Hệ thống miễn dịch của heo con vẫn đang phát triển, và heo con phải tiếp xúc với nhiều nguy cơ gây bệnh từ các loại vi khuẩn khác nhau.
Lợi ích của MCFA ở heo cai sữa đã được chứng minh qua sự tăng trưởng và sự tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Tác động này đặc biệt hiệu quả trong thời gian hệ tiêu hóa heo con chưa ổn định, báo cáo cho thấy ít trường hợp bị tiêu chảy hơn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng MCFA có thể cải thiện sự tiêu hóa protein và chất xơ ở heo con.
Nếu con non bị căng thẳng ở các giai đoạn phát triển ban đầu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Thay đổi chế độ ăn, sự vận động của heo và tái lập đàn có thể làm giảm lượng ăn vào và làm đường ruột yếu đi. Để hỗ trợ sức khỏe đường ruột trong giai đoạn này, MCFA được đưa vào nhằm mục đích tối ưu hóa năng suất của heo.
Cũng có thể đưa MCFA vào khẩu phần ăn ở thời điểm chuẩn bị xuất chuồng, khi lượng ăn vào tăng lên và tranh giành chỗ ăn có thể gây căng thẳng cho chúng. Đối với heo nái, hỗ trợ miễn dịch và sức khoẻ đường ruột có thể có lợi cho con non được sinh ra và tuổi thọ của heo nái trong đàn.
Hàm lượng tối thiêu MCFA cần có để giảm sự phát triển của vi khuẩn | |||
Hàm lượng ức chế tối thiểu (MIC) 50 (%) | Escherichia Streptococcus coli suis | Salmonellapoona | Clostridiumperfringens |
Caprilic and Capric acid (60:40) | 0,3 <0.2 | >1.0 | 0.1 |
Laurie acid | 0,2 0.2 | 0.2 | 0.1 |
MCFAs có tính kháng khuẩn với hầu hết các các vi khuẩn gây bệnh phổ biến trên heo. |
Giảm sử dụng kháng sinh
MCFAs là một trong chất phụ gia đang được sử dụng bởi các nhà sản xuất muốn giảm hoặc loại bỏ kháng sinh trong quá trình sản xuất của họ.
“Mặc dù không thay thế trực tiếp cho kháng sinh nào, nhưng chúng là một công cụ hữu ích, đặc biệt là ở giai đoạn sau cai sữa”, Violet Beatie, nhà nghiên cứu và quản lý kỹ thuật, Devenish Nutrition nói. “MCFA nên được sử dụng cùng với các cải tiến trong quản lý, dinh dưỡng và vệ sinh.”
Khi khả năng Châu Âu cấm sử dụng oxit kẽm ngày càng gần, các sản phẩm có thể giúp ngăn ngừa tiêu chảy sau cai sữa là rất đáng chú ý.
Các nhà khoa học Mỹ đã quyết định so sánh năng suất của heo con nuôi bằng thức ăn chứa MCFA có và không có kháng sinh. Dữ liệu được công bố gần đây cho thấy MCFA cải thiện hiệu suất của lợn được cho ăn thức ăn chứa kháng sinh. Kết quả tương tự về tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn cũng được nhận thấy ở lô không chứa kháng sinh – với mức tiết kiệm là 0,45 đô la (khoảng 11.000 đồng) cho mỗi heo.
Các ứng dụng tương lai
MCFA đã được chứng minh là có lợi ở mức độ hệ vi sinh vật và vật chủ. Do đó, việc sử dụng chúng để hỗ trợ heo trong các giai đoạn stress xứng đáng được đầu tư nghiên cứu sâu hơn.
Như đã đề cập, việc bổ sung MCFA vào khẩu phần không có kháng sinh là có tiềm năng. Tuy nhiên, không phải tất cả các sản phẩm đều giống nhau. Các chuyên gia dinh dưỡng cần đảm bảo rằng MCFA là tinh khiết, ổn định và được xác định rõ ràng.
Có một số lo ngại về tác động tiêu cực tiềm ẩn của MCFA đối với thức ăn chăn nuôi trong một số trường hợp nhất định. Đây là một trong những lý do khiến chúng ta phải xem xét kỹ lưỡng về đặc điểm quy cách sản phẩm thức ăn và mức độ bổ sung MCFA vào trong từng giai đoạn. Trong trường hợp sản phẩm là hỗn hợp của các axit béo, mức độ và tỷ lệ axit béo chuỗi ngắn, trung và dài sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất.
Như với tất cả các chất phụ gia khác trong thức ăn, lợi ích của việc bổ sung phải cao hơn chi phí cho chính nó – vì vậy tiềm năng cải thiện năng suất cần được tính toán. Tuy nhiên, lợi ích của MCFA ngày càng được chấp nhận rộng rãi và có lẽ sẽ có trong khẩu phần ăn cho heo thường xuyên hơn.
Biên dịch: Ecovet Team (theo Feed International)
Nguồn: Ecovet
- chan nuoi heo li>
- thức ăn cho heo li>
- khẩu phần ăn cho heo li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất