Kết hợp sử dụng khẩu phần ăn có hàm lượng protein thấp từ các nguồn protein dễ tiêu hóa và bổ sung một số lợi khuẩn xác định có thể là một phương án hay khi chúng ta phải đối mặt với những hạn chế đang ngày càng gia tăng về việc giảm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi.
Chúng ta biết rằng sự lên men do vi khuẩn xảy ra chủ yếu ở ruột già của heo, cũng như ảnh hướng tất yếu của quá trình này đối với “hệ sinh thái đường ruột”, chủ yếu được xác định bởi lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn không tiêu hóa được và được hấp thu vào ruột non. Tuy nhiên, ảnh hưởng của đạm khẩu phần không tiêu hóa được trong ruột già đến sức khỏe của heo vẫn chưa được biết đến nhiều. Protein không tiêu hóa được này cũng tạo thành một chất nền quan trọng cho quá trình lên men diễn ra trong ruột già của heo. Lượng protein lên men phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là mức protein trong khẩu phần ăn, khả năng tiêu hóa, tương tác với các thành phần khác trong khẩu phần hoặc với các yếu tố ức chế hấp thụ dinh dưỡng, và sự tiết các protein nội sinh trong ống lumen. Có rất nhiều loài vi khuẩn có khả năng lên men các protein không tiêu hoá được ở cuối đường tiêu hóa như Escherichia coli, Klebsiella spp., Campylobacter spp., Streptococcus spp., Clostridium perfringens, Clostridium difficile and Bacteroides fragilis. Sự đa dạng các loại vi khuẩn này giải thích vì sao khẩu phần có hàm lượng protein cao thường liên quan đến chứng rối loạn tiêu hóa và các rối loạn chức năng ruột bao gồm tiêu chảy.
Ngoài ra, các axit béo chuỗi ngắn – cũng được chuyển hóa từ quá trình lên men của carbohydrate – sự lên men protein dẫn đến sự hình thành các axit béo có mạch phân nhánh từ các amino acid phân nhánh. Tuy nhiên, quá trình lên men phân giải protein trong ruột già cũng cũng có khả năng tạo ra các chất chuyển hóa có hại như ammonia và amine xác định (histamine, tyramine, diamines) và polyamine (putrescine, spermine and spermidine), cũng như các hợp chất phenol như cresol, indole và skatole từ aromatic amino acids. Cuối cùng, các amino acid lưu huỳnh và sulfomucins ở biểu mô ruột bị biến đổi thành các chất chuyển hóa có chứa lưu huỳnh như hydrogen sulfide. Sự ảnh hưởng tiêu cực của các chất chuyển hóa này được tạo ra trong suốt quá trình lên men phân giải protein khác nhau.
Ví dụ như, amoniac có thể gây trở ngại cho quá trình chuyển hóa oxi của axit béo chuỗi ngắn bên trong các tế bào biểu mô, dẫn đến thiếu hụt năng lượng trong các tế bào này. Một số amine, chẳng hạn như histamine, dẫn đến viêm ruột và có thể gây tiết clo trong ruột già dẫn tới tiêu chảy. Mặt khác, các hợp chất phenol làm tăng khả năng thẩm thấu của biểu mô và chúng dường như có liên quan đến việc sản sinh các chất chuyển hoá độc hại như nitrophenol và diazoquinone.
Chúng ta cùng xem xét chất hydrogen sulfide, ảnh hưởng của nó phụ thuộc vào nồng độ của nó trong ruột. Khi hợp chất này ở nồng độ cao có thể ảnh hưởng xấu đến sự hô hấp tế bào và làm phá hủy DNA ở mức biểu mô, ngoài ra nó còn kích thích tiết clo.
Nói tóm lại, việc sử dụng sai protein trong khẩu phần ăn không chỉ làm giảm các amino acid có sẵn ở heo trong quá trình phát triển và trao đổi chất của heo mà còn dẫn đến rối loạn tiêu hoá ở đường ruột, sự gia tăng vi khuẩn gây bệnh và gây tổn thương biểu mô góp phần gây nên các bệnh đường ruột.
Chúng ta nên thực hiện hai phương án sau, thứ nhất về mức dinh dưỡng (ví dụ như giảm lượng protein thô trong khẩu phần ăn và bổ sung amino acid) và thứ hai sử dụng kháng sinh, để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các vấn đề xuất phát từ quá trình lên men phân giải protein. Mặc dù ta thấy được mặt tích cực của việc giảm protein trong khẩu phần ăn đã được ghi nhận rõ ràng, các nghiên cứu khoa học gần đây đã cho thấy sẽ có ảnh hưởng xấu khi sử dụng kháng sinh sớm trong khẩu phần ăn có quá trình lên men phân giải protein ở heo. Một ấn phẩm mới được xuất bản gần đây trong tạp chí khoa học Anaerobe, do Zhang et al. (2016) đã nghiên cứu tác động của việc dùng kháng sinh sớm (oxytetracycline, oliquindox và kitasamycin) trong thức ăn lên quần thể vi khuẩn và quá trình lên men phân giải protein bên trong ruột của heo ở hai mức protein khác nhau: mức “bình thường” (20% từ 42 đến 77 ngày và 18% từ 77 đến 120 ngày) và mức thấp (16% từ 42 đến 77 ngày và 14% từ 77 đến 120 ngày).
Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi đã làm giảm đáng kể quần thể lợi khuẩn như lactobacilli, khi dùng trong khoảng thời gian trung bình (77 ngày tuổi) và giảm các loài lơi khuẩn Clostridium (sản sinh butyrate) khi dùng trong thời gian dài (120 ngày tuổi) ở heo cho ăn với mức protein bình thường. Ngoài ra, như đã chỉ ra trong bảng dưới đây, việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn ở giai đoạn đầu sinh trưởng tăng sản sinh một số các chất chuyển hóa nhất định trong quá trình lên men phân giải protein ở các thời kỳ sinh trưởng sau đó, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh về ruột hoặc nhẹ nhất là gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tối ưu của heo.
Bảng 1. Ảnh hưởng của việc sử dụng kháng sinh sớm trong khẩu phần ăn đến quá trình lên men phân giải protein ở các giai đoạn sinh trưởng sau này (Zhang et al., 2016)
Do những hạn chế ngày càng tăng về việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi trên toàn thế giới, chắc chắn chúng ta nên sử dụng các phương pháp chống sự mất cân bằng vi khuẩn từ nguồn cấp dinh dưỡng, điều này có nghĩa là kết hợp sử dụng mức protein thấp trong khẩu phần ăn với nguồn protein dễ tiêu và một số probiotic xác định (như Bacillus licheniformis và Bacillus subtilis ), ngoài ra, việc này còn giúp điều chỉnh vi sinh vật đường ruột, tổng hợp và bài tiết các enzym tiêu hóa làm tăng khả năng tiêu hóa protein có trong khẩu phần ăn.
Biên dịch: Acare VN Team (theo Pig333)
Nguồn: Acare VN
- thức ăn chăn nuôi li>
- tiêu hóa li>
- khẩu phần ăn cho heo li>
- sức khỏe của heo li>
- khẩu phần đạm li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất