Ưu điểm của cá kèo là thịt cá rất sạch, đặt biệt túi mật để lại hương vị không thể nào quên. Đây là món ăn được nhiều bà con ưa thích.
Không ngại ngần với hình dáng cũng như việc làm cá có vẻ công phu do thân cá trơn, nhớt… người phụ nữ đồng bằng từ xưa đã coi cá kèo là một trong những thứ cá quen thuộc trong giỏ xách đi chợ. Từ đó chế biến ra nhiền món ăn như cá kèo kho tiêu, cá kèo chiên giòn, cá kèo kho rau răm, …
Sau này, khi cá kèo trở thành món ăn ưa chuộng và có mặt ở nhiều nhà hàng quán xá, nhất là ở các thành phố lớn thì cá kèo còn được biến tấu thành nhiều món khoái khẩu như cá kèo nướng muối ớt, cá kèo nướng ống tre, cá kèo nướng bơ tỏi, cháo cá kèo, lẩu cá kèo nấu lá giang, lẩu mắm cá kèo…
Đặc biệt, với món cá kèo nướng ống sậy thì có thể nói cái sự ngon mà dân dã đã làm nên danh phận của nó.
Để làm món này, dĩ nhiên phải mất thời gian và công phu hơn vì độ ngon của món ăn còn phụ thuộc vào nguyên liệu quan trọng để chế biến. Đó là cây sậy vốn không phải dễ tìm, đâu cũng có.
Sậy để nướng cá kèo phải chọn sậy non, mập và nhiều nước. Sậy cắt từng đoạn, có đầu rỗng để đưa cá vào. Cá bống kèo chỉ cần rửa sạch, còn sống, ướp gia vị với rượu mùi. Khi nhét vào đuôi cá vẫn còn lòi ra.
Cho lửa than hồng riu riu để cá chín từ từ. Cách nướng trực tiếp này làm cá bống kèo mềm hơn, ngọt hơn, nhất là nước ống sậy tươm ra thấm vị ngọt và mùi thơm đặc trưng của sậy. Khi ống sậy vừa vàng, xẹp xuống nhanh là cá cũng vừa chín nhờ sức nóng của nước ống sậy tiết ra.
Rau thơm, chuối chát là món ăn kèm phổ biến cùng cá. Cá kèo nướng ống sậy không kén thức chấm. Chỉ cần muốt ớt chanh là đủ.
Xé ống sậy ra, hơi nóng từ con cá bốc lên, cho miếng cá vào miệng, sẽ không ai ngờ được sự mềm mại và thơm lừng của cá. Vị ngon của cá bống kèo tập trung ở gan, mật vừa béo vừa nhân nhẫn nhưng hậu rất ngọt. Vị ngọt của cá hòa cùng vị ngọt của sậy, vị cay, mặn chua của muối chanh ớt cho hương vị rất lạ, ngon không chê vào đâu được.
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Nhân ngày giỗ Tổ, săn gà chín cựa nơi Đất Tổ: 4 triệu đồng/con
- Chiến dịch sử dụng “đội quân gà” diệt châu chấu ở Trung Quốc
- Chó ốm thời 4.0
- Động vật cũng tự tử như con người
- Chú heo biết vẽ tranh phong cách Picasso
- Năm Tuất – những cái nhất của loài chó
- Tròn mắt ngắm cặp chân khủng của “vua gà” Đông Tảo
- Ngắm đàn gà tiền tỷ “đẹp như tranh” dịp Tết Đinh Dậu
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất