[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngành chăn nuôi lợn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào bởi sự gia tăng của cáccông nghệ kỹ thuật số trong nông nghiệp, và những sản phẩm nào có thể được thử nghiệm và kiểm tra?
Từ quan điểm công nghệ, nông nghiệp thực sự đã không thay đổi nhiều kể từ cuộc cách mạng công nghiệp. Một số người có thể nói rằng, việc nuôi lợn đã không thay đổi nhiều kể từ lần đầu tiên được khai hóa vào 6,000 năm về trước. Tuy nhiên, rõ ràng những ngành công nghiệp khác đổ vỡ với tốc độ ngày càng nhanh, trong khi ngành chăn nuôi lợn được hỗ trợ hàng tỷ USD từ các nhà đầu tư mạo hiểm.
Công nghệ kỹ thuật số đang trên đà phát triển và cơn gió của sự đổi mới cũng đe dọa đến sự chuyển mình của nền nông nghiệp. Sản xuất lợn hơi sẽ bị ảnh hưởng như thế nào và những công nghệ nào đã sẵn sàng?
Trong hội nghị lãnh đạo PIC vừa qua, tác giả của bài báo này đã phác thảo ra 9 công nghệ kỹ thuật số tiềm năng có thể làm biến đổi chăn nuôi lợn. Các nhà sản xuất và người tiêu dùng thịt lợn có thể được hưởng lợi từ các công nghệ này, những thứ đem lại cơ hội cải tiến quy trình, tăng năng suất và hiệu quả, đồng thời cũng khiến quy trình sản xuất sản phẩm từ động vật an toàn hơn cho cả người cũng như các vật nuôi.
1. TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI)
Nhân dạng khuôn mặt của lợn nghe có vẻ xa vời, nhưng nó đã trở thành hiện thực nhờ vào AI. AI sử dụng các thuật toán bắt chước việc ra quyết định của con người. Thường được sử dụng cùng với các công nghệ phần cứng để thu thập dữ liệu, như robot, cảm biến và thị giác máy. Hệ thống nhận dạng từng con lợn trong chuồng, theo dõi lượng thức ăn và nước uống, chuyển động, v.v., xác định và thậm chí gợi ý chương trình thức ăn lý tưởng dành cho lợn.
Để giải quyết những con lợn nái ì ạch, một số công ty đã thiết kế nhiều công nghệ để cảnh báo các nhà sản xuất hoặc thậm chí nhắc nhở lợn nái di chuyển (SwineTech) để tránh làm nghẹt thở những con lợn con. Một vài công ty khác sử dụng máy thị giác và camera 3 để theo dõi tư thế đuôi lợn, điều có thể chỉ ra được khả năng cắn đuôi tăng như thế nào, từ đó cho phép nhà sản xuất có các động thái phòng ngừa.
2. ROBOT
Robot có thể cải thiện phúc lợi, sự an toàn và sản lượng trong ngành chăn nuôi lợn. Chúng không bao giờ biết mệt mỏi, có thể làm những công việc nặng nhọc xuyên suốt 24/7. Boar Bot được thiết kế để giúp lợn đực kiểm tra những con lợn nái bằng nhiệt độ. Các phương tiện robot làm sạch cải thiện điều kiện sống và giải quyết mối quan tâm về môi trường và xã hội như giảm mùi hôi, khí thải và phúc lợi động vật, vệ sinh trở nên tốt hơn. Từ quan điểm chế biến, robot có thể mang lại an toàn đáng kể bằng cách thay thế những công đoạn nguy hiểm trong chế biến và đóng gói thịt. Đồng thời việc sử dụng AI để cắt thịt theo cách hiệu quả nhất cũng làm tăng lợi nhuận.
3. CẢM BIẾN
Các cảm biến tương tự như “Fibits” ở dạng thiết bị đeo đang tạo ra rất nhiều sự quan tâm trong ngành chăn nuôi lợn. Chúng có thể cung cấp một trong những mảnh ghép chính của câu đố thu thập dữ liệu, cho phép nông dân theo dõi những con vật trên nền tảng riêng lẻ và theo dõi sức khỏe trong thời gian thực. Các cảm biến có thể cảnh báo người nông dân về các vấn đề bệnh tật, chu kì nhiệt độ, thức ăn và nước uống, bất cứ yếu tố nào là quan trọng đối với năng suất. Ngoài thiết bị đeo, cảm biết cố định có thể ghi lại mức amoniac, bụi, độ ẩm và nhiệt độ.
3. IN 3D
Mặc dù tiến độ có phần chậm hơn so với một số công nghệ khác, in 3D vẫn mang lại cơ hội cho người nông dân in các bộ phận hoặc mảnh máy móc hay thiết bị, cho phép nhà sản xuất tiết kiệm thời gian bị mất khi chờ giao hàng hay sửa chữa. Công nghệ này có thể đặc biệt có lợi ở khu vực nông thôn. In 3D một số loại thức ăn như pizza hay sô cô la chính là ví dụ thực tiễn nhất.
5. MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI
Máy bay không người lái rất có lợi trong nhiều ứng dụng nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất cây trồng, nhưng hiện tại có rất ít cơ hội sử dụng chúng vào trong ngành chăn nuôi lợn. Những trường hợp hữu dụng là với các hệ thống chăn nuôi lợn ngoài trời, máy bay không người lái có khả năng kiểm tra đàn và tình trạng di chuyển vị trí cũng như sức khỏe của chúng.
6. THỰC TẾ ẢO (VR)
Một số công ty và tổ chức (ví dụ như McDonalds, Hội đồng thịt lợn Bắc Carolia) đã sử dụng VR để cung cấp cho người tiêu dùng các tour du lịch ảo từ những nhà sản xuất thịt lợn của họ. Từ những lĩnh vực như thu hoạch hạt đến việc đưa người tham quan vào trong những trang trại lợn hoặc kho thành phẩm. VR cũng có thể được sử dụng cho giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất thuốc thú y và các điều kiện sản xuất khác.
7. THỰC TẾ MỞ RỘNG (AR)
AR có thể thêm thông tin vào những gì người quan sát có thể nhìn thấy bằng mắt thường và có thể sử dụng quang phổ ánh sáng mà mắt người không thể thấy được. Các ví dụ dễ thấy nhất trong việc sử dụng AR bao gồm nâng cao việc ra quyết định của công nhân sản xuất, sửa chữa máy hoặc chứng nhận và kiểm tra trong quá trình kiểm toán. Đồng minh với AI, các lỗi có thể được phát hiện ra nhanh hơn, giảm nguy cơ và xử lý trước khi chúng trở nên nguy hiểm. Trong nhà máy chế biến, AR đưa ra cơ hội nhìn thấy các mối lo ngại tiềm ẩn về bệnh tật do thực phẩm gây nên, như vi khuẩn trong thức ăn và tránh sự lo ngại về thức ăn.
8. BLOCKCHAIN
Thường được nhắc tới nhưng hiếm khi được hiểu rõ, blockchain là một hệ thống tài liệu trực tuyến cho phép người dùng giữ các bản ghi giao dịch một cách tự tin. Công nghệ blockchain đóng vai trò như là một cuốn sổ cái cho tất cả các giao dịch và duy trì tính bảo mật cho toàn bộ những người tham gia giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó.
Một định nghĩa đơn giản và ngày càng rõ ràng hơn với những người trong chuỗi cung ứng thực phẩm và nông nghiệp mà blockchain cho phép: truy xuất nguồn gốc tốt hơn, tăng an toànthực phẩm, cải thiện hệ thống thanh toán, giảm chi phí sản xuất và hậu cần, đem lại cơ hội cho các dự án mới và tăng trưởng kinh doanh. Không có gì lạ khi Walmart và IBM đã sử dụng blockchain cho thịt lợn và các sản phẩm khác ở Trung Quốc.
9. INTERNET VẠN VẬT (IOT)
Tất cả mọi người những ngày này đều đang nói về tính chính xác trong ngành nông nghiệp. Chúng ta không bao giờ có thể đạt được điều đó nếu không có IOT. Đó là công nghệ kết nối tất cả mọi thứ, cho phép robot, cảm biến truyền dữ liệu và máy móc cảnh báo người nông dân nếu như có sự cố. Trong khi đó phần lớn chăn nuôi lợn vẫn còn ở nông thôn, nơi vẫn còn vật lộn với những công nghệ này. May mắn thay, các chương trình như dự án ALL-SMART-PIGS do EU tài trợ đang được chuẩn bị sử dụng IOT để kết nối ngành chăn nuôi lợn.
Trên đây là 9 công nghệ kỹ thuật số có tiềm năng lớn nhất ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn năm 2019. Công nghệ cho phép các nhà sản xuất thịt lợn giải quyết các khuynh hướng lên tới hàng triệu như: dân số toàn cầu ngày càng tăng cùng với tầng lớp trung lưu cũng ngày càng nhiều thêm, nhu cầu liên tục về thịt lợn, một loại protein lành mạnh, nhu cầu từ người tiêu dùng cho thực phẩm an toàn và nhu cầu chứng minh cho các hoạt động phúc lợi động vật đã được phê chuẩn. Các nhà sản xuất phải xem xét làm thế nào, để những công nghệ này có thể phục vụ tốt nhất cho họ và nên áp dụng thế nào để tăng hiệu quả và lợi nhuận. Vì đây cũng chính là tương lai mà ngành chăn nuôi lợn đang hướng tới.
T.H
Nguồn dịch: http://www.thepigsite.com/articles/5483/9-for-19-
digital-technology-for-the-pig-industry/
- ngành chăn nuôi lợn li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất