Kiểm soát kháng kháng sinh trong chăn nuôi bằng các xét nghiệm chẩn đoán - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Kiểm soát kháng kháng sinh trong chăn nuôi bằng các xét nghiệm chẩn đoán

    Sử dụng kháng sinh phổ rộng trong điều trị và phòng bệnh trước giờ vẫn đang là việc làm phổ biến. Nhưng hiện nay, việc chẩn đoán nhanh bằng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm đang được ưu tiên. Việc này giúp các trang trại sử dụng kháng sinh chuẩn xác hơn, đúng mục đích hơn.

     

    “Thực tế đã chứng minh rằng một phần của hiện tượng kháng kháng sinh hiện nay là do việc sử dụng kháng sinh một cách vô tội vạ trong chăn nuôi”, Martin Guillet – người đại diện mảng nông nghiệp toàn cầu tại tập đoàn Thermo Fisher Scientific (tập đoàn về lĩnh vực công nghệ sinh học đa quốc gia tại Mỹ) cho biết.

     

    “Khi người tiêu dùng ngày càng nhận thức được vấn đề, các biện pháp tăng cường giám sát việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi sẽ được đưa vào thực tiễn. Các bác sỹ thú y sẽ phải cẩn thận hơn nữa trong việc ngăn chặn hiện tượng kháng kháng sinh thậm chí tiến tới việc đưa ra các giải pháp thay thế kháng sinh trong chăn nuôi”, ông cho biết thêm.

     

    Tác động của kháng sinh

     

    Trong những năm gần đây, việc lạm dụng kháng sinh hoạt phổ rộng trong chăn nuôi đã tạo ra nhiều hệ lụy và gián tiếp gây áp lực lên ngành chăn nuôi, Guillet nói. Kết quả là hàng loạt các quy định mạnh mẽ hơn về các dòng kháng sinh được sử dụng ra đời nhằm đảm bảo tác dụng kiểm soát nhiễm trùng hoặc chữa bệnh của kháng sinh.

     

    “Kháng kháng sinh làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi”, ông cho biết thêm. “Đây là một trong những tác động xấu chủ yếu của kháng kháng sinh – giảm hiệu quả điều trị trên vật nuôi bị bệnh – vì một đàn vật nuôi khỏe mạnh là chìa khóa của lợi nhuận trong chăn nuôi.”

     

    Thông qua một quá trình phức tạp được gọi là đề kháng, kháng kháng sinh có thể truyền từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác. Nếu vi khuẩn kháng thuốc lây nhiễm cho một người bất kỳ, thuốc kháng sinh đó sẽ không còn tác dụng với người đó khi họ ốm nữa. Khi đó, một bệnh nhiễm trùng phổ biến, cơ bản cũng có thể trở thành nguy hiểm nếu không thể tiêu diệt được vi khuẩn gây nhiễm trùng đó.

     

    “Là một thành viên trong ngành công nghiệp chăn nuôi, chúng tôi có một phần trách nhiệm giúp người tiêu dùng sử dụng thuốc kháng sinh một cách cẩn thận”, Guillet lưu ý.

    Kiểm soát kháng kháng sinh trong chăn nuôi bằng các xét nghiệm chẩn đoán

    Xét nghiệm chẩn đoán trong phòng thí nghiệm là một sự đầu tư thông minh

     

    Vai trò của chẩn đoán trong việc hạn chế hiện tượng kháng kháng sinh

     

    Chẩn đoán đóng một vai trò vô cùng to lớn trong việc hạn chế hiện tượng kháng kháng sinh nhưng chỉ đơn giản bằng cách xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh. Nhiều bệnh do virus và vi khuẩn có triệu chứng rất giống nhau nhưng kháng sinh lại chỉ có thể tiêu diệt được vi khuẩn chứ không diệt được virus.

     

    “Những năm gần đây việc sử dụng kháng sinh hoạt phổ rộng để điều trị khi một con vật bị bệnh hay để phòng bệnh cho một nhóm vật nuôi ngày càng trở nên phổ biến”, ông giải thích. “Một xét nghiệm để xác định vi khuẩn gây bệnh cụ thể và thông tin chính xác về loại kháng sinh có thể diệt được vi khuẩn đó, sử dụng kháng sinh một cách thận trọng căn cứ vào 2 thông tin trên là cơ sở và nền tảng duy nhất để giúp ngành công nghiệp chăn nuôi quản lý tốt hiện tượng kháng kháng sinh”.

     

    Theo đó, công nghệ chẩn đoán cũng cần được cải tiến nhằm cung cấp các thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

     

    “Từ trước đến nay, việc chẩn đoán bằng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm thường bằng cách nuôi cấy mầm bệnh trong đĩa Petri nên mất rất nhiều ngày mới có kết quả”, hiệu quả điều trị vì thế thường không cao hay nói cách khác người ta không thể đợi được đến khi có kết quả mới quyết định chọn loại kháng sinh nào (vì khi đó vật nuôi đã bị mầm bệnh gây tổn thương nặng thậm chí đã chết nên không thể để điều trị được nữa) nên đa phần người ta lựa chọn kháng sinh hoạt phổ rộng cho chắc ăn.

     

    Ngày nay, sự phát triển của kỹ thuật ELISA và xét nghiệm phân tử trên các loại mẫu khác nhau – dùng tăm bông, khăn giấy có nước bọt hoặc mẫu máu – có thể giúp cung cấp kết quả chỉ trong 1 ngày. Không chỉ có công nghệ, khoa học mà cả nhận thức của người dân cũng như trình độ giáo dục được nâng cao hơn rất nhiều.

     

    “Cho đến gần đây, việc chẩn đoán bằng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm đang ngày càng được các chủ trang trại chú trọng và coi như một khoản chi phí cần thiết” Guillet cho biết thêm. “Ngành chăn nuôi đang chứng kiến một sự thay đổi trong nhận thức về việc “xét nghiệm chẩn đoán là một sự đầu tư thông minh”. Thay đổi này không chỉ giúp hạn chế việc sử dụng kháng sinh hay sử dụng một cách thận trọng hơn mà chắc chắn sẽ tác động tích cực lên toàn bộ hệ giá trị từ vật nuôi đến cả con người”.

     

    Hiện trạng việc sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán trong ngành công nghiệp chăn nuôi

     

    Ở một số nước, người ta quy định phải có kết quả xét nghiệm xem cụ thể nguyên nhân gây bệnh là gì mới cho phép sử dụng kháng sinh phù hợp.

     

    “Hiện tượng viêm vú trong chăn nuôi gia súc là một ví dụ: một số nước châu Âu yêu cầu phải có kết quả xét nghiệm xác định được chính xác mầm bệnh”, ông nói. Ông cũng dự đoán kiểu quy định: “không được phép sử dụng kháng sinh cho đến khi có kết quả xét nghiệm cụ thể” sớm muộn sẽ trở thành tiêu chuẩn được áp dụng trên toàn cầu.

     

    “Người tiêu dùng sẽ tiếp tục nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về việc nâng cao chất lượng thực phẩm”, ông cho biết thêm. “Chúng tôi đã thấy điều đó ở một số quốc gia – nơi mà người tiêu dùng đang thay đổi thói quen ăn uống của họ vì sự sợ hãi việc sẽ xuất hiện thêm các mầm bệnh mới hay dư lượng kháng sinh trong thức ăn. Áp lực từ người tiêu dùng đã có tác động tích cực lên ngành công nghiệp chăn nuôi”.

     

    Kết luận

     

    Vẫn biết vai trò then chốt của xét nghiệm chẩn đoán lên việc kiểm soát kháng kháng sinh nhưng để áp dụng triệt để chúng trong thực tế thì quả là một thách thức to lớn.

     

    Dù thế thì đây rõ ràng là một cơ hội cho toàn bộ chuỗi giá trị “từ trang trại đến bàn ăn” để có thể cung ứng đủ lượng lương thực cho dân số ngày càng tăng của thế giới đồng thời giảm thiểu tối đa các mối đe dọa tiềm năng từ kháng kháng sinh và các bệnh truyền lây từ động vật sang người.

     

    Tóm lại, nếu muốn kiểm soát tốt hiện tượng kháng kháng sinh thì phải sử dụng kháng sinh cực kỳ hợp lý bằng cách xét nghiệm và tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh trước khi điều trị. Việc làm này không chỉ giúp ích trong điều trị, chăn nuôi mà quan trọng hơn, nó giúp người nông dân có thể sản xuất ra những thực phẩm sạch hơn, chất lượng hơn, từ đó giảm thiểu tối đa nguy cơ bệnh tật cho con người từ thực phẩm.

     

    Biên dịch: VietDVM team (theo wattagnet)

    Nguồn: VietDVM

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.