Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm trên heo - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm trên heo

    Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE) là một bệnh virut phổ biến ở ruột non gây nôn ói và tiêu chảy trên heo ở mọi lứa tuổi.

     

    Nguyên nhân

     

    Coronavirus xâm nhiễm và phá hủy các tế bào biểu mô nhung mao của không tràng và hồi tràng, dẫn đến tổn thương và teo nhung mao nghiêm trọng, gây kém hấp thu, tiêu chảy thẩm thấu và mất nước. Thời gian ủ bệnh khoảng 18 giờ. Sự nhiễm trùng lây lan nhanh chóng bởi khí dung hoặc do tiếp xúc. Sự bùng dịch nghiêm trọng thường xảy ra phổ biến vào mùa đông vì virut sống sót tốt hơn ở nhiệt độ lạnh.

    Triệu chứng lâm sàng

     

    Ở những đàn không có miễn dịch, nôn ói thường là triệu chứng đầu tiên, sau đó là tiêu chảy nhiều nước, mất nước và khát nước quá mức. Phân của heo con theo mẹ thường chứa sữa đông không tiêu. Tỷ lệ chết gần 100% ở heo con dưới 1 tuần tuổi, trong khi heo trên 1 tháng tuổi hiếm khi chết. Heo nái mang thai thỉnh thoảng bị sảy thai, heo nái nuôi con thì thường nôn ói, tiêu chảy và mất sữa. Trên heo con theo mẹ sống sót, tiêu chảy vẫn tiếp tục trong khoảng 5 ngày, nhưng heo lớn hơn có thể bị tiêu chảy trong thời gian ngắn hơn.

     

    Trong các đàn quy mô lớn bị nhiễm TGE, các triệu chứng lâm sàng có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào mức độ miễn dịch và cường độ phơi nhiễm. Khả năng miễn dịch nhờ kháng thể trong sữa mẹ thường chỉ đủ để bảo vệ heo con trong 4-5 ngày tuổi. Khi hàm lượng kháng thể trong sữa giảm, heo con có thể bị nhiễm trùng và bị bệnh. Tùy thuộc vào mức độ miễn dịch và phơi nhiễm mà tiêu chảy có thể nhẹ ở một số lứa nhưng nặng ở các lứa khác. Nếu miễn dịch thụ động đủ để bảo vệ heo trong suốt thời kỳ theo mẹ thì tiêu chảy thường xảy ra trong vài ngày đầu sau cai sữa.

     

    Bệnh tích:

     

    Heo con chết bởi TGE bị mất nước nghiêm trọng, phân lỏng dính vào da. Dạ dày thường chứa sữa đông chưa tiêu nhưng cũng có thể trống rỗng. Ruột non có thành mỏng và toàn bộ ruột chứa chất dịch lỏng màu xanh lá nhạt hoặc màu vàng và sữa không tiêu vón cục. Heo lớn hơn có một vài bệnh tích đáng chú ý, đặc biệt là kết tràng chứa chất lỏng chứ không phải phân. Teo nhung mao có thể nhìn thấy bằng cách kiểm tra nhiêm mạch ruột non bằng kính lúp.

     

    Chẩn đoán:

     

    Các dấu hiệu lâm sàng trong bệnh TGE thường chỉ giúp để chẩn đoán ban đầu. Ở dạng bệnh nhẹ, để chẩn đoán cần có các kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Để chẩn đoán chính xác hơn cần tiến hành các xét nghiệm mô học và miễn dịch huỳnh quang của ruột non để kiểm tra các bệnh tích điển hình và sự hiện diện của kháng nguyên virut. Trong một số đợt dịch, bệnh viêm não do virut Porcine Hemagglutinating Encephalomyelitis cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự.

     

    Điều trị và kiểm soát:

     

    Không có cách điều trị đặc hiệu. Biện pháp hữu ích là tăng nhiệt độ chuồng nuôi để giảm tối thiểu mất nhiệt cơ thể và bổ sung điện giải để chống mất nước. Sử dụng globulin miễn dịch đã được báo cáo là có mang lại lợi ích. Cai sữa trễ hơn đối với các heo con đang ăn thức ăn tập ăn có thể làm giảm tỷ lệ chết.

     

    Miễn dịch bảo vệ phụ thuộc vào sự hiện diện của kháng thể trong ruột non. Miễn dịch thụ động của heo con được cung cấp từ sữa mẹ. Miễn dịch chủ động phát triển sau khi niêm mạc ruột bị tiếp xúc với virut TGE độc lực. Sự nhiễm trùng của ruột bởi virut độc lực tạo ra miễn dịch bảo vệ kéo dài 16-18 tháng do đáp ứng tiết IgA. Tiêm phòng vaccine cho heo nái đã có miễn dịch tự nhiên giúp tăng cường khả năng miễn dịch đủ để bảo vệ heo sơ sinh và đặc biệt hữu ích trong những đàn bị nhiễm bệnh cuối cùng. Tiêm vaccine cho đàn heo không nhiễm TGE có thể không có lợi về mặt kinh tế vì vaccine không tạo miễn dịch hoàn toàn.

     

    Gây nhiễm có kế hạch đối với các heo nái mang thai ít nhất 2-4 tuần trước khi đẻ trong những đàn bị nhiễm virut độc lực thường giúp cung cấp khả năng miễn dịch đầy đủ. Phương pháp này có thể được thực hiện bằng cách trộn ruột và phân bị nhiễm virut TGE vào khẩu phần heo nái mang thai. Do các mối nguy có thể xảy ra khi thực hiện, nên chỉ thực hiện phương pháp này khi việc bùng phát dịch TGE ở chuồng đẻ là điều dường như không thể tránh khỏi. Các vật liệu gây nhiễm chỉ nên được sử dụng trong cùng một đàn mà chúng được thu thập, và càng không chứa các mầm bệnh khác càng tốt. Virut TGE có thể bị loại bỏ bằng cách tối đa khả năng miễn dịch với việc gây nhiễm có kế hoạch đối với đàn nái; cùng với các biện pháp quản lý “all-in/all-out’ đối với chuồng đẻ, chuồng cai sữa, và các chuồng heo lứa-thịt; và thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh.

     

    Do virut TGE rất dễ truyền lây thông qua con người, động vật, và fomite (đồ vật truyền bệnh), do đó cần phải đặc biệt cẩn thận để ngăn ngừa lây lan sang các nhóm heo không phơi nhiễm và sang các đàn lân cận.

     

    Biên dịch: Ecovet team ( theo Merck Manual )

    Nguồn:  Ecovet

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.