Rươi có thể chế biến thành nhiều món như canh rươi, mắm rươi, lẩu rươi nhưng, độc đáo, cầu kỳ và được sự chú ý của nhiều người phải kể tới món rươi vần niêu đất ở huyện Tứ Kỳ- Hải Dương!
Trứ danh con rươi Tứ Kỳ – Hải Dương
Theo dân gian, rươi là con giun đất, thân có nhiều lông tơ nhỏ, sinh theo mùa, ở vùng nước lợ, xuất hiện nhiều vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 hàng năm, mà hiện nay người dân ở đây vẫn còn lưu truyền câu thơ “Bao giờ cho đến tháng mười, bát cơm thì trắng bát rươi thì đầy”. Ở Hải Dương, rươi thường xuất hiện nhiều Thanh Hà, Ninh Giang, Kinh Môn, đặc biệt, những đàn rươi ở xã An Thanh – huyện Tứ Kỳ vẫn nổi tiếng nhất bởi chất lượng thơm ngon hiếm thấy. Đây là khu vực tiếp giáp của những con sông; khi thủy triều dâng lên mạnh, ngập những bãi bồi trước đó tạo thành vùng nước lợ, môi trường để rươi xuất hiện. Khi mà đất trời vần vũ, chuẩn bị cho những cơn mưa, thì tại những bãi triều ngập chìm dưới dòng nước phù sa mát lành, rươi sẽ xuất hiện, lũ lượt từng đàn.
Nhìn thời tiết và tính theo con nước thuỷ triều, người dân địa phương sẽ chuẩn bị các đồ nghề để đi vớt rươi. Bởi nếu không nhanh tay, trận mưa tiếp theo sau đó sẽ làm cho lũ rươi biến mất mà theo dân gian, đó là trận mưa “lấp lỗ rươi”.
Con rươi Tứ Kỳ Hải Dương
Tại những bãi bồi ngập nước phù sa mà người ta gọi là “ruộng rươi” không hiểu từ đâu những con vật bé nhỏ thân giống con giun nhưng lại có chân như rết cứ đùn đùn từ lòng đất nổi lên mặt nước. Khi lên tới mặt nước, rươi tự đứt thành từng đoạn và điều lạ là mỗi đoạn ấy lại thành một con, có đầy đủ đầu, mắt. Rươi thường đi từng đàn, dạt theo dòng chảy của nước. Người đi vớt rươi, nếu có kinh nghiệm sẽ đón ở những đầu con sóng nhẹ, nhẹ nhàng với những vợt làm bằng vải, lưới, hoặc rổ rá rồi cho rươi vào những đồ chuẩn bị sẵn để chứa. Những động tác ấy phải nhẹ nhàng kẻo nếu mạnh tay rươi sẽ vỡ hết dẫn đến tốn công vô ích.
Rươi ngon là mớ rươi có thân hình mập, màu hồng, bò khỏe. Kinh nghiệm cho những người dân vùng rươi thấy rằng, những con rươi ấy mới già, béo và nhiều bột. Còn những con có màu xanh, thân nhỏ và gầy là rươi non, khi đánh sẽ ít tan và ít bột, chế biến kiểu gì cũng không thể ngon bằng mớ rươi già. Để có những món ngon làm từ rươi, nhất thiết phải chọn được mớ rươi già, còn tươi thì đồ ăn mới đảm bảo độ ngon từ món sản vật này.
Chị Phạm Thị Nguyệt, thôn An Lao, xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ,, trước kia rươi nổi theo mùa nhưng hiện nay, với cách bảo quản đông lạnh thì rươi ăn được quanh năm. Sau khi vớt về thì rươi để trong nước đá. Rươi đã đi khắp đất nước, được thương lái Trung Quốc thu mua rất nhiều. Và giá rươi dao động từ 350, 400, hoặc lên tới 600-700.000 đồng/kg, mang lại giá trị kinh tế cao.
Rươi vần niêu đất: Món quà ngày Tết độc đáo!
Rươi có thể chế biến được nhiều món như chả rươi, rươi nấu măng, rươi rán, lẩu rươi… và ngon, cầu kỳ nhất phải kể đến món rươi vần niêu đất.
Cũng theo chị Phạm Thị Nguyệt, dể làm món rươi vần cần có măng, gừng, hành tươi, rau dăm, lá lốt, vỏ quýt cho vào cho thơm. Thái hành, có nơi người ta xay rươi nhuyễn rồi băm hành lá vào, quấy lên, đánh tan….Đây hầu hết là những nguyên liệu ở quê sẵn có.
Những nguyên liệu để làm món rươi vần
Khi rươi đã nấu sôi liền được bắc ra khỏi bếp, nồi đất sẽ được đặt vào vòng tròn rơm, sau đó tiếp tục châm cho rơm cháy âm ỉ, cùng lúc đó người nấu sẽ phủ lớp tro bếp lên mặt nồi ủ cho toàn bộ món rươi vần bên trong nồi được chín từ từ và phải 5 tiếng để có thể cho ra niêu rươi vừa bùi vừa béo, không còn vị tanh của con rươi, có mùi thơm đặc trưng của vỏ quýt và các gia vị khác.
Thời gian gần đây món ăn độc đáo này đã quay trở lại như một đặc sản của đất Tứ Kỳ sau một thời gian bị mai một bởi sự cầu kỳ và đòi hỏi nhiều thời gian trong khâu chế biến.
Theo như anh Kenvi Anh Tú một Việt kiều Đức cho biết: anh đã ăn rươi kho niêu đất 1 lần khi về Việt Nam và cảm thấy rất tuyệt vời. Vì thế những khi vào mùa rươi anh có đặt cho bằng được mấy niêu để ăn và mời bạn bè thưởng thức và ai cũng rất thích thú với món ăn này.
Chị Lan tại Cầu Giấy – Hà Nội cũng chia sẻ: chị đã ăn món rươi vần niêu đất đất nhiều lần và không hề chán với món ăn này. Năm nào cũng vậy, đến mùa rươi là chị mua đến mấy niêu về ăn. Hai cô con gái biếng ăn của chị cũng ăn được nhiều cơm hơn khi có món ăn này. Niêu kho rươi đắt đỏ nhưng hoàn toàn xứng đáng với hương vị thơm ngon của nó.
Món rươi vần niêu đất
Thời gian gần đây món ăn độc đáo này đã quay trở lại như một đặc sản của đất Tứ Kỳ sau một thời gian bị mai một bởi sự cầu kỳ và đòi hỏi nhiều thời gian trong khâu chế biến. Anh Nguyễn Bá Toàn – Toàn Cá kho, GĐ công ty Dasavina cho biết, rươi vần không chỉ là món ăn độc đáo mà còn chứa nhiều dinh dưỡng, theo Đông y có thể chế cảm mạo, tăng cường sức khỏe sinh lực…
Tâm huyết với ẩm thực truyền thống của quê hương Hải Dương, anh Toàn cũng quyết tâm giới thiệu con rươi truyền thống của Tứ Kỳ – HD ra cả nước cũng như quốc tế. bằng món rươi vần niêu đất. Anh cho rằng nếu như ngày Tết, mọi người đều quen thuộc với bánh chưng, dưa hành thì món rươi vần niêu đất sẽ là món ăn thay đổi hương vị và tăng phần nồng ấm trong gia đình. Để làm món rươi vần ngon rất phức tạp và mất nhiều thời gian, thấu hiểu những khó khăn đó nên công ty của anh đã chế biến theo đơn đặt hàng, chỉ cần gọi điện trước 1 ngày đối với các thực khách ở Hà Nội và 2 ngày ở nơi khác là có thể thưởng thức món rươi vần cổ truyền.
“Tôi cũng mong muốn giúp người nông dân có thêm việc làm, thu nhập và nâng cao giá trị con rươi trên chính mảnh đất Tứ Kỳ, HD”, anh Toàn chia sẻ thêm. /
P.V
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
- Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt đỏ từ Australia
- New Zealand xác nhận lần đầu xuất hiện cúm gia cầm H7N6
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Top 10 Công ty Thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2024
- Hành trình 10 năm Hanofeed và 25 năm Phavico: Kiến tạo giá trị, vững bước tương lai
- BIOTESTLAB – Công ty sản xuất thuốc thú y Ukraine đạt tiêu chuẩn Châu Âu
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất