1. ĐỘNG THÁI PROGESTERONE TRONG BỆNH BUỒNG TRỨNG
Cơ chế hoạt động của hệ sinh sản bò cái được kiểm soát bởi hệ trục vùng dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng – tử cung thông qua sự điều phối lẫn nhau của các hormone sinh sản cơ bản như Progesterone (P4), Gonadotropin (GnRH), luteinizing hormone (LH), follicle stimulating hormone (FSH), estradiol và inhibin. Một khi cơ chế này bị phá vỡ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động buồng trứng, làm giảm hiệu quả sinh sản của bò cái (Hình 1).
Mỗi chu kỳ động dục sinh lý của bò kéo dài trong khoảng 21 ngày (dao động từ 18 đến 24 ngày). Động thái của các hormone thay đổi theo bốn giai đoạn khác nhau của chu kỳ động dục bao gồm giai đoạn trước động dục, động dục, sau động dục và giai đoạn nghỉ ngơi. Trong đó, thời điểm đạt ngưỡng nồng độ cao nhất của P4 sinh lý bình thường là vào giai đoạn nghỉ ngơi bởi sự hình thành của thể vàng trên buồng trứng; ở giai đoạn này, nồng độ P4 huyết thanh ở bò sữa luôn duy trì trên mức cơ bản (1 ng/ml), tác động ngược ức chế sự tiết GnRH, FSH, LH của vùng dưới đồi và tuyến yên khiến bò không xuất hiện các biểu hiện động dục, nồng độ P4 cũng duy trì ở mức cao trong suốt thời gian mang thai của bò. Vì vậy, hormone P4 được coi là tiêu chuẩn vàng để đánh giá khả năng hoạt động của buồng trứng cũng như sự mang thai trên đàn bò (Hình 2).
Tuy nhiên, nồng độ P4 huyết thanh trong một chu kỳ động dục giữa các bò có sự khác nhau. Nhưng nếu sự chênh lệch về động thái quá lớn so với mức cơ bản (1 ng/ml) có thể dẫn đến hiện tượng rối loại hoạt động buồng trứng bò hay còn gọi là bệnh buồng trứng.
Hình 1. Cơ chế tiết hormone trong chu kỳ động dục ở bò
Hình 2. Động thái progesterone ở bò có chu kỳ động dục sinh lý bình thường
Hình 3. Động thái hormone progesterone ở bò mắc bệnh thể vàng tồn lưu
Đối với nền chăn nuôi bò sữa, đảm bảo sức khỏe sinh sản đàn bò là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Nhưng bò càng cao sản thì tỷ lệ mắc bệnh buồng trứng càng lớn. Thực tế cho thấy, bò sữa thường phải đối mặt với ba bệnh là 1) bệnh thể vàng tồn lưu, 2) bệnh u nang buồng trứng và 3) bệnh buồng trứng không hoạt động.
Bệnh thể vàng tồn lưu xảy ra khi nồng độ P4 luôn cao hơn mức cơ bản và duy trì trong khoảng thời gian kéo dài và có thể duy trì ở nhiều chu kỳ liên lục, thể vàng không thoái hóa, ức chế sự xuất hiện các biểu hiện động dục của bò. Tuy nhiên, để phân biệt trường hợp P4 cao do mắc bệnh thể vàng tồn lưu và bò có thai (nồng độ P4 cao và duy trì trong khoảng thời gian mang thai), nếu bò không được thụ tinh ở chu kỳ trước nhưng nồng độ P4 vẫn duy trì cao ở các chu kỳ sau thì chẩn đoán bò mắc bệnh thể vàng tồn lưu (Hình 3).
Ngược lại, bệnh u nang buồng trứng do sự duy trì nang trứng thành thục (đường kính lớn hơn 2.5 mm) trên buồng trứng, nồng độ estradiol cao đã ức chế tiết LH của tuyến yên khiến nang trứng không rụng. Lúc này, có hai hiện tượng có thể xảy ra: 1) hiện tượng thể vàng ngắn ngày khi trung bình cứ 7 ngày là hàm lượng P4 giảm, bò động dục liên tục 7 ngày một chu kỳ (loạn dục). (Hình 4) và 2) hiện tượng bò mắc bệnh u nang buồng trứng khi không có sự xuất hiện của thể vàng nên nồng độ progesterone huyết thanh sẽ luôn duy trì ở mức thấp dưới 1 ng/ml (Hình 5).
Bệnh buồng trứng không hoạt động khi trên buồng trứng không có sự xuất hiện của cả nang trứng và thể vàng tồn lưu. Hình thái buồng trứng trở nên nhỏ, dẹt, trơn nhẵn. Lúc này, nồng độ P4 ở mức thấp (dưới ngưỡng cơ bản), bò không xuất hiện biểu hiện động dục (Hình 6).
Hình 4. Động thái progesterone ở bò mắc bệnh u nang buồng trứng với thể vàng ngắn
Hình 5. Động thái progesterone ở bò mắc bệnh u nang buồng trứng
Hình 6. Động thái progesterone ở bò mắc bệnh buồng trứng không hoạt động
2. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH BUỒNG TRỨNG
Công thức điều trị được xây dựng dựa trên kết quả chẩn đoán bệnh buồng trứng trên bò sữa. Một số công thức đã được ứng dụng và mang lại các kết quả sau:
2.1. Công thức điều trị bệnh thể vàng tồn lưu (TVTL)
Công thức 1. Khi bò được chẩn đoán mắc bệnh thể vàng tồn lưu, tiêm PGF2α với 25 mg/bò (ngày 1). Theo dõi trong 07 ngày tiếp theo, nếu bò xuất hiện động dục thì thực hiện thụ tinh nhân tạo (TTNT). Nếu bò không xuất hiện động dục, tiêm PGF2α lần hai vào ngày thứ 14 và thực hiện TTNT khi bò xuất hiện động dục. Kết quả điều trị được thể hiện bảng 1.
2.2. Công thức điều trị bệnh u nang buồng trứng
Công thức 1. Tiêm GnRH (100 μg/bò), sau 1 tuần tiêm thêm PGF2α 25 mg/bò và theo dõi động dục trong một tuấn tiếp theo. Nếu bò động dục sẽ tiến hành TTNT, khám thai được thực hiện vào ngày 45 sau TTNT.
Công thức 2. Tiêm progesterone vào ngày 1, ngày 3, và ngày 5 theo liều giảm dần. Theo dõi động dục trong 1 tuần, nếu xuất hiện động dục thì thực hiện TTNT. Khám thai vào ngày 60
sau TTNT.
Công thức 3. Tiêm GnRH (2 ml/bò) vào ngày 1. Trong 1 tuần đấu, nếu bò xuất hiện động dục thì tiến hành TTNT. Nếu bò không động dục thì tiêm GnRH lần hai (2 ml/bò) vào ngày thứ 7 và tiếp tục theo dõi động dục. Kết quả được trình bày ở bảng 2.
Hình 7. Công thức điều trị bệnh thể vàng tồn lưu
Bảng 1. Hiệu quả điều trị bệnh thể vàng tồn lưu
Công thức* |
Bò mắc bệnh thể vàng tồn lưu (con) |
Bò động dục lại |
Bò có chửa (%) |
Công trình nghiên cứu |
2014 |
22 |
90,90% (20/22 con) |
72,72% (16/22 con) |
Tăng Xuân Lưu, Cù Xuân Dần, Sử Thanh Long (2014) |
2015 |
57 |
100% (57/57 con) |
87,71% (50/57 con) |
Sử Thanh Long, Nguyễn Thị Thúy (2015) |
2017 |
44 |
79,54% (35/44 con) |
Không đánh giá |
Sử Thanh Long, VươngTuấn Phong (2017) |
Ghi chú: * Ba nghiên cứu đều sử dụng chung công thức 1
Hình 8A. Công thức điều trị bệnh u nang buồng trứng (Công thức 1)
Hình 8B. Công thức điều trị bệnh u nang buồng trứng (Công thức 2)
Hình 8C. Công thức điều trị bệnh u nang buồng trứng (Công thức 3)
Bảng 2. Hiệu quả điều trị bệnh u nang buồng trứng
Công thức |
Bò mắc bệnh u nang buồng trứng (con) |
Bò động dục lại |
Bò có chửa (%) |
Công trình nghiên cứu |
Công thức 1 |
35 |
88,57% (31/35 con) |
71,43% (25/35 con) |
Tăng Xuân Lưu, Cù Xuân Dần, Sử Thanh Long (2014) |
Công thức 2 |
7 |
100 % (7/7 con) |
85,71% (6/7 con) |
Sử Thanh Long, Nguyễn Thị Thúy (2015) |
Công thức 3 |
10 |
80% (8/10 con) |
Không đánh giá |
Sử Thanh Long, VươngTuấn Phong (2017) |
Hình 9A. Công thức điều trị buồng trứng không hoạt động (Công thức 1)
Hình 9B. Công thức điều trị buồng trứng không hoạt động (Công thức 2)
2.3. Công thức điều trị bệnh buồng trứng không hoạt động
Công thức 1. Được áp dụng trong nghiên cứu của Sử Thanh Long (2014) trên bò sữa tại huyện Ba Vì (Hà Nội). Ngày 1, tiêm GnRH (100μg/bò) đồng thời đặt vòng tẩm progesterone (vòng CIDR – New zealand), ngày thứ 12 rút vòng và tiêm PGF2α (25mg/bò). Tiêm nhắc lại GnRH vào ngày ngày 13. Theo dõi động dục trong 1 tuần tiếp theo, nếu bò xuất hiện động dục thì thực hiện TTNT. Khám thai được thực hiện vào ngày 45 sau TTNT.
Công thức 2. Được áp dụng trong nghiên cứu của Sử Thanh Long (2014) trên bò sữa tại huyện Ba Vì (Hà Nội). Ngày đầu tiên đặt vòng CIDR kết hợp tiêm 2mg Oestrogen, rút vòng vào ngày thứ 7 và tiêm thêm 2ml PGF2α. Ngày thứ 8 tiêm nhắc lại 2ml Oestrogen. Theo dõi và thực hiện TTNT khi phát hiện động dục. Khám thai vào ngày 60 sau TTNT.
Công thức 3. Ngày đầu tiêm 2ml GnRH kết hợp đặt vòng tẩm progesterone (CIDR-New Zealand). Ngày 7 rút vòng và tiêm thêm 2ml PGF2α, tiêm thê 2ml GnRH vào 01 ngày sau đó. Theo dõi và thực hiện TTNT trong một đến hai ngày tiếp theo sau khi kết thúc phác đồ điều trị. Kết quả được trình bày ở bảng 3.
Hình 9C. Công thức điều trị buồng trứng không hoạt động (Công thức 3)
Bảng 3. Hiệu quả điều trị bệnh u nang buồng trứng
Công thức |
Bò mắc bệnh buồng trứng không hoạt động (con) |
Bò động dục lại sau điều trị (%) |
Bò có chửa (%) |
Công trình nghiên cứu |
Công thức 1 |
68 |
83,82% (57/368 con) |
61,76% (42/68 con) |
Tăng Xuân Lưu, Cù Xuân Dần, Sử Thanh Long (2014) |
Công thức 2 |
27 |
96,29% (26/27 con) |
62,96% (17/27 con) |
Sử Thanh Long, Nguyễn Thị Thúy (2015) |
Công thức 3 |
28 |
92,86% (26/28 con) |
Không đánh giá |
Sử Thanh Long, VươngTuấn Phong (2017) |
3. KẾT LUẬN
Động thái nồng độ hormone progesterone có sự thay đổi khác nhau giữa bệnh thể vàng tồn lưu, bệnh u nang buồng trứng và bệnh buồng trứng không hoạt động;
Ứng dụng thành công một số công thức điều trị bệnh buồng trứng trên đàn bò sữa Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tăng Xuân Lưu, Cù Xuân Dần, Sử Thanh Long (2014).
Ứng dụng hormone sinh sản trong điều trị bệnh buồng trứng bò sữa tại Ba Vì, Hà Nội. Tạp chí Công nghệ sinh học. 12(3): 447-454
Sử Thanh Long, Nguyễn Thị Thúy (2015). Sử dụng hormone trong điều trị bệnh sinh sản ở bò sữa nuôi tại huyện Ba Vì-Hà Nội. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y. 22(3): 66-74
Sử Thanh Long, Vương Tuấn Phong (2017). Ứng dụng prostaglandin F2α và gonadotropin releasing hormone trong điều trị bệnh buồng trứng trên đàn bò sữa tại Vĩnh Phúc. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi. 224: 73-79.
Nguyễn Văn Thanh1,2, Đỗ Quốc Thuận3, Cao Ngọc Hòa4, Nguyễn Thị Sương5,
Phan Thị Hằng5, Phạm Xuân Bách6, Sử Thanh Long6*
1Nghiên cứu sinh Bộ Môn Ngoại Sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2Đại học Lâm Nghiệp
3Bác sỹ Thú y xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
4Bác sỹ Thú y huyện Ba Vì, Hà Nội
5Viện Nghiên cứu Bảo tồn đa dạng sinh học và Bệnh nhiệt đới
5Học viện Nông nghiệp Việt Nam
*Tác giả liên hệ: [email protected]
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất