[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chất lượng heo con cai sữa quyết định lớn đến sự phát triển của đàn heo thịt trong tương lai và năng suất cũng như lợi nhuận của trang trại. Heo cai sữa được xem là đạt chuẩn cần phải đảm bảo 04 tiêu chuẩn vàng:
- Độ đồng đều
- Sự khỏe mạnh
- Trọng lượng đạt chuẩn
- Khả năng tiêu hóa thức ăn sau khi tách mẹ
Những tiêu chuẩn này kết hợp với cách quản lý trang trại và chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ dễ dàng giúp cho heo con vượt qua được giai đoạn khủng hoảng sau cai sữa. Tuy nhiên, để giúp heo con đạt được những tiêu chuẩn vàng khi cai sữa, nhiều quy tắc chăm sóc và nuôi dưỡng trong giai đoạn theo mẹ cần phải được thực nghiêm túc.
- Sữa mẹ: đảm bảo chất lượng và số lượng
- Thu nạp sữa đầu: quy tắc 06 giờ
- Phân loại và chăm sóc những nhóm heo đặc biệt
- Kiểm soát mầm bệnh đặc biệt từ những vết thương hở
- Quản lý việc tập ăn cho heo con
- Quy trình phòng bệnh đầy đủ
Ngoài ra tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn theo mẹ thường tập trung nhiều trong 01 tuần lễ đầu tiên sau sinh và phần lớn nguyên nhân là do sự thiếu hụt dinh dưỡng, heo con bị lạnh và chết đè. Vì thế để đảm bảo được số lượng và chất lượng của heo con cai sữa thì một quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng trong giai đoạn theo mẹ được xem là chìa khóa để giúp cho các nhà chăn nuôi thành công hơn.
Nghiên cứu được thực hiện trên nhóm heo large white sows Magneraud INRA unit (18.038 heo con). Canario, 2006
Cơ thể heo con mới sinh có sẵn một lượng mỡ chỉ đủ duy trì năng lượng sống trong ngày đầu và bản thân heo con không thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể trong vài ngày đầu tiên. Ngoài ra, heo con sơ sinh không có bất kỳ kháng thể nào bên trong cơ thể và sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào sự hấp thu lượng kháng thể từ sữa mẹ. Do đó, bất kỳ lý do nào gây ra việc suy giảm lượng sữa được hấp thu của heo con ngay sau khi sinh – do lạnh hay do mầm bệnh – sẽ làm cho cơ thể heo con bị suy yếu và rất dễ chết.
Heo con sơ sinh thường được chia làm hai nhóm chính: nhóm heo con khỏe mạnh bình thường và nhóm heo con sơ sinh yếu.
- Nhóm heo con khỏe mạnh bình thường là những heo được sinh ra trong thời gian ngắn, tự động đứng lên nhanh chóng trong vòng một hay hai phút sau và tự kiếm được vú mẹ để bú trong vòng 15 phút sau khi sinh.
- Nhóm heo sơ sinh yếu sau khi sinh gồm những heo con từ những nái mẹ có thời gian sinh kéo dài, có trọng lượng thấp, có khuyết tật cơ thể, không thể bú được vú mẹ và bị lạnh run sau khi sinh. Điều này thể hiện qua tình trạng heo con nằm tụm lại, chồng đống lên nhau, lạnh run và chết.
Sau đây là những bước cơ bản để giúp các trang trại có khả năng cải thiện chất lượng và số lượng heo con cai sữa ngay từ giai đoạn sơ sinh:
1. Hỗ trợ trong lúc nái sinh: giúp cho người chăn nuôi sớm phát hiện ra những heo con sơ sinh yếu và nhanh chóng thực hiện những biện pháp hỗ trợ kịp thời như: móc nhớt, đờm từ miệng, làm khô heo con bằng bột lăn, đèn úm, cho bú kịp thời (từ mẹ hay bơm sữa trực tiếp vào miệng heo con) giúp tăng khả năng sống sót của heo con.
Trong trường hợp bị đứt rốn và chảy nhiều máu, để tránh tình trạng suy kiệt, cũng như nguy cơ vi khuẩn nhiễm qua vết thương hở, nên cột rốn và sát trùng bằng Iodine.
2. Ngăn ngừa việc heo con bị lạnh: heo con sơ sinh không biết cách tự giữ ấm cơ thể sau khi sinh bởi vì năng lượng dành để tạo nhiệt bị giới hạn (hàm lượng glycogen dự trữ trong gan ít) và nếu có sự kết hợp của các nguyên nhân dưới đây làm cho heo con càng dễ bị lạnh hơn.
- Cơ thể ẩm ướt do dịch sinh sản từ mẹ (làm heo lạnh hơn)
- Thể trạng nhỏ/nhẹ cân bị mất nhiệt nhanh hơn
- Lớp mỡ bề mặt mỏng và heo không có lông (không giữ nhiệt được)
- Thiếu mỡ nâu (không có nguồn sinh nhiệt từ trong cơ thể)
Heo con bị lạnh là nguyên nhân chính gây ra tử vong (chết do nái đè), giảm khả năng hấp thụ sữa đầu, dinh dưỡng và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ nhiễm khác, vì thế việc giữ cho heo con ấm áp trong thời gian theo mẹ là điều kiện bắt buộc.
3. Đảm bảo heo con bú đủ lượng sữa đầu cần thiết: Sữa đầu là nguồn dinh dưỡng và miễn dịch quan trọng cho heo con do có chứa một lượng lớn năng lượng và kháng thể. Sữa đầu có lượng kháng thể cao nhất trong vòng 6 giờ đầu sau khi sinh và lượng kháng thể này giảm dần theo thời gian sau sinh. Những heo con khỏe mạnh sẽ tự bú được lượng sữa đầu cần thiết nhưng nhóm heo con sơ sinh yếu rất khó khăn để bú được lượng sữa đầu theo yêu cầu của cơ thể. Sau đây là những cách để giúp cho nhóm heo con yếu có thể bú đủ sữa đầu:
- Làm ấm cơ thể heo con nhanh chóng sau sinh
- Cho bú theo ca trong tình trạng số heo con trong cùng một ổ nái đẻ quá nhiều. Thực hiện trong 12 giờ đầu sau khi sinh và đảm bảo heo con bú sữa đầu đầy đủ trước khi thực hiện nuôi ghép bầy.
- Đối với những heo con sinh sau cùng hay những heo con bị yếu, chủ động cho heo con uống sữa đầu (từ chính heo mẹ hay sữa đầu dự trữ).
- Tiêu chuẩn: Tối thiểu 100 ml sữa đầu/ kg thể trọng trong vòng 16 giờ đầu tiên sau khi heo con được sinh ra là điều kiện để bổ sung dinh dưỡng, năng lượng và kháng thể cần thiết cho sự sống.
4. Nuôi ghép bầy: Giúp tăng tính đồng đều giữa các cá thể trong cùng một ổ nái đẻ và số heo con/ổ nái phải tương đồng với khả năng của nái mẹ. Để đảm bảo được chất lượng của việc nuôi ghép, chúng ta cần thực hiện theo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo tất cả heo con phải bú đủ sữa đầu
- Thực hiện trong vòng 24 – 48 giờ sau khi heo con được sinh ra để tránh tình trạng heo con quen với vú của mẹ mình.
- Chọn những heo nái mẹ có thể trạng nhỏ, lành tính (hiền), kích cỡ núm vú nhỏ để nuôi dưỡng nhóm heo sơ sinh yếu.
- Nên lựa những heo đực con để thực hiện việc nuôi ghép bầy
- Theo dõi tình hình bệnh tật trong khu vực nái đẻ trước khi tiến hành ghép bầy. Điều này rất quan trọng vì làm giảm khả năng phát tán mầm bệnh. Tránh ghép heo con khỏe mạnh sang những nái bệnh và ngược lại.
5. Heo con chết do nái đè chiếm tỷ lệ khá cao trong tuần lễ đầu tiên sau khi sinh (do heo yếu, thiếu sữa mẹ, bị lạnh….). Một trong những cách để hạn chế tỷ lệ chết do nái đè là giúp heo con nhanh chóng khô ráo, bú sữa mẹ sớm, khỏe mạnh, linh động, không bị đói sữa trong những ngày đầu tiên.
Trong những trường hợp nguồn sữa mẹ không đủ cung cấp cho heo con do sản lượng sữa mẹ kém, heo con quá đông/nái cao sản, heo con sinh ra không đồng đều…. thì việc bổ sung thêm dinh dưỡng cho heo con càng sớm càng tốt là điều cần thiết.
6. Các thao tác trên heo con sau sinh: Bao gồm các công việc như bấm nanh, cắt rốn, cắt đuôi, bấm số tai, thiến heo… đều cần phải được thực hiện cẩn thận và đảm bảo an toàn vệ sinh cho heo con.
a. Bấm nanh, bấm tai, cắt đuôi, cắt rốn, bấm số tai đều được thực hiện 1 ngày sau khi heo con sinh ra nhằm đảm bảo heo con có khả năng thu nhận sữa đầu đầy đủ trong ngày đầu tiên.
b. Thiến heo được thực hiện vào lúc heo con được 5 ngày tuổi và đảm bảo heo con không bị nhiễm trùng từ vết thương hở. 70% heo con tử vong có liên quan đến khâu nhiễm trùng từ các vết thương hở trong tuần đầu tiên, cho nên cần đảm bảo tất cả heo con phải an toàn bằng cách sát trùng Iodine và dùng thuốc chống nhiễm trùng.
7. Quan sát/theo dõi heo con hàng ngày: 2 lần/ngày cần theo dõi biểu hiện của đàn heo để đánh giá và có những điều chỉnh kịp thời. Các trường hợp có thể xảy ra và hướng khắc phục:
a. Heo con bị thiếu sữa mẹ: cần kiểm tra lại khả năng sản sinh sữa của mẹ hay những yếu tố làm cho heo mẹ giảm khả năng sản sữa (MMA, sốt, thiếu thức ăn, stress do nhiệt/tiếng ồn….).
b. Heo con yếu, bẹt chân cần được hỗ trợ để hồi phục nhanh nhất.
c. Các trường hợp bệnh lý như tiêu chảy, viêm khớp, viêm da, viêm phổi…
8. Phòng và kiểm soát tốt các bệnh thường gặp trên heo con theo mẹ: cách tốt nhất giúp heo con duy trì được sức khỏe tốt là đảm bảo heo con bú đủ lượng sữa đầu và sữa thường một cách đầy đủ nhất. Bệnh xảy ra trong trại thường ở 2 dạng: Bệnh thường xuyên.
a. Tiêu chảy do virus như PED, TGE, PRRS, Dịch tả heo cổ điển
b. Tiêu chảy do vi khuẩn như Clostridium, E. coli, Salmonella…
c. Tiêu chảy do nhiễm giun sán
d. Viêm phổi do PRRS, M. hyopneumoniae…
đ. Viêm khớp do Streptococcus suis type 2
e. Viêm đa xoang đa màng (Glasser)
f. Viêm da tiết dịch
8. Hội chứng co giật bẩm sinh có thể liên quan đến giả dại (PR), dịch tả heo cổ điển, hội chứng do Circovirus, viêm não Nhật Bản, di truyền do con giống. Những heo con này cần được hỗ trợ trong vài tuần để giúp chúng hồi phục.
9. Bổ sung Sắt (200mg/heo) và cho uống thuốc phòng cầu trùng là 02 việc không thể thiếu trong giai đoạn heo con theo mẹ giúp heo con khỏe mạnh và phòng được những bệnh liên quan.
10. Việc tập ăn giúp cho heo con “làm quen và học hỏi thêm” việc tiêu hóa một nguồn thức ăn mới ngoài sữa mẹ. Tập ăn bằng thức ăn cứng có thể bắt đầu từ ngày thứ 7 hay sớm hơn. Khi chọn lựa thức ăn tập ăn cho heo con cần đảm bảo các quy tắc sau:
Sử dụng đúng thức ăn chuyên dụng cho heo con.
a. Để tăng tính thèm ăn và tiêu hóa thức ăn, nên đặt thêm khay chứa nước kế bên
b. Thức ăn phải luôn mới, cho nên phải cho ăn nhiều bữa trong ngày
c. Thức ăn phải dễ tiêu hóa
d. Để giúp heo con nhanh chóng tiếp nhận thức ăn viên cũng như dễ dàng tiêu hóa thức ăn viên, trại nên chủ động cho heo con làm quen với PORCISTART từ ngày đầu tiên sau khi sinh
11. Trước ngày đẻ dự kiến 1 tuần, cần dành sự chăm sóc đặc biệt cho nái như điều kiện khí hậu, sự tiện ích của chuồng, đầy đủ thức ăn, nước uống… 3 – 4 ngày trước ngày đẻ dự kiến, chuồng trại và nái cần phải được vệ sinh sát trùng sạch sẽ. Trại cần có quy trình chăm sóc nái đẻ và hậu sản cho nái tốt nhất đảm bảo nái mẹ sản sinh đủ lượng sữa để nuôi dưỡng heo con.
12. Chẩn đoán và điều trị: Để nâng cao năng suất và hiệu quả của việc phòng bệnh và điều trị bệnh thì việc chẩn đoán, cũng như đưa ra phác đồ điều trị, cần được đánh giá trên diện rộng và tổng quan. Xin vui lòng liên hệ với các BSTY và nhân viên Thú Y để được hỗ trợ kịp thời.
Virbac team
Nguồn tham khảo:
http://www.extension.org/pages/27050/baby-pig-management-birth-to-weaning
http://porkgateway.org/resource/baby-pig-management-birth-to-weaning/
https://thepigsite.com/articles/tips-for-managing-newborn-piglets
https://fr.slideshare.net/karthikeyanbala71/piglet-management
https://porkgateway.org/resource/baby-pig-management-birth-to-weaning/
https://fr.slideshare.net/karthikeyanbala71/piglet-management
https://thepigsite.com/articles/tips-for-managing-newborn-piglets
- heo con cai sữa li>
- virbac li>
- porcistart li>
- chất lượng heo con cai sữa li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất