Để heo con phát triển tốt thì cần rất nhiều sữa. lượng sữa mẹ sau khi sinh đến khoảng 3 tuần sẽ đạt mức cao nhất, sau đó sẽ từ từ giảm dần. chính vì vậy heo con khi đạt 3 tuần tuổi phải chuyển sang cho ăn cám. lượng sữa của nái nếu đạt mức tối đa thì tổng tăng trọng của bầy heo con trên một nái sẽ đạt được 2.5 kg/ ngày.
1. Phải cho uống nhiều nước. Nếu nái bị thiếu nước thì sẽ giảm lượng cám ăn vào
Trong thời kì nái nuôi con, tuy lượng nước nái cần thay đổi theo từng thời kì nhưng tối thiểu một ngày phải cần 35 lít. Sau khi đẻ đến tuần thứ ba lượng sữa tiết ra nhiều nhất thì một ngày nái cần tới 50 lít nước.
2. Nái phải ăn nhiều cám: Lượng nước, nhiệt độ chuồng và trạng thái sức khỏe của nái ảnh hưởng rất lớn đến lượng cám ăn vào thời kì nái nuôi con.
3. Thành phần thức ăn của nái phải phù hợp
4. Luôn duy trì nái khỏe mạnh
Những nái đẻ bình thường, sau khi đẻ xong cần cho nái ăn cám và uống nước nhằm sản xuất sữa và phục hồi lại năng lượng . Và phải duy trì phòng chống bệnh viêm vú cho nái.
Khi nái có dấu hiệu sanh thì phải quan sát nái cẩn thận. Nếu thấy bất cứ triệu chứng bất thường nào cần cấp tốc điều trị để không ảnh hưởng tới quá trình tiết sữa sau này.
5. Heo con phải khỏe mạnh:
Để heo con khỏe mạnh nên nhanh chóng cho heo con bú nhằm kích thích nái tiết sữa ngay từ đầu. Cần phải chú ý quan tâm tới những heo con quá nhỏ không bú được. Cần di chuyển những con heo này tới các bầu vú nhiều sữa. Có trường hợp để duy trì khả năng tiết sữa cho nái chúng ta có thể ghép bầy heo con lớn vào nái khác.
6. Nhiệt độ trong chuồng trại phải phù hợp.
Nếu nhiệt độ trong trại quá cao là không được. Nhiệt độ thích hợp cho nái là 20~22 độ hoặc thấp hơn nữa. Trường hợp nái không ăn cám, trong máng còn nước đã bị dơ thì nguyên nhân có thể là do nhiệt độ trong trại cao hơn nhiệt độ thích hợp.
7. Phải giữ môi trường sạch sẽ và yên tĩnh cho nái.
Nhằm duy trì lượng sữa tiết ra cao nhất mọi hoạt động trong trại cần phải tránh gây tiếng động. Cần tạo cho nái cảm giác an toàn với con người. Nếu tạo ra không khí bất an hoặc tiếng động lớn thì nái sẽ bị stress làm ảnh hưởng tới lượng sữa tiết ra. Hơn nữa tiếng ồn có thể làm giảm khả năng nái nghe được những tiếng kêu của heo con, điều này là không tốt.
Thông thường nái cho bú khoảng 40 phút một lần. Khi nái cho con bú, nái nằm nghiêng một bên, khoảng 10~20 giây sau heo con đồng loạt đến bầu vú bú thì được.
8. Nái phải phát triển tuyến vú tốt:
Cần phải lựa chọn những nái có tuyến vú phát triển tốt để không xảy ra tình trạng ghép bầy sau khi sinh 24 tiếng do lượng sữa thiếu.
9. Thiết bị chuồng trại phải phù hợp:
Độ dài khuyến cáo của chuồng nái là 210 cm ( khích thước lọt lòng), rộng 65 cm, phía sau khoảng 90 cm có thể điều chỉnh.
Phải thiết kế sao cho khi nái nằm xuống cho con bú, heo con có thể tiếp cận các bầu vú dễ dàng.
Nếu lượng sữa tiết ra giảm….
1.Heo con sẽ bị yếu
2.Tỷ lệ chết tăng
3.Trọng lượng cai sữa giảm
4.Năng lực nái không được phát huy
5.Cần nhiều nái để ghép bầy
6. Các bệnh nguy hiểm trên heo con tăng.
Chương trình cho ăn của nái:
Việc cho nái ăn một cách ngon miệng ở trại đẻ là việc làm rất quan trọng. Đặc biệt để nái ăn đầy đủ trong thời kì nuôi con, thì việc quản lí nái thời kì mang thai là hết sức quan trọng.
Khi chuyển sang trại đẻ độ dày mỡ lưng của nái phải đạt trên 18mm. Trong thời gian nuôi con bú, nái sẽ giảm trên 2mm mỡ lưng, nếu lượng sữa tiết ra nhiều thì trọng lượng nái còn giảm nhiều hơn nữa.
Lượng cám ăn vào ảnh hưởng lớn tới việc sản xuất sữa và chu kì sinh sản lần sau. Nếu nái ăn cám tốt và độ dày mỡ lưng còn trên 15 mm sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh.
1.Trước khi đẻ:
Trước khi đẻ lượng cám cho nái ăn một ngày là 3.5 đơn vị ( 3,15kg):
Khi di chuyển sang chuồng đẻ tiếp tục cho ăn theo tiêu chuẩn trại mang thai.
Trước một ngày khi đẻ cho ăn một ngày 2.5 đơn vị ( 2,25kg)
Trước khi đẻ nếu cho ăn quá nhiều nái sẽ gia tăng tỷ lệ mắc bệnh. Tăng phát sinh các vấn đề về tử cung.
Trước khi đẻ 1~2 ngày giảm lượng cám sẽ không gây ảnh hưởng tới trọng lượng sơ sinh heo con, sẽ giảm các vấn đề phát sinh khi sanh. Nái gần đẻ sẽ giảm sự ngon miệng.
2.Sau khi đẻ:
Cho nái ăn ngày 3 lần sẽ giúp tăng lượng cám ăn vào và sẽ hạn chế được sự giảm thể trọng. Ví dụ từ 7 ~8 giờ cho ăn 40% khẩu phần trong ngày, 14~15 giờ 20%, từ 20~23 giờ 40%.
Cho nái ăn ngày 3 lần sẽ giúp tăng lượng cám ăn vào và sẽ hạn chế được sự giảm thể trọng. Ví dụ từ 7 ~8 giờ cho ăn 40% khẩu phần trong ngày, 14~15 giờ 20%, từ 20~23 giờ 40%.
Khoảng cách cho ăn giữa 2 lần là 8 tiếng là phù hợp. Tuy nhiên nếu thời gian cho ăn bị vướng vào thời gian làm việc của nhân viên thì có thể rút xuống thành 2 lần.
Nên cho một lượng cám đủ cho nái ăn liên tục trong vòng 15 tới 20 phút. Mỗi ngày ít nhất một lần kiểm tra.
Cần đảm bảo sao cho heo nái không bỏ ăn nhằm giúp heo nái bổ sung năng lượng đầy đủ trong thời kì cho con bú. Những nhóm heo này sẽ không mắc bệnh.
Trước khi cấp cám: Kiểm tra máng ăn có còn cám thừa không.
Sau khi cấp cám: tất cả nái đều ăn? Tất cả nái đều đứng dậy? Nái ăn bình thường khoảng 15 tới 20 phút. Nếu nái ăn hết dưới 10 phút cần nhanh chóng bổ sung thêm cám. Sau 15~ 20 mà không ăn hết cám cần vệ sinh sạch sẽ cám dư và cho tất cả uống nước sạch.
Sau khi sinh ngày đầu tiên cho nái ăn 2,5 đơn vị ( 2,25kg)
Khi nái bắt đầu cho sữa, lượng sữa sản xuất ra sẽ ít. Lí do là nguồn năng lượng cần để sản xuất sữa bị hạn chế. Trong quá trình nuôi con lượng sữa tiết ra nhiều nhất vào tuần thứ 3~4.
Lượng cám cho ăn mỗi ngày nên tăng 0,25~0,5 đơn vị (0,025~0,45 kg)
Nhằm cho nái không bị mất sức quá nhiều, cần cho nái ăn tối đa nhằm tạo năng lượng. Lượng cám ăn vào phụ thuộc vào nái, cám, và môi trường:
– Heo nái: lượng cám ăn vào của heo nái phụ thuộc vào điểm thể trạng, số heo con, thời gian cho bú, và trạng thái sức khỏe.
– Cám: phụ thuộc vào thành phần, khả năng tiêu hóa, thành phần năng lượng và kĩ thuật cho ăn.
– Môi trường: các yếu tố nhiệt độ, ẩm độ và điều kiện chuồng trại.
Nái sau một tuần nuôi con mỗi ngày phải ăn từ 5~6 đơn vị cám ( 4,5~5,5 kg). Tuần thứ 2 ăn 7~9 đơn vị ( 6,3~8,1 kg). Sau đó tiếp tục tăng thêm lượng cám.
Nguyên nhân làm giảm lượng cám ăn vào:
– Những nái bị béo phì thường ăn ít hơn so với nái bình thường.
– Tình trạng vệ sinh máng ăn có vấn đề
– Thiết kế máng ăn có sự khác biệt.
– Nái bị nhiễm bệnh
– Nái bị stress nhiệt độ
– Ở trại mang thai chế độ cho ăn không phù hợp với điểm thể trạng (Body Condition Score – BCS) của nái.
– Có vấn đề về chất lượng và tình trạng vệ sinh cám.
– Có vấn đề về cấp cám và cấp nước.
Theo Pig & Pork
Biên dịch: Heo Team
- chăm sóc heo nái li>
- lượng sữa từ heo mẹ li>
- lượng cám ăn vào li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất