Các độc tố nấm mốc trong thức ăn của heo - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Các độc tố nấm mốc trong thức ăn của heo

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Các độc tố nấm mốc là các hợp chất có độc được tạo ra bởi các loại nấm mọc trên các nguyên liệu của thức ăn chăn nuôi. Những loại độc tố chính ảnh hưởng tới sức khỏe của heo gồm Aflatoxin, Vomitoxin, Zearelanone, Fumonisin và Ochratoxin. Những độc tố nấm mốc này được tạo ra bởi nấm mốc thuộc các giống Aspergillus, FusariumPenicillium.

    Ngô bị mốc

     

    1. Sự hình thành độc tố nấm mốc

     

    Các loại độc tố nấm mốc thường được tạo thành từ một số loại nấm và dưới những điều kiện nhất định (Bảng 1). Chính vì vậy, sự có mặt của nấm mốc trên các loại thức ăn chăn nuôi hoặc nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi không đồng nghĩa với việc có mặt của độc tố nấm mốc. Hai yếu tố chính thúc đẩy việc phát triển của nấm và sản sinh ra độc tố là nhiệt độ và độ ẩm. Sự phát triển của nấm đòi hỏi lượng tinh bột có sẵn từ các loại hạt ngũ cốc, ẩm độ, không khí và nhiệt độ phù hợp, thông thường là từ 54°F đến 77°F. Mặc dù sự hình thành của độc tố nấm mốc có thể sảy ra dưới các điều kiện như trên nhưng trên thực tế sự hiện diện của các yếu tố gây stress như khô hạn, nhiệt độ môi trường cao, độ ẩm cao, thiếu dinh dưỡng, tổn thương do côn trùng và vỡ hỏng hạt khi thu hoạch cũng là những yếu tố giúp thúc đẩy việc hình thành độc tố nấm mốc (1). 

     

    Có nhiều loại nấm khác nhau có thể sản sinh độc tố các loại độc tố khác nhau nhưng theo phương thức sản xuất được chia thành hai loại: nấm trên cánh đồng và nấm trong bảo quản (2). Nấm trên cánh đồng thường phát triển trên các loại hạt trước khi thu hoạch và đòi hỏi độ ẩm tương đối cao trên 70%  và tương độ ẩm của hạt trên 22% để có thể phát triển. Một trong những nấm trên cánh đồng phổ biến là loài Fusarium. Loài này có khả năng sản sinh ra các loại độc tố bao gồm Fumonisin, Vomitoxin, Zearalenone. Nấm bảo quản phát triển trên các loại hạt sau khi thu hoạch và trong quá trình bảo quản của các hạt hoặc thức ăn sản xuất từ các hạt. Những loại nấm này không cần độ ẩm quá cao, thậm chí có thể phát triển trên các hạt có độ ẩm từ 2% đến 8%. Đại diện điển hình của nấm bảo quản bao gồm AspergillusPenicillin, hai loại  nấm này sản sinh ra độc tố Aflatoxin và Ochratoxin. Mặc dù có sự phân chia thành hai loại nấm như trên nhưng trong một số điều kiện nhất định, các loại nấm bảo quản có thể  phát triển trên các loại hạt thậm chí trước khi thu hoạch và ngược lại nấm cánh đồng có thể phát triển tới cả giai đoạn sau thu hoạch. Trường hợp đại diện của loại này là Aspergillus flavus, đây là loài nấm sản sinh ra Aflatoxin. Hơn thế nữa, rất hay gặp trong thực tế đó là các loại hạt và các loại thức ăn có thể có nhiều loại nấm và nhiều loại độc tố nấm mốc trong cùng một thời điểm.

     

    2. Nhiễm độc tố nấm mốc

     

    Các nghiên cứu khảo sát cho thấy, nhiễm độc tố nấm mốc xảy ra khắp mọi nơi trên thế giới. Ở nhũng vùng có thiên hướng nhiễm độc tố nấm mốc cao, ví dụ vùng khí hậu ôn đới thường có sự hiện diện của nấm cánh đồng (loài Furarium) trong khi đó tại vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thì thường có nhiều nấm bảo quản (AspergillusPenicillin). Khi trong vùng địa lý nào đó có các điều kiện thuận lợi cho nấm cánh đồng phát triển, thì các loại hạt của vùng đó bị ảnh hưởng mạnh của độc tố nấm mốc. Trong khi đó, nếu tồn tại các điều kiện thuận lợi cho nấm bảo quản phát triển, thì các loại hạt thường không bị ảnh hưởng như nhau bởi độc tố nấm mốc và sự phân bố của độc tố nấm mốc đa dạng hơn cả đối với các loại hạt khác nhau và cùng một loại hạt được bảo quản trong một kho chứa (3).

     

    Nhiễm độc tố nấm mốc thường xảy ra ở trên các loại hạt như: ngô, cao lương, lúa mỳ, và lúa mạch. Ngô được xem là loại hạt có mức độ nhiễm cao nhất trong các loại hạt (1). Ngoài việc nhiễm trực tiếp vào trong các hạt, các độc tố nấm mốc còn nhiễm vào sản phẩm liên quan đến chúng ví dụ như các sản phẩm tách triết từ các hạt, phụ phẩm tạo ra từ tách triết dinh dưỡng từ các hạt. Điển hình là cho hình thức nhiễm này là DDGS ngô (Corn Distiller Dried Grains with Soluble) (1). Quá trình lên men tạo ra DDGS sẽ dẫn tới việc loại bỏ hầu hết các tinh bột trong hạt ngô, nếu hạt ngô bị nhiễm độc tố nấm mốc, các độc tố này hoàn toàn không bị phá hủy, biến mất trong quá trình lên men, trái lại nó thường được cô đặc lên tới ba lần so với ngô hạt ban đầu (3).

     

    3. Các loại độc tố nấm mốc chính ảnh hưởng tới sức khỏe heo

     

    Trong số các vật nuôi trang trai, heo là loài mẫn cảm mạnh với các bệnh độc tố nấm mốc (mycotoxicosis). Bệnh độc tố nấm mốc trên heo được hiểu là hiện tượng heo bị ngộ độc do ăn phải các hạt hoặc thức ăn nhiễm (chứa) độc tố nấm mốc. Mức độ của bệnh sẽ tùy thuộc vào loại độc tố nấm mốc, nồng độ của chúng có trong thức ăn, cũng như loại heo, lứa tuổi heo. Bảng 2 thể hiện các ảnh hưởng của bệnh độc tố nấm mốc đối với từng loại heo do các nồng độ độc tố khác nhau có trong thức ăn. Trên thế giới, cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã quy định ngưỡng của độc tố Aflatoxin trong nguyên liệu và thức ăn dùng cho heo choai là 20 ppb, heo giết thịt là 200 ppb.

     

    Bệnh độc tố nấm mốc khi sảy ra thường ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể với nhiều triệu chứng và bệnh tích khác nhau. Thông thường, heo con và nái mẫn cảm hơn với bệnh và các ảnh hưởng của bệnh rõ ràng hơn so với các nhóm heo khác (2). Hơn thế nữa, việc nhiễm nhiều hơn một loại độc tố trên các cá thể thường phổ biến hơn và điều này thường gây ra nhiều biểu hiện khác nhau (Vila). Mặc dù có khá nhiều dữ liệu nghiên cứu về các ảnh hưởng của một loại độc tố nấm mốc đối với sức khỏe và khả năng sản xuất của heo nhưng những khảo sát, nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiều loại độc tố nấm mốc đối với vật nuôi nói chung và heo là rất ít.

     

    3.1. Aflatoxin

     

    Aflatoxin (AFA) là nhóm độc tố được tạo ra bởi loài nấm Aspergillus trước khi thu hoạch và trong quá trình bảo quản. Aflatoxin B1 là loại độc tố phổ biến nhất và độc nhất trong nhóm được tạo ra bởi nấm Aspergillus flavus. (AFA) làm ảnh hưởng tới chức năng của gan và gây ức chế miễn dịch của vật nuôi (Osweiler). Nhiễm độc cấp tính (AFA) thường ít xảy ra trên heo  và nếu có thì chủ yếu gây ra các bệnh tích ở gan (2). Triệu chứng chủ yếu của dạng nhiễm độc này là do chức năng gan bị ảnh hưởng sẽ gây ra xuât huyết, vàng da, chết bất thình lình. (AFA) ở liều thấp hơn thường được tích lũy trong cơ thể do đó trên heo chủ yếu là nhiễm độc mãn tính (AFA)  do ăn phải thức ăn nhiễm hàm lượng thấp độc tố này trong thời gian dài. Biểu hiện chính của dạng nhiễm độc này là heo giảm lượng thức ăn tiêu thụ, giảm tăng trọng. Bên cạnh những biểu hiện chính trên thì có thể có kế phát các bệnh khác do hệ miễn dịch của heo bị suy giảm. Heo con thường mẫn cảm với bệnh độc tố nấm mốc hơn so với heo lớn hơn hoặc heo nái. Một điều cũng đáng quan tâm đó là heo con theo mẹ cũng mẫn cảm với bệnh do độc tố (AFA) do độc tố này được thải qua sữa khi con nái trong giai đoạn nuôi con ăn thức ăn nhiễm (AFA).

     

    3.2. Vomitoxin hay Deoxynivalenol (DON)

     

    Vomitoxin hay còn gọi là Deoxynivalenol (DON) là loại độc tố được tạo ra bởi nấm Furasium graminearum trước khi thu hoạch. DON là độc tố thường thấy nhất trong ngô, lúa mì, và DDGS ở khu vực Nam Mỹ, Châu Âu (Rodrigue) và heo là loài mẫn cảm nhất với loại độc tố này (1).  Cơ chế tác động của DON là làm ảnh hưởng tới việc tổng hợp protein của tế bào cơ thể, ức chế hoạt động của hệ miễn dịch và rối loạn truyền thông tin của não bộ. Mặc dù tên gọi của độc tố này có nghĩa là gây nôn tuy nhiên nó không phải là biểu hiện chính của heo nhiễm Vomitoxin. Ngộ độc cấp tính của DON ít khi sảy ra tuy nhiên nếu sảy ra heo thường có các biểu hiện như: ỉa chảy, nôn, xuất hiện bệnh tích nghiêm trọng ở đường tiêu hóa, và chết bất ngờ. Ngộ độc DON trên heo ở thực tế chăn nuôi thường sảy ra ở dạng mãn tính. Trong hầu hết các trường hợp, heo giảm ăn rõ rệt, dẫn tới giảm tăng trọng kể cả ngay sau khi bị nhiễm độc tố lần đầu. Ảnh hưởng của DON tới khả năng thu nhận thức ăn của heo phụ thuộc vào lượng độc tố. Các thử nghiêm  cho thấy trong khẩu phần ăn nếu DON có mức nhiễm khoảng 1.5 ppm, nếu cứ nhiễm tăng thêm 1 ppm sẽ làm cho heo giảm khoảng 4% lượng thức ăn thu nhận.

     

    3.3. Zearalenone

     

    Zearalenone (ZEA) là độc tố được tạo ra bởi nấm Fusarium graminearum trước khi thu hoạch. ZEA có cấu trúc và cơ chế tác động lên cơ thể heo tương tự như tác động của hormone sinh dục Oestrogen (4). Chính vì lý do này mà bộ máy đích của heo chịu ảnh hưởng của ZEA này là đường sinh dục. Với các heo trong giai đoạn hậu bị, một trong những biểu hiện điển hình của nhiễm ZEA là sưng đỏ âm đạo (2). Trực tràng và âm đạo bị lòi ra cũng là một biểu hiện nữa thường thấy của nhiễm ZEA. Với heo nái sinh sản, ZEA gây các biến đổi về biểu hiện động dục như kéo dài thời gian động dục trở lại sau cai sữa. Trên nái làm giống, có hiện tượng chửa giả hoặc làm sảy thai sớm ở heo đã phối. Ở nái nuôi con, ZEA có thể thải qua sữa và truyền cho con từ đó gây ra hiện tượng sưng đỏ âm đạo của heo con. Trên đực giống, ZEA làm giảm hàm lượng testosterone, giảm sản xuất tinh trùng, giảm tính hăng, đặc biệt là đực non. Tuy ZEA làm thay đổi hoạt động sinh dục bình thường của heo nhưng các hoạt động này sau trong một thời gian có thể vẫn được khôi phục trở lại nếu ngừng cho heo ăn thức có nhiễm ZEA hoặc loại bỏ ZEA khỏi khẩu phần.

     

    3.4. Fumonisin

     

    Fumonisins (FUMs) là nhóm các độc tố được tạo ra bởi loài nấm Fusarium trước khi thu hoạch. FUM-B1 là loại độc tố phổ biến nhất trong nhóm này và nó được tạo ra bởi Fusarium verticillioides. FUMs làm ảnh hưởng tới các chức năng sinh  của tế bào, tín hiệu liên thông của các mô trong cơ thể, chủ yếu là phổi, tim, gan (5) và ức chế miễn dịch. Nhiễm độc cấp tính FUMs ở heo thường dẫn tới hiện tượng suy tin, phù phổi và hậu quả là tích nước ở trong phổi (5). Heo do chịu các biến đổi trên thường có biểu hiện rất khó khăn về hô hấp như: há miệng để thở, tím tái và có thể chết. Nhiễm độc mãn tính FUMs do ăn phải thức ăn có chứa hàm lượng độc tố này thấp trong thời gian dài và heo thường có biểu hiện giảm ăn, giảm tăng trọng và dễ bị ghép với các bệnh khác (5). FUMs cũng gây độc cho gan giống như AFA ở trên và mức độ gây độc thì phụ thuộc vào thời gian và liều lượng nó có mặt (5).

     

    3.5. Ochratoxin

     

    Đây là loại độc tố được tạo ra do một số loại nấm bao gồm Aspergillus, Ochraceus, Penicillium verrucosum Penicillium viridicatum trong quá trình bảo quản. Ochratoxin A (OTA) là độc tố gây độc cho thận và gan (2). Trong hầu hết các trường hợp heo trúng độc OTA đều thấy giảm tăng trọng, hiệu quả sử dụng thức ăn thấp mặc dù lượng thức ăn tiêu thụ không giảm (6). Trong một số trường hợp thì hiện tượng trúng độc OTA chỉ được phát hiện khi mổ khám heo. Biểu hiện điển hình của trúng độc OTA ở trên heo phát hiện giết thịt là thận sưng to, cứng và nhợt nhạt. Nhiễm độc tố OTA trên heo tiềm tàng nguy cơ rất lớn đối với sức khỏe của con người vì nó có khả năng gây ung thư (6) mà thịt heo và các sản phẩm từ heo có thể chứa độc tố này và độc tố này.

     

    4. Phân tích độc tố nấm mốc

     

    Đối với việc phát hiện độc tố nấm mốc thì việc lấy mẫu các hạt và thức ăn là cực kỳ quan trọng. Một đặc tính rất cần lưu ý đó là độc tố nấm mốc thường không phân bố đều trong các loại hạt hay trong các loại thức ăn. Thay vào đó, nó có thể được tìm thấy với nồng độ cao ở những điểm chủ yếu nào đó nhưng cùng thời gian đó lại không tìm thấy ở những vị trí khác. Chính vì lý do này, một mẫu lấy đề kiểm tra độc tố nấm mốc lý tưởng là mẫu mà đại diện tốt nhất cho các hạt hoặc thức ăn trong lô (kho) đó. Quan trọng hơn nữa là, việc không nhìn thấy bằng mắt thường  sự xuất hiện của nấm mốc trên các hạt (mẫu) nó hoàn toàn không đồng nghĩa với việc không có độc tố nấm mốc trong mẫu hạt và thức ăn đó. Tiêu chí không có sự xuất hiện của nấm không được coi là tiêu chí đảm bảo không có độc tố nấm mốc trong mẫu (7).

     

    Đối với số mấu có số lượng lớn hạt hoặc thức ăn, trong khu vực dự trữ, bảo quản (lấy mẫu tĩnh) các mẫu nên được thu thập từ ít nhất 10 vị trí đại diện, đều nhau. Đối với việc lấy mẫu khi đang được vận chuyển trong dây chuyền như đang sản xuất hoặc đang lưu kho (mẫu động), mẫu hạt hoặc thức ăn phải được lấy ở 10 thời điểm cách đều nhau. Đối với việc lấy mẫu các bao chứa hạt hoặc thức ăn, với mỗi lô nên lấy 10 bao ở các vị trí đều nhau trong toàn bộ lô. Đối với việc lấy mẫu từ máng ăn trong chuồng nuôi (trang trại), ít nhất 6 máng ăn được lựa chọn và lấy mẫu bằng gầu múc dò hoặc 9 máng ăn được chọn và lấy bằng tay. Ở cả hai phương án lấy mẫu, khối lượng mẫu lấy ít nhất khoảng 1 kg (8) và mẫu lấy phải chứa trong túi composite. Mẫu nên được chứa trong túi giấy khi gửi tới phòng thí nghiệm để tránh hiện tượng tăng sinh của nấm mốc, tạo thêm độc tố khi ở trong túi nhựa (8).

    Cám mỳ bị mốc

     

    5. Quản lý độc tố nấm mốc trong khẩu phẩn của heo

     

    Trong trường hợp hạt hoặc thức ăn dành cho heo bị nhiễm hoặc nghi nhiễm độc tố nấm mốc cần có ngay phương án xử lý, loại bỏ độc tố. Trong quy trình chăm sóc và cho ăn nên dành ưu tiên hàng đầu cho heo con và heo nái vì hai loại này đặc biệt mẫn cảm với độc tố nấm mốc. Ở mức độ nhiễm thấp, các hạt có thể sử dụng cho heo ăn miễn là nồng độ độc tố trong khẩu phần thấp hơn với ngưỡng ảnh hưởng sức khỏe của heo (Bảng 2). Ở nồng độ độc tố cao, các phương án xử lý khác nhau nên được áp dụng. Các loại hạt có thể dùng làm thức ăn cho các loại vật nuôi ít mẫn cảm hơn như trâu bò, hoặc được trộn lẫn với các loại hạt sạch không độc tố để giảm nồng độ (7). Phương án xử lý khác có thể tính toán đến đó là các hạt sẽ được làm sạch bằng cơ học, loại bỏ những hạt vỡ, hạt bộ lộ nhân (lõi) từ đó làm giảm hàm lượng độc tố có trong hạt bởi vì những hạt biến dạng, hạt vỡ thường có hàm lượng độc tố nấm mốc cao hơn nhiều so với hạt nguyên.   

     

    Để đảm bảo sức khỏe, sức sản xuất cho heo nói riêng và các vật nuôi trang trại khác nói chung tránh các ảnh hưởng của bệnh độc tố nấm mốc thì giải pháp tốt nhất là ngăn cản tối đa sự có mặt của nấm mốc từ ngay trong nguyên liệu dùng sản xuất thức ăn, thức ăn thành phẩm hoàn chỉnh và thức ăn cho heo tại chuồng.

     

    Để hạn chế nấm mốc phát triển trong nguyên liệu sản xuất thức ăn cũng như thức ăn thành phẩm sau đó thì việc sử dụng chất ức chế nấm mốc là điều cần thiết và hầu như không thể tránh khỏi. Chất ức chế nấm mốc sẽ ngăn cản sự sinh sôi của các loại nấm mốc theo sau đó là giảm được sản sinh độc tố nấm. Một trong những chất ức chế nấm phổ thông với các nguyên liệu dùng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi là các acid hữu cơ.

     

    Trong trường hợp có nghi ngại, hoặc có lỗ hổng trong khâu ngăn cản độc tố nấm mốc có mặt trong nguyên liệu và thức ăn dẫn đến chúng có thể có mặt trong thức ăn của heo thì giải pháp tiếp theo nên triển khai đó là áp dụng phương pháp ức chế các độc tố hấp thu vào cơ thể. Bằng việc bổ sung các chất hấp phụ độc tố cùng với khẩu phần ăn, chúng tác động như là “chất keo dính, xe mang vác độc tố” có trong thức ăn từ ruột của heo ra ngoài theo phân. Các chất hấp phụ dạng chellat là điển hình cho cơ chế này. Tuy vậy cần lưu ý rằng với mỗi loại chất hấp phụ thì chỉ có tác dụng với một loại độc tố nhất định mà thôi, nó không có tác dụng với tất cả các loại độc tố nấm.

     

    Bảng 1. Nguồn và các điều kiện cho việc hình thành độc tố nấm mốc

    Loại độc tố

    Loại nấm

    Loại hạt nhiễm

    Nhiệt độ tối ưu

    Độ ẩm tối ưu

    Điều kiện thuận lợi

     

    Aflatoxins

     (B1, B2, G1, G2)

    Aspergillus flavus, Aspergillus parasiticus

    Ngô, cao lương, hạt bông, lạc

    75 to 95°F

    Độ ẩm tương đối 80 – 85%, độ ẩm hạt 17%

    Hạ bị vỡ, nhiệt độ và ẩm độ liên tục cao

     
     

    Vomitoxin, (deoxynivalenol, DON)

    Fusarium graminearum

    Ngô, lúa mỳ, lúa mạch, cao lương, lúa mạch đen, và loại khác

    79 to 82°F

    Độ ẩm tương đối 88%, độ ẩm hạt 22%

    Thay đổi nhiệt độ ấm và lạnh trong vụ trồng, độ ẩm cao

     
     

    Zearalenone

    Fusarium graminearum

    Ngô, lúa mỳ, lúa mạch, cao lương

    45 to 70°F

    Độ ẩm hạt 24%

    Thay đổi nhiệt độ ấm và lạnh trong vụ trồng, độ ẩm cao

     
     

    Fumonisins

     (B1, B2, B3)

    Fusarium verticillioides

    Ngô

     < 77°F

    Độ ẩm hạt khoảng > 20%

    Khô hạn trong vụ trồng theo sau bởi thời tiết lạnh ẩm

     

    Ochratoxin A

    Aspergillus ochraceus

    Ngô, lúa mỳ, lúa mạch, lúa mạch đen

    54 to 77°F

    Độ ẩm tương đối 85%, độ ẩm hạt 19-22%

    Nhiệt độ thấp

     

    Penicillium verrucosum

     

    Penicillium viridicatum

     

     

    Bảng 2. Ảnh hưởng của bệnh do độc tố nấm mốc trên các loại heo ở nồng độ độc tố khác nhau

    Loại độc tố

    Loại heo

    Liều lượng

    Ảnh hưởng

    Aflatoxins                    (B1, B2, G1, G2)

    Choai-giết thịt

    < 100 ppb

    Không có biểu hiện

    200 to 800 ppb

    Ăn ít, giảm tăng trọng, ức chế miễn dịch

    800 to > 2000 ppb

    Giảm nghiêm trọng chức năng gan, xuất huyết, vàng da, và đột tử

    Giống

    400 to 800 ppb

    Không có biểu hiện trên heo giống, giảm tăng trọng heo theo mẹ do Aflatoxin trong sữa

    Vomitoxin (Deoxynivalenol, DON)

    Choai-giết thịt

    < 1 ppm

    Không có biểu hiện

    2 to 8 ppm

    Giảm mạnh thức ăn tiêu thụ, giảm tăng trọng

    10 ppm

    Bỏ ăn hoàn toàn, nôn mửa, ỉa chảy, phá hủy nghiêm trọng đường tiêu hóa, đột tử

    Zearalenone

    Hậu bị, nái

    1 to 3 ppm

    Sưng đỏ âm đạo, lòi trực tràng và âm đạo

    3 to 10 ppm

    Chậm động dục, chửa giả

    > 30 ppm

    Sảy thai sớm

    Đực

    > 40 ppm

    Giảm tính hăng, giảm đực tính

    Fumonisins     (B1, B2, B3)

    Các loại

    < 20 ppm

    Không có biểu hiện

    50 to 100 ppm

    Ăn ít, giảm tăng trọng, ức chế miễn dịch

    > 100 ppm

    Phá hủy nghiêm trọng phổi, khó thở, xanh tím, chết

    Ochratoxin A

    Choai-giết thịt

    200 ppb

    Tăng trọng thấp, hiệu quả sử dụng thức ăn kém, thận có bệnh tích khi giết mổ

    > 1000 ppm

    Giảm nghiêm trọng chức năng thận

     

    Hoàng Minh Sơn, Khoa Thú Y – Học Viện Nông nghiệp Việt Nam 

    Nguyễn Văn Minh, Trung tâm tư vấn và đào tạo Vet24h

    Tài liệu tham khảo

     

    • Rodrigues, I., and K. Naehrer. 2012. A three-year survey on theworldwide occurrence of mycotoxins in feedstuffs and feed. Toxins.4:663–675. doi:10.3390/toxins4090663.

     

    • Osweiler, G. D., and S. M. Ensley. 2012. Mycotoxins in grains and
      In: Zimmerman, J. J., L. A. Karriker, A. Ramirez, K. J, Schwartz,
      G. W. Stevenson (eds.) Diseases of Swine. 10th ed. Oxford, England:
      John Wiley & Sons, Inc. p. 938-952.

     

    • Jacela, J. Y., J. M. DeRouchey, M. D. Tokach, R. D. Goodband, J. L.
      Nelssen, D. G. Renter, and S. S. Dritz. 2010. Feed additives for swine:
      Fact sheets – Flavors and mold inhibitors, mycotoxin binders, and
      Journal of Swine Health and Production. 18:27–32.

     

    • Zinedine, A., J. M. Soriano, J. C. Molto, and J. Manes. 2007. Review
      on the toxicity, occurrence, metabolism, detoxification, regulations
      and intake of zearalenone: an oestrogenic mycotoxin. Food and
      Chemical Toxicology. 45:1-18. doi:10.1016/j.fct.2006.07.030.

     

    • Haschek, W. M., L. A. Gumprecht, G. Smith, M. E. Tumbleson and
      D. Constable. 2001. Fumonisin toxicosis in swine: an overview of
      porcine pulmonary edema and current perspectives.
      Environmental Health Perspectives. 109(Suppl. 2):251-257.
      doi:10.1289/ehp.01109s225.

     

    • Malagutti, L., M. Zannotti, A. Scampini, and F. Sciaraffia. 2005.
      Effects of ochratoxin A on heavy pig production. Animal Research.
      54:179-184. doi:10.1051/animres:2005019.

     

     

    • 2017. Feed inspector’s manual of Association of
      American Feed Control Officials. 7th ed. Available at:
      https://www.aafco.org/Portals/0/SiteContent/Publications/AAFCO_Feed_Inspectors_Manual_7th_ed.pdf.

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.