Giới thiệu
Nhu cầu về sử dụng trứng toàn cầu đang trên đà tăng trưởng ổn định trong nhiều năm qua. Do vậy, việc xây dựng chiến lược và dinh dưỡng phù hợp để đáp ứng các mục tiêu tăng hiệu suất chăn nuôi, những vấn đề liên quan tới ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi và quản lý chi phí hợp lý đang ngày càng được chú trọng. Các axit amin tổng hợp trên thị trường hiện nay không chỉ giúp người lập công thức linh hoạt hơn trọng việc sử dụng nguyên liệu trước những biến động về giá, mà còn giúp ứng dụng chế độ đạm thấp lý tưởng vào công thức, từ đó không chỉ giảm thiểu lượng Nitơ thất thoát mà còn cải thiện sức khỏe cũng như phúc lợi của gà đẻ (Summers, 1993; Kristensen và Wathes, 2000; Burley và cộng sự., 2013).
Khi tỷ lệ đạm thô (Crude protein- CP) trong chế độ ăn giảm, hàm lượng các axit amin thiết yếu trong khẩu phần cần được tính toán và cân đối lại vì sự mất cân đối của các axit amin này sẽ dẫn đến việc giảm hiệu suất chăn nuôi, (Keshavarz and Jackson, 1992; Meluzzi và cộng sự, 2001; Bregendahl và cộng sự, 2008). Do đó đã có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào việc tìm ra tỷ lệ tối ưu của các axit amin trong đó có Isoleucine trong chăn nuôi gà đẻ.
Chức năng của Isoleucine trên gà đẻ
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ đẻ (Jensen, 1991; Harms và Russel, 1993; Sohail và cộng sự, 2002; Ospina Rojas và cộng sự, 2015) và khối lượng trứng (Morris và Gous, 1988; Keshavarz và Jackson, 1992; Harms và Russel, 1993; Sohail và cộng sự., 2002) đã tăng rõ rệt ở khẩu phần ăn có bổ sung Isoleucine. Một vài tác giả cũng đã quan sát phản hồi phương trình bậc hai (quadratic response) ở cả egg mass (Tỷ lệ đẻ x Khối lượng trứng trung bình) và lượng ăn vào ở khẩu phần ăn có bổ sung Isoleucine đã báo cáo rằng lượng ăn vào thấp có liên quan đến hàm lượng Isoleucine, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất trứng.
Gous và cộng sự (1987) đã tiến hành một thử nghiệm sử dụng kỹ thuật pha loãng khẩu phần để đánh giá mối tương quan giữa năng lượng trong khẩu phần và hàm lượng Isoleucine. Nghiên cứu đã ghi nhận sản lượng trứng trung bình trên lượng Isoleucine trung bình ăn vào. Và kết quả đã cho thấy, tất cả các khẩu phần ăn có bổ sungIsoleucine đều cho thấy sự tăng lên đáng kể ở sản lượng trứng cũng như trọng lượng trứng.
Parenteau và cộng sự, (2020) đã thực hiện nghiên cứu đánh giá hiệu suất đẻ trứng trong tương quan với hàm lượng Isoleucine bổ sung vào khẩu phần thấp đạm có cân bằng axit amin. Dựa trên phân tích axit amin trong các khẩu phần thấp đạm, hệ số tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn Isoleucine: Lysine của khẩu phần thấp đạm lần lượt là 75, 84, 88, 99% và 66, 72, 82, 95% cho giai đoạn 20- 27 tuần tuổi và 28- 46 tuần tuổi. Các khẩu phần ăn có bổ sung Isoleucine đều có hiệu quả tích cực tới đến lượng ăn vào, lượng trứng đẻ hàng ngày, trọng lượng trứng, hệ số chuyển hóa thức ăn và chất lượng trứng (đơn vị Haugh). Huyghe baert và cộng sự. (1991) và Blair và cộng sự. (1999) cũng đưa ra kết quả tương tự về vai trò điều tiết của Isoleucine lên kích thước và chất lượng của trứng.
Nhu cầu Isoleucine cần cho gà đẻ
Isoleucine là một trong những axit amin giới hạn trong khẩu phần ăn thấp đạm cho gà đẻ với nguyên liệu chính là ngô và đậu nành. Năm 1971, Hội đồng nghiên cứu quốc gia (NRC, 1971) đã khuyến nghị nhu cầu Isoleucine trong khẩu phần ăn cho gà đẻ thương mại là 0.5%. Hàm lượng này đã thay đổi thành 550mg/ gà đẻ/ ngày (NRC, 1977, 1984) và sau đó khuyến nghị đã tăng lên là 650mg/ ngày (NRC, 1994). Các nghiên cứu khác cũng đã được tiến hành để tìm ra nhu cầu Isoleucine tối ưu cho gà đẻ như bảng 1.
Bảng 1: Nhu cầu Isoleucine (Ile) cho gà đẻ khuyến nghị theo các nghiên cứu:
Nguồn |
Hàm lượng khuyến nghị |
Giai đoạn |
NRC (1971) |
0.5% |
|
NRC (1977, 1984) |
550 mg/ ngày |
|
NRC (1994) |
650 mg/ ngày |
|
Gous và cộng sự (1987) |
650-700 mg/ ngày |
|
Huyghebaert và cộng sự (1991) |
809-834 mg/ ngày |
32- 36 tuần tuổi |
920-950 mg/ ngày |
52- 56 tuần tuổi |
|
Coon và Zhang (1999) |
579 mg/ ngày |
|
Leeson và Summers (2005) |
SID Ile: Lys= 79% |
|
Bregendahl và cộng sự (2008) |
SID Ile: Lys= 79% |
|
Rocha và cộng sự (2013) |
SID Ile: Lys= 82- 84% |
20- 40 tuần tuổi |
Mello và cộng sự (2012) |
SID Ile: Lys=73% |
42- 58 tuần tuổi |
Chú ý: Do có sự cạnh tranh đối kháng giữa các axit amin chuỗi mạch nhánh (Valine, Isoleucine, Leucine) nên việc cân đối tỷ lệ giữa các axit amin này là cần thiết để tối ưu tỷ lệ đẻ. Do đó, tỷ lệ Isoleucine: Lysine (Ile: Lys) có thể thay đổi theo chiều hướng tăng đặc biệt khi vấn đề dư thừa Leucine trong khẩu phần thấp đạm đang ảnh hưởng tới hiệu suất chăn nuôi gà đẻ.
Những nghiên cứu này cho thấy rằng tác dụng của chế độ ăn có bổ sung Isoleucine phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường và các yếu tố dinh dưỡng trong khẩu phần. Tuy nhiên, dựa vào những nguồn nghiên cứu hiện nay, chúng ta có thể thấy được rằng tỷ lệ Isoleucine: Lysine nên cao hơn 85%. Một trong những lý do khác để áp dụng tỷ lệ này là giống gà đẻ hiện nay bước vào giai đoạn đẻ trứng sớm hơn, tỷ lệ đẻ cao hơn và có khối lượng cơ thể thấp hơn so với các giống gà đẻ trước đây (Elliot, 2008, Bain và cộng sự., 2016). Vì vậy, nhu cầu axit amin cho việc duy trì và đẻ trứng cần được gia tăng và sẽ tiếp tục có những thay đổi theo những tiến bộ về giống và phương pháp chăn nuôi.
Về tỉ lệ tối ưu, một vài nghiên cứu cũng cho thấy rằng tỉ lệ Isoleucine trong khẩu phần cao hơn 0.8% dẫn đến giảm khối lượng ở gà đẻ. Chế độ ăn có hàm lượng Isoleucine cao hơn 1% làm giảm khối lượng trứng sản xuất hàng ngày. Những nghiên cứu này cũng thể hiện rằng ranh giới giữa tỷ lệ cần thiết và dư thừa Isoleucine là rất nhỏ ở gà đẻ.
Tối ưu khẩu phần ăn thấp đạm với Isoleucine
Thực tế khi lập công thức thức ăn hiện tại, sự thiếu hụt các axit amin giới hạn hoàn toàn có thể được khắc phục bằng cách bổ sung các axit amin ở dạng tự do như Lysine, Threonine, Methionine, Tryptophan, Valine, Isoleucine, Arginine, và Histidine. Hàm lượng protein trong khẩu phần giảm liên tục có thể dẫn điến tình trạng các axit amin vốn không phải là những axit amin giới hạn cần lưu ý trong khẩu phần đạm thông thường, lại trở thành axit amin giới hạn. Những axit amin này gồm Arginine và đặc biệt là các axit amin mạch nhánh như Valine và Isoleucine. Các sản phẩm Isoleucine thương mại đã được giới thiệu để tối ưu hóa khẩu phần thấp đạm cho gà đẻ. Nhiều nghiên cứu đã chứng mình rằng Isoleucine là axit amin giới hạn trong khẩu phần ăn cho gà đẻ sử dụng nguyên liệu chính là ngô và khô đậu nành để giảm hàm lượng đạm thô (Bray, 1964; Harms và Russell, 2000; Shivazad và cộng sự., 2002; Peganova và cộng sự., 2003).
Một vài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc giảm đạm thô trong khẩu phần gà đẻ mà thiếu cân bằng lại các axit amin đã làm giảm tỷ lệ đẻ trứng, Cụ thể, trong nghiên cứu của Parenteau và cộng sự. (2020) đã chỉ ra việc giảm hàm lượng đạm thô trong khẩu phần có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ đẻ với mức giảm lần lượt là 3.3% và 1.5% ở gà đẻ giai đoạn 20- 27 tuần tuổi và 28- 40 tuần tuổi. Tuy nhiên, khi bổ sung thêm hàm lượng Isoleucine vào khẩu phần ăn, chỉ số này đã được cải thiện. Kết quả này một lần nữa khẳng định Isoleucine là axit amin giới hạn ở khẩu phần ăn thấp đạm.
Kết luận
Isoleucine tổng hợp đã được áp dụng rộng rãi trong khẩu phần thấp đạm ở các giống gà đẻ với năng suất cao hiện nay nhằm:
- Đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu về Isoleucine của các giống gà đẻ với năng suất cao hiện nay;
- Đảm bảo sự cân bằng tỷ lệ các axit amin đặc biệt là việc cân đối tỷ lệ trong nhóm axit amin chuỗi mạch nhánh (BCAA: Isoleucine, Leucine và Valine) giúp tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng và hiệu suất chăn nuôi gà đẻ;
- Đem lại những lợi ích về chi phí và môi trường thông qua việc giảm đạm thô;
- Giúp cho người lập công thức linh hoạt hơn trong việc sử dụng nguyên liệu;
- Những nguồn nghiên cứu hiện có chỉ ra rằng, tỷ lệ Ile: Lys nên cao hơn 85%.
Tác giả: Guo Chun Yan
CJ Bio Trung Quốc
Dịch giả và hiệu chỉnh:
1. Phạm Thị Thu Trang
Nhóm Marketing, CJ Bio Việt Nam
2. Tiến sĩ Nguyễn Đình Hải
Quản lý kỹ thuật và Marketing CJ Bio Việt Nam
Email: [email protected]
- chăn nuôi gà đẻ li>
- Isoleucine li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất