Bệnh tai xanh trên heo: Cách phòng và trị như thế nào cho hiệu quả? - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Bệnh tai xanh trên heo: Cách phòng và trị như thế nào cho hiệu quả?

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Công ty Bio-pharmachemie xin giới thiệu đến người chăn nuôi cách nhận biết bệnh tai xanh và biện pháp phòng – trị hữu hiệu để đối phó với bệnh nguy hiểm này, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.


     
    I. CÁCH LÂY BỆNH

     
    Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) còn gọi là bệnh tai xanh chỉ xảy ra cho loài heo ở mọi lứa tuổi. Virus phát tán do chuyên chở heo bệnh hoặc thịt heo bệnh từ nơi này đến nơi khác, theo gió, bụi, nước bọt, dịch mũi, phân, nước tiểu. Mầm bệnh có thể lây nhiễm qua đường miệng (thức ăn, nước uống), qua không khí, qua đường phối giống, dụng cụ tiêm chích, dụng cụ chăn nuôi, xe chuyên chở gia súc bệnh …

     

    Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể heo, đến cơ quan hô hấp, chúng sẽ tiêu diệt các đại thực bào làm hệ thống phòng vệ của cơ thể bị suy yếu, gây suy giảm miễn dịch từ đó dễ gây bội nhiễm và làm bệnh nặng thêm. Ngoài ra virus còn xâm nhập vào cơ quan sinh dục của heo đực, cơ quan sinh sản của heo nái, gây chết thai, sinh non. Nguyên nhân làm cho heo chết nhiều là do bị nhiễm khuẩn kế phát, trong đó nguy hiểm nhất là virus dịch tả heo và một số vi khuẩn gây bệnh thương hàn, tụ huyết trùng, liên cầu khuẩn …


    II. CÁCH NHẬN BIẾT BỆNH TAI XANH

     

    1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG


     
    – Heo bị bệnh tai xanh xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau trên cùng một trại.


    – Heo sốt trên 40°C, bỏ ăn, ho, khó thở.


    – Da ửng hồng toàn thân, đôi khi có những vết bầm thâm tím trên da, rộp da, tím tai, đuôi. Heo con bị bẹt chân ra ngoài, run rẩy, tiêu chảy, tỷ lệ chết cao.


    Ngoài ra, bà con cần lưu ý 3 đặc điểm sau đây để có hướng đoán bệnh chính xác:
     

    2. ĐỐI VỚI  HEO NÁI VÀ HEO ĐỰC GIỐNG

     
    – Heo nái đang mang thai mà bị bệnh tai xanh thì sẽ bị chết thai, khô thai, sẩy thai.
    – Heo nái sinh non, đẻ sớm hơn bình thường vài ngày (đẻ trước 110 ngày).
    – Lúc sinh ra heo con yếu, chết nhiều sau khi sinh.
    – Nái sau khi sinh thường mất sữa và viêm vú (đây là triệu chứng rất đặc trưng).
    – Có hiện tượng động dục giả hoặc chậm động dục trở lại sau khi sinh.
    – Heo đực giống mất tính hăng và giảm chất lượng tinh.
     
     
    3. BIỂU HIỆN NGOÀI DA

     
    Để phân biệt về biểu hiện ngoài da giữa heo bị bệnh tai xanh và các bệnh đỏ khác thì heo bị bệnh tai xanh thường có biểu hiện da toàn thân ửng hồng (sung huyết dưới da) hoặc có những vết rộp da màu đỏ trên cơ thể, tím tái ở tai, mũi, chóp đuôi, chân, đôi khi có chảy máu mũi, heo con theo mẹ có xuất huyết ở vùng rốn (đó là những bệnh tích khá đặc trưng của bệnh tai xanh).

    4. BIỂU HIỆN TRÊN CƠ QUAN HÔ HẤP



    Do virus gây bệnh tai xanh tấn công vào cơ quan hô hấp nên heo bị bệnh tai xanh thường bị viêm phổi như ho, thở không bình thường, khó thở. Với những heo có bệnh kèm trên đường hô hấp (tụ huyết trùng, suyễn heo, APP…) thì heo sẽ bị viêm phổi nặng.



    “Nếu trong trại nuôi heo có những biểu hiện như vừa nói ở trên thì đây là những chỉ dẫn cho bà con nghi ngờ bệnh tai xanh đã hiện diện ở trong trại chăn nuôi của mình”.


     III. ĐIỀU TRỊ


     
    Bệnh tai xanh chưa có thuốc đặc trị, nhưng qua theo dõi thực tế ở các địa phương cho thấy với những đàn heo đã được tiêm phòng đầy đủ các bệnh như vaccine ngừa tai xanh, dịch tả, tụ huyết trùng, thương hàn, Mycoplasma; Cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chuồng trại hợp vệ sinh và sát trùng định kỳ, giúp đàn heo có sức đề kháng tốt thì sẽ tránh được bệnh tai xanh hoặc bị bệnh thì ở thể nhẹ, dễ điều trị và mau hồi phục. Đối với những heo bị bệnh tai xanh, bà con chăn nuôi cần thực hiện các bước sau:


     
    (1) Đầu tiên phải hạ sốt cho heo: Dùng một trong các loại thuốc như: BIO-KETOSOL 100, BIO-ANAZIN, BIO-ANAZIN.C. Ngoài ra cần bổ sung thêm chất điện giải như BIO-ELECTROLYTES hoặc BIO VITA-ELECTROLYTES.


     
    (2) Sau đó dùng kháng sinh: Dùng 1 trong các loại thuốc sau cóhiệu quả cao với các phụ nhiễm do bệnh tai xanh như BIO-TULACIN 100, liều lượng:1ml/40kg thể trọng, tiêm bắp ở vùng cổ một liều duy nhất, BIO-CEFQUIN với liều: 1ml/12,5kg thể trọng, tiêm bắp ngày 1 lần, liên tiếp 5 ngày hoặc BIO-CEP 5, BIO-FLORSONE 400 LA, BIO-D.O.C, BIO-CODEXIN, BIO TETRA 200 LA, BIO-SONE…tiêm theo liều ghi trên nhãn sử dụng.

     

    (3) Tăng cường sức đề kháng cho heo, bà con nên dùng thuốc BIO-METASALBIO-CEVIT, BIO-VITAMIN C 10%. Bổ sung các vitamin như BIO-VIT PLUS, BIO-B.COMPLEX, BIO-ADE+B.COMPLEX và men tiêu hóa như BIOZYME, BIO-PROZYME, BIO-MULTIZYME. Những heo con bị tiêu chảy cần tiêm thêm dịch truyền như BIO-GLUCOSE 5% vào xoang bụng.


     
    Đối với trường hợp heo vừa tiêm vaccine ngừa tai xanh mà chẳng may bị phản ứng, lúc này không nên dùng kháng sinh mà chỉ dùng các thuốc hạ sốt, trợ sức trợ lực, cho ăn thức ăn tốt và giữ ấm chuồng trại.


     
    IV. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

     

    1. Phòng ngừa khi chưa có dịch



    – Tiêm ngừa đầy đủ các bệnh truyền nhiễm heo theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

    – Tiêm vaccine phòng bệnh tai xanh (các loại vaccine đã được Bộ NN&PTNT cho phép lưu hành) lúc heo còn khỏe mạnh.

    – Cho heo ăn loại thức ăn tốt, không ẩm mốc, đầy đủ chất dinh dưỡng.

    – Giữ ấm chuồng trại lúc mưa gió, làm mát lúc nắng nóng. Vệ sinh, sát trùng kỹ bên ngoài và bên trong chuồng sau khi xuất bán heo.

    – Mỗi khi thời tiết thay đổi nên pha một trong các loại thuốc như BIO-TYLODOX PLUS, BIO-COLIDOX, BIO-CEFACOL, BIO AMCOLI-PLUS, BIO-AMPY+ERY vào thức ăn để khống chế hiệu quả các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp và tiêu hóa. Sau đó dùng BIO-VITAMIN C 10% hoặc BIO SOL ADE-C, BIO-VITASOL để tăng sức đề kháng cho heo.
     

    2. Phòng ngừa sự lây lan bệnh khi có dịch

     

    – Cách ly ngay những heo bệnh để điều trị riêng.

    – Không giết mổ heo bệnh tại nhà, không vứt xác thú chết xuống sông hoặc vứt ra ngoài đồng mà phải chôn sâu heo chết và có rắc vôi bột.

    – Không giấu dịch, không bán chạy heo bệnh.

    – Không mua heo bệnh và thịt heo bệnh.

    – Trong mùa dịch bệnh nên hạn chế nhập heo mới vào đàn (trước khi nhập đàn phải nuôi cách ly để theo dõi tối thiểu 3 tuần).

    – Hạn chế khách tham quan.

    – Phải luân phiên phun xịt thuốc sát trùng 2 lần/tuần với các loại thuốc BIO-GUARD, BIOSEPT, BIODINE, BIOXIDE.

     
    3. Đối với người tiêu dùng:

     

    – Nên mua thịt đã qua kiểm dịch của cơ quan thú y;

    – Không mua thịt có biểu hiện xuất huyết ở ngoài da;

    – Không ăn các món tái, tiết canh heo trong thời gian có dịch.

    Cố PGS.TS. Lê Văn Thọ

    Cố vấn kỹ thuật

    Công ty Liên doanh BIO-PHARMACHEMIE

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.