[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Lương Nguyễn Tiến, chủ trang trại này (ở xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, Hà Nội) thực sự say mê, gắn bó với nghề làm con giống. Theo anh, nếu không đam mê, không tâm huyết sẽ thất bại ngay, vì nghề này đòi hỏi sự tỷ mỷ, tính kiên trì, có sự đầu tư không chỉ tiền của mà cả kỹ thuật tốt mới có hiệu quả.
Anh Tiến bên lô gà giống chuẩn bị xuất bán
Buổi đầu gian nan
Lúc mới vào nghề (năm 1994), biết bao thăng trầm, gian nan; khó khăn về vốn, kỹ thuật, và bao lần thất bại. Chăn nuôi trong khuôn viên nhà mình, diện tích nhỏ hẹp, vừa ở vừa chăn nuôi vài trăm con gà thịt, gà giống. Do chưa hiểu biết kỹ thuật, nhất là kỹ thuật chọn giống và quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng nên hay để dịch bệnh xảy ra. Có năm, do chủ quan, lơ là không tiêm phòng, để gà chết cả đàn, thua lỗ tưởng chừng không theo được nghề.
Không chịu thất bại, anh đến các cơ quan chuyên môn (trạm Khuyến nông, trạm Thú y, trạm Phát triển chăn nuôi…) huyện Thường Tín để học hỏi; tìm sách chuyên môn về đọc; đến một số cơ sở chăn nuôi gà ở các huyện Phú Xuyên, Chương Mỹ, Quốc Oai… (Hà Nội) nghiên cứu, tìm hiểu. Anh nhận ra nguyên nhân thất bại: chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh. Bên cạnh đó, việc chăn nuôi trong khuôn viên nhà mình vừa không sản xuất lớn được, vừa làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; thường bị hàng xóm phàn nàn về mùi hôi của gà và tiếng ồn xe cộ vào ra.
Quyết tâm của bản thân cộng với sự động viên của lãnh đạo địa phương, sự hỗ trợ của bạn bè, gia đình. Năm 2005, anh được chính quyền tạo điều kiện chuyển đổi ra khu quy hoạch chăn nuôi của xã Khánh Hà (khu đồng Ngọn Sẻ) diện tích 5.000 m2, anh “được sống lại và đam mê với nghề làm con giống”, như anh nói. Nghĩ ngay đến việc chỉ đi sâu vào làm con giống, ngay từ đầu anh đã quy hoạch, xây dựng nên 3 khu: khu chăn nuôi 2.500 m2; khu đặt máy ấp hơn 200 m2; khu ra gà, đóng gói sản phẩm hơn 300 m2; còn lại là khu hành chính, giao dịch và dành một phần để từng bước mở rộng quy mô sản xuất.
Nói về kinh nghiệm sản xuất, từ khi mở trang trại đến nay, anh tập trung nuôi giống gà bố mẹ và chọn gà Ri là chủ yếu. Trang trại anh đang nuôi 13.000 con gà nhưng chỉ 3 loại; trong đó Ri hơn 80 %, lai Chọi 15 %, Đông Tảo 5 %. Số lượng gà đẻ trứng lớn nhưng anh sử dụng hợp lý gà trống thuần chủng (1gà trống thuần/10 gà mái). Gà trống thuần được nuôi với chế độ chăm sóc đặc biệt về kỹ thuật và chất lượng dinh dưỡng, khẩu phần ăn, nên tỷ lệ đẻ trứng cao, chất lượng trứng tốt, tỷ lệ nở khoảng 90 %. Với 6 máy ấp trứng công suất 20.000 quả/máy, mỗi tuần có 2 lô khoảng 50.000 con gà giống cung cấp đi Nghệ An, Khánh Hòa, Hải Phòng, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Bắc Giang… Để tạo niềm tin cho người sử dụng con giống, anh còn trực tiếp hướng dẫn cách chăm sóc nuôi dưỡng gà, giúp người nuôi có thêm hiệu quả. Với những người mới vào nghề chăn nuôi, nếu có điều kiện, anh đến tận nơi hoặc cử kỹ thuật viên đến hướng dẫn kỹ thuật. Với cách làm như vậy, anh dần tạo được một địa chỉ tin cậy cho người chăn nuôi sử dụng con giống từ trang trại của anh. Cơ sở chăn nuôi của anh được nhiều người biết đến, còn bởi thực tế anh đã giúp cho nhiều người chăn nuôi gà làm giàu khi có đất và lao động.
Do làm tốt khâu cải tiến kỹ thuật nên từ khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y và vận hành máy ấp trứng cũng như tiêu thụ sản phẩm, trang trại của anh chỉ sử dụng 10 nhân công, thu nhập bình quân 7 – 8 triệu đồng/người/tháng. Về hiệu quả kinh tế trang trại, anh cho biết, sau khi trừ chi phí đầu vào, anh có thu nhập 150 – 200 triệu đồng/năm.
Anh chia sẻ kinh nghiệm sản xuất con giống: Thực hiện nghiêm quy trình vệ sinh phòng bệnh, hạn chế tối đa người ra vào trang trại, để không bị lây nhiễm mầm bệnh. Định kỳ phun thuốc sát trùng 2 lần/tuần. Khi nghe tin có dịch trong nước, anh cho làm ngay việc phun thuốc sát trùng 1 lần/ngày. Tận dụng thuận lợi ở trang trại của mình là chỉ có xuất, anh khống chế tốt việc ra vào khu chăn nuôi; trường hợp đặc biệt mới vào chuồng thì làm rất tốt khâu sát trùng, bảo hộ lao động. Các kỹ thuật viên tại trang trại được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động và được yêu cầu thực hiện thật nghiêm khâu vệ sinh, phun thuốc khử trùng trước khi vào chuồng. Thực hiện tốt việc phun thuốc sát trùng, vệ sinh cơ giới trong và ngoài chuồng nuôi cũng như khu ấp trứng, khu ra gà, đóng gói vận chuyển. Bên cạnh đó, làm tốt khâu tiêm phòng (cúm, Newcatstle…), chủ động phòng bệnh cho vật nuôi. Do làm tốt khâu này nên từ ngày mở trang trại tại khu chăn nuôi ngoài khu dân cư (năm 2005) đến nay, trang trại của anh chưa để dịch bệnh xảy ra, càng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Theo anh Tiến, riêng với nghề làm giống gà, một kinh nghiệm nữa cần được lưu tâm: Chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà trống thuần, đòi hỏi “từng ly từng tý”, sao cho chất lượng đàn gà trống được đảm bảo. Muốn vậy phải đảm bảo 3 khâu: chế độ chăm sóc, theo dõi tỷ lệ đẻ trứng và tỷ lệ nở của trứng từ đàn gà mái để đánh giá chất lượng đàn gà trống. Những năm qua, anh làm tốt khâu này, cũng là người trực tiếp theo dõi, nên đàn gà giống chất lượng rất tốt.
Luôn trăn trở với nghề
Thuận lợi là vậy, song anh cũng chia sẻ những khó khăn trong nghề làm gà giống hiện tại. Sản xuất gà giống gần 20 năm nay nhưng anh chưa tạo được thương hiệu sản phẩm cho riêng mình. Muốn mở rộng sản xuất nhưng hạn chế về vốn; đất đai không mở rộng được. Thị trường tiêu thụ không ổn định, bởi người chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng chung về giá gà thịt lúc cao lúc thấp. Bên cạnh đó, giá thức ăn chăn nuôi, việc nhập lậu gà vào Việt Nam, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, nhiều khi làm cho giá con giống, giá gà thương phẩm biến động lớn, khiến người chăn nuôi lao đao, ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn nuôi gà nói chung, trang trại gà giống của anh nói riêng.
Định hướng thời gian tới, anh cho biết, sẽ có lộ trình tăng hợp lý đàn gà giống lên 15.000 – 20.000 con vào năm 2020 để phù hợp điều kiện gia đình mình. Sẽ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm gà giống của anh, đảm bảo chăn nuôi phát triển bền vững. Luôn mong cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ về phương thức xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm; tạo điều kiện tác động khâu phòng chống dịch bệnh, tiêm vắc-xin, xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh để người chăn nuôi yên tâm phát triển sản xuất.
Nguyễn Ngọc Sơn
(Chi cục Chăn nuôi – Thú y Hà Nội)
Cơ sở sản xuất gà giống (Ri, Chọi, Đông Tảo) Toàn Tiến (thôn Hoàng Xá, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, Hà Nội – Điện thoại 01692701631) của Lương Nguyễn Tiến được nhiều người chăn nuôi biết đến, còn bởi anh luôn sẵn lòng giúp đỡ, chia sẻ cùng .
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- chăn nuôi lợn li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- giá lợn hơi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- dự báo giá heo hơi li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gà li>
- chăn nuôi gia súc li>
- dự báo giá lợn li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li> ul>
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Người tạo nên thương hiệu ‘vịt Nam Lai’
- Nữ triệu phú lợn Móng Cái
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất