Gà Hồ có nguồn gốc từ làng Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh. Đây là một trong những giống gà đặc biệt quý hiếm của nước ta và được mệnh danh là “Gà tiến vua”.
Cùng với đặc điểm chung của các giống vật nuôi nội địa, gà Hồ có một số đặc tính quý như thích nghi tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam, ít bệnh tật, trọng lượng trưởng thành cao và chất lượng thịt thơm ngon. Tuy nhiên trong những năm vừa qua, số lượng gà Hồ khá hạn chế, thậm chí có những năm rơi vào tình trạng nguy hiểm cần bảo tồn. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề trên là do thời gian thành thục về tính của gà Hồ dài và khả năng sinh sản, ấp nở thấp.
Theo số liệu của NCS Nguyễn Văn Duy tỷ lệ (2013) số trứng/mái/năm thấp (50,4 quả), đặc biệt, tỷ lệ trứng có phôi thấp (73,8%). Một trong những biện pháp tốt nhất nhằm cải thiện tỷ lệ thụ tinh là sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của gà Hồ chân to, lông đuôi ngắn, trọng lượng cơ thể cao nên đạp mái kém, tỉ lệ trứng có phôi từ phối giống tự nhiên thấp. Nhóm nghiên cứu của Khoa Chăn nuôi đã có đề tài về chất lượng tinh dịch gà Hồ và một số yếu tố ảnh hưởng để nâng cao hiệu quả thụ tinh nhân tạo.
Vật liệu nghiên cứu là 3 con trống gà Hồ 9-10 tháng tuổi, khỏe mạnh, ngực rộng, mắt sáng, chân đùi to được nuôi tại trại gà, Khoa Chăn nuôi, chất lượng tinh được đánh giá tại phòng thí nghiệm Bộ môn Di truyền giống gia súc.
Gà trống được nuôi nhốt riêng trên nền rải trấu, ngày ăn 2 lần, thức ăn là cám phối trộn hỗn hợp với ngô, cám gạo, rau chuối… theo tỉ lệ thích hợp. Các chế độ vệ sinh và vacxin được kiểm soát định kỳ.
Huấn luyện lấy tinh vào các buổi chiều từ 14-16 giờ, cách ly với gà mái ít nhất 3 ngày trước khi khai thác tinh dùng cho thụ tinh nhân tạo. Trước khi lấy tinh khoảng 3 tiếng cần dừng cho ăn uống để đảm bảo tinh không bị nhiễm phân, cắt lông vũ và vệ sinh vùng hậu môn, chuẩn bị sẵn ống eppendofit để hứng tinh bởi thời gian matxa để gà trống có phản xạ xuất tinh tương đối ngắn.
Trung bình mỗi lần khai thác, thể tích tinh gà Hồ thu được 0,63ml (dao động từ 0,2- 1,2ml) tương đương với một số kết quả nghiên cứu khác. Nồng độ tinh trùng của gà Hồ thu được 950,6 triệu tinh trùng/ml, hoạt lực tinh là 57,5% tương đương với kết quả trên gà Ri. Độ PH của tinh dịch gà Hồ là 7,2, màu sắc tinh dịch thu được trung bình 2,3, như vậy màu này ở mức giữa trắng đục và trắng sữa. Nhìn chung kết quả màu sức tinh dịch gà Hồ tốt, kết quả trung bình về mức hoạt động của tinh trùng là mạnh tạo sóng tinh trùng chậm và vừa.
Nghiên cứu cũng cho thấy, chất lượng tinh dịch gà Hồ nếu được khai thác theo chế độ cách nhật sẽ cao hơn chế độ khai thác hàng ngày, cần huấn luyện lấy tinh ít nhất là 10 ngày. Hoạt lực tăng từ 53,67% (khai thác liên tục) lên 65,17% (khai thác cách nhật), ngoại trừ chỉ tiêu thể tích tinh dịch.
Nếu tinh dịch sau khi khai thác xong được để trong môi trường bảo quản lạnh 4 – 10ºC hoạt lực tinh trùng sẽ cao hơn (P<0,05), và đặc biệt sẽ lâu chết hơn nếu để ở môi trường nhiệt độ thường. Kết quả so sánh hoạt lực tinh trùng giữa pha loãng và không pha loãng chưa thấy sự sai khác có ý nghĩa thống kê nhưng kết quả khi được pha loãng thì có xu hướng cao hơn nếu để tinh nguyên.
Nghiên cứu này có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết vấn đề thụ tinh nhân tạo ở gà Hồ, nâng cao chất lượng tinh dịch để cho ra những con giống khỏe mạnh, năng suất cao, thuận lợi hơn trong quá trình chăn nuôi.
Diệu Linh
Nguồn: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- chăn nuôi gà li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- vietgahp li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất