Hiện nay tại Việt Nam, trong hầu hết các ca phẫu thuật trên thú nhỏ thì thuốc mê Zoletil, một chế phẩm của công ty Virbac, được sử dụng khá phổ biến. Zoletil không gây ra những biến đổi nguy hiểm về thân nhiệt và các chỉ tiêu sinh hóa máu trên chó (Bùi Thị Phương Liên, 2008). Tuy nhiên trong thực tế, chi phí của loại thuốc mê này càng ngày càng cao, kéo theo sự gia tăng chi phí cho các ca mổ. Ketamine, một loại thuốc mê có thể thay thế Zoletil với độ an toàn cao hơn và giá thành rẻ hơn. Ketamine khi phối hợp với acepromazine theo một tỷ lệ nhất định có thể đưa con thú vào tình trạng mê phẫu thuật tương đương với thuốc mê Zoletil. Phối hợp gây mê bằng ketamine và acepromazine có thể tạo mê phẫu thuật diễn ra trong vòng 30 đến 45 phút (Walter Ingwersen và đồng nghiệp, 1988)
Tại Việt Nam hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh về hiệu quả gây mê của ketamine phối hợp với acepromazine. Hai hợp chất này có giá thành tương đối rẻ so với Zoletil nhưng lại có thể cho hiệu quả gây mê tương đương. Nếu ketamine và acepromazine được chứng minh hiệu quả và ứng dụng rộng rãi sẽ giúp giảm chi phí cho chủ nuôi và tránh tình trạng khan hiếm thuốc Zoletil trên thị trường hiện nay.
Xuất phát từ tình hình thực tế như đã nêu ở trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài với mục đích ứng dụng phối hợp mới này và nghiên cứu và đánh giá hiệu quả gây mê so với thuốc mê cũ trong quá trình gây mê trên chó. Kết quả cho phép bác sĩ thú y có nhiều lựa chọn hơn trong việc vô cảm thú.
Kết quả nghiên cứu này có thể được ứng dụng tại các bệnh viện thú y của các trường Đại học Nông Nghiệp, các chi cục thú y, phòng thí nghiệm cơ thể ngoại khoa, các phòng mạch thú y tư nhân và bổ sung vào tài liệu giảng dạy phương pháp gây mê trên chó.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Bố trí thí nghiệm: 20 chó cho toàn bộ nghiên cứu, trong đó 10 chó sẽ được gây mê bằng Zoletil còn lại sẽ được gây mê bằng ketamine – acepromazine. Tất cả chó khi tiến hành nghiên cứu đều được kiểm tra tình trạng sức khỏe, khám lâm sàng và không có vấn đề về sức khỏe khác.
Các chỉ tiêu nghiên cứu
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Huyết áp tâm trương – huyết áp tâm thu (mmHg); Nhịp tim (nhịp/phút); Nhịp thở (nhịp/phút); Thân nhiệt (oC); Thời gian con vật nằm xuống (giây); Thời gian con vật mất phản xạ mắt (phút); Thời gian con vật có lại phản xạ mắt (phút); Thời gian con vật đứng dậy (phút); Thời gian con vật di chuyển ổn định (phút)
Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện gây mê trên 10 chó bằng ketamine – acepromazine maleate (lô thí nghiệm) và 10 chó bằng Zoletil (lô đối chứng). Tất cả thú thí nghiệm đều được đánh giá tình trạng tổng quan của con thú (tình trạng sức khỏe tốt). Lô thí nghiệm (10 con): con vật sẽ được chích thuốc tiền mê atropine 10 phút trước khi được gây mê. Con vật sẽ được gây mê bằng ketamine – acepromazine được pha theo tỷ lệ ketamine 10mg/kg và acepromazine 0,2mg/kg. Đặt ống thông tĩnh mạch (catheter) vào chân trước của chó để dễ dàng hơn trong việc tiêm thuốc mê và truyền dịch (nếu cần). Sau khi được gây mê, tiến hành theo dõi các chỉ số huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, thân nhiệt của con vật trong suốt thời gian gây mê. Đánh giá các phản xạ của con vật trong quá trình mê để xác định: thời gian con vật nằm xuống (Thiệu lực), thời gian con vật mất phản xạ mắt (Tmất), thời gian con vật có lại phản xạ mắt (Txuất hiện), thời gian con vật đứng dậy (Tđứng), thời gian con vật di chuyển ổn định (Tdi chuyển). Lô đối chứng (10 con): con vật sẽ được chích thuốc tiền mê atropine 10 phút trước khi được gây mê bằng Zoletil theo liều 10mg/kg. Tiến hành làm các bước như đối với chó ở lô thí nghiệm.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Sự thay đổi về nhịp tim khi gây mê bằng đường tiêm tĩnh mạch
Đối với liều gây mê được khuyến cáo bởi nhà sản xuất cho Zoletil (10mg/kg) và ketamine (10mg/kg) – acepromazine (0,2mg/kg), trong số 20 chó được gây mê thì tần số nhịp tim của nhóm Zoletil ổn định hơn và không quá cao hơn so với mức bình thường. Vòng tròn (Biểu đồ 1) thể hiện thời gian tiêm lần 2 với liều lượng bằng hai phần 3 liều ban đầu của cả 2 nhóm thuốc mê. Nhóm ketamine – acepromazine làm nhịp tim biến động tăng theo thời gian. Nhịp tim của thú được thí nghiệm tăng ngay sau khi tiêm liều đầu tiên, sau đó giữ ở mức ổn định. Nhịp tim cao nhất được ghi nhận lại là 198 nhịp/phút khi gây mê bằng ketamine – acepromazine. Sau khi tiêm liều đầu tiên, nhịp tim của nhóm Zoletil tăng từ 122 lên 153 nhịp/phút, tiếp tục tăng từ 169 lên 182 nhịp/phút sau liều nhắc lại lần 1 và ổn định tại 150 nhịp/phút sau liều nhắc lại lần 2 ở 60 phút.
Biểu đồ 1. Sự thay đổi về tần số nhịp tim của chó thí nghiệm
Không nên sử dụng tiletamine – zolazepam (Zoletil) khi gây mê thú có tiền sử nhịp tim tăng bất thường (Ioannes Savvas và đồng nghiệp, 2005). Kết quả nghiên cứu cho thấy khi sử dụng Zoletil nhịp tim của thú sẽ tăng trong một khoản thời gian, và điều này không tốt cho những thú đã có tiền sử bệnh tăng nhịp tim bất thường.
Sự thay đồi về tần số hô hấp khi gây mê bằng đường tiêm tĩnh mạch
Biểu đồ 2. Sự thay đồi về tần số hô hấp của chó thí nghiệm
Đối với liều gây mê được khuyến cáo bởi nhà sản xuất cho Zoletil (10mg/kg) và ketamine (10mg/kg) – acepromazine (0,2mg/kg), tần số hô hấp giảm ngay sau lần tiêm đầu tiên. Vòng tròn (Biểu đồ 2) thể hiện thời gian tiêm lần 2 với liều lượng bằng hai phần 3 liều ban đầu của cả 2 nhóm thuốc mê. Ở nhóm ketamine – acepromazine tần số hô hấp giảm từ 39 nhịp/phút xuống 27 nhịp/phút sau khi tiêm liều đầu tiên và tiếp tục giảm sau khi tiêm liều nhắc lại lần 1 ở 30 phút và lần 2 ở 60 phút, xuống ngưỡng thấp nhất là 24 nhịp/phút ở 75 phút. Sau khi được tiêm liều nhắc lại lần 1 thì nhóm Zoletil có sự thay đổi nhẹ về tần số hô hấp. Hô hấp tăng từ 34 nhịp/phút lên 42 nhịp/phút sau khi tiêm liều nhắc lại lần 2 và giảm còn 30 nhịp/phút ở 90 phút.
Tần số hô hấp của thú 15 phút sau khi tiêm tiletamine – zolazepam với liều 13,2mg/kg tăng từ 30,7 nhịp/phút lên 32 nhịp phút (Peter Hellyer và đồng nghiệp, 1989). Kết quả này giống với kết quả của chúng tôi, cho thấy sự tăng tần số hô hấp ở 15 phút sau khi tiêm liều gây mê đầu tiên.
Sự thay đổi về thân nhiệt khi gây mê bằng đường tiêm tĩnh mạch
Biểu đồ 3. Sự thay đổi về thân nhiệt của chó thí nghiệm
Thân nhiệt của thú giảm sau khi gây mê liều đầu tiên 15 phút với mức độ giảm trung bình là 0,22oC với liều gây mê 10mg/kg (theo Bùi Thị Phương Liên, 2008). Ở nghiên cứu của chúng tôi, đối với liều gây mê được khuyến cáo bởi nhà sản xuất cho Zoletil (10mg/kg) và ketamine (10mg/kg) – acepromazine (0,2mg/kg), cả hai nhóm thuốc mê đều giảm thân nhiệt của thú trong 45 phút sau khi tiêm liều đầu tiên. Vòng tròn (Biểu đồ 3) thể hiện thời gian tiêm lần 2 với liều lượng bằng hai phần 3 liều ban đầu của cả 2 nhóm thuốc mê. Phối hợp ketamine – acepromazine làm thân nhiệt của thú có dấu hiệu tăng trở lại, từ 38,2oC ở phút 45 lên 38,7oC ở phút 90. Thân nhiệt của thú thí nghiệm được gây mê bằng Zoletil giảm đều từ 39oC lúc bắt đầu xuống 37,7oC ở 90 phút và không có dấu hiệu hồi phục.
Sự thay đổi về huyết áp khi gây mê bằng đường tiêm tĩnh mạch
Huyết áp tâm trương
Cả 2 nhóm thuốc mê đều được pha với liều gây mê được khuyến cáo bởi nhà sản xuất cho Zoletil (10mg/kg) và ketamine (10mg/kg) – acepromazine (0,2mg/kg). Vòng tròn (Biểu đồ 4) thể hiện thời gian tiêm lần 2 với liều lượng bằng hai phần 3 liều ban đầu của cả 2 nhóm thuốc mê. Sau khi tiêm liều đầu tiên, huyết áp tâm trương của nhóm Zoletil có xu hướng tăng trong 45 phút đầu, từ 124mmHg lên 150mmHg, gấp 1,2 lần. Sau khi tiêm liều thứ 2 tại phút thứ 60 thì huyết áp của nhóm này có dấu hiệu giảm nhẹ. Huyết áp tâm trương của nhóm ketamine – acepromazine tương đối ổn định ở 45 phút đầu sau khi gây mê và tăng mạnh sau đó, từ 113mmHg lên 140mmHg, gấp 1,2 lần.
Huyết áp tâm thu
Biểu đồ 4. Tần số huyết áp tâm trương của chó thí nghiệm
Cả 2 nhóm thuốc mê đều được pha với liều gây mê được khuyến cáo bởi nhà sản xuất cho Zoletil (10mg/kg) và ketamine (10mg/kg) – acepromazine (0,2mg/kg). Vòng tròn (Biểu đồ 5) thể hiện thời gian tiêm lần 2 với liều lượng bằng hai phần 3 liều ban đầu của cả 2 nhóm thuốc mê. Sau khi tiêm liều khởi đầu thì huyết áp tâm thu ở cả 2 nhóm đều tăng. Nhóm Zoletil có huyết áp tâm thu tăng tiếp tục ngay cả sau khi tiêm liều thứ 2 vào 30 phút, đạt ngưỡng cao nhất là 108mmHg lúc 60 phút và giảm ngay sau khi được tiêm liều thứ 3, còn 88mmHg. Sau khi được tiêm liều thứ 2, huyết áp tâm thu của nhóm ketamine – acepromazine ổn định hơn, nhưng sau khi tiêm liều thứ 2 ở phút 60, huyết áp tăng cao đột ngột, đạt ngưỡng 123mmHg.
Các phản xạ của thú trong và sau quá trình phẫu thuật
Bảng 1. Các phản xạ của thú thuộc nhóm thí nghiệm ketamine – acepromazine
Bảng 2. Các phản xạ của thú thuộc nhóm đối chứng Zoletil
Số liệu thống kê ở Bảng 1 và 2 thể hiện thời gian xuất hiện các phản xạ của thú thuộc 2 nhóm thí nghiệm và đối chứng:
Về Thiệu lực, phối hợp ketamine – acepromazine cần trung bình 16,5 giây để con thú có thể nằm xuống, trong khi đó con số này là 7,8 giây ở nhóm thú được gây mê bằng Zoletil. Zoletil khởi phát quá trình mê nhanh hơn ketamine – acepromazine 2,1 lần.
Về Tmất và Txuất hiện, ketamine – acepromazine có thể làm mất phản xạ mắt trong 6 trên 10 ca gây mê chiếm tỷ lệ 60%, trong khi đó tỷ lệ này đối với nhóm được gây mê bằng Zoletil là 40%. Tmất trung bình ở nhóm thí nghiệm là 16,7 phút, chậm hơn nhóm đối chứng 1,9 phút. Txuất hiện trung bình ở nhóm thí nghiệm là 53,8 phút, nhanh hơn nhóm đối chứng 20 phút.
Về Tđứng và Tdi chuyển, khi gây mê bằng Zoletil, trung bình con vật cần 238 phút sau khi tiêm liều đầu tiên để đứng dậy và 66 phút sau đó để có thể di chuyển được thăng bằng, ổn định. Trong khi đó, nhóm ketamine – acepromazine làm thú hồi tỉnh nhanh hơn, với 125,8 phút kể từ khi tiêm liều đầu tiên con vật sẽ đứng dậy được và 26,8 phút sau đó để đi lại được bình thường.
So sánh chi phí cho từng nhóm thuốc mê
Bảng 3. So sánh chi phí cho từng nhóm thuốc mê
Đơn vị: đồng
Theo như bảng 3 về so sánh chi phí cho từng nhóm thuốc mê, ta có thể thấy được rằng thuốc mê Zoletil có giá thành cao hơn gấp nhiều lần so với ketamine – acepromazine. Tính trên 1ml thuốc mê thì Zoletil có giá 57.000 đồng, cao hơn gấp 6,1 lần so với thuốc mê ketamine (9.100 đồng) nhưng lại có liều dùng tương tự (0,1ml/kg).
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Nghiên cứu cho thấy, hiệu quả gây mê trên thú của Zoletil so với ketamine và acepromazine có sự khác biệt không đáng kể, song thời gian gây mất phản xạ mắt của Zoletil nhanh hơn nhưng hỗn hợp ketamine và acepromazine lại cho hiệu quả gây mê sâu hơn ở thú. Bên cạnh đó, giá thành của ketamine và acepromazine thấp hơn 6,1 lần so với Zoletil với liều tương tự. Vậy, nếu có thể thay thế sử dụng hỗn hợp ketamine và acepromazine thay cho Zoletil sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ cho chủ nuôi cũng như các phòng khám và tránh được việc kham hiếm mặt hàng Zoletil trên thị trường Việt Nam.
Võ Thị Trà An, Cao Nam An, Trần Vân Anh
Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
- gây mê li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất