1. Vi khuẩn và vi khuẩn gây bệnh cho vật nuôi
Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào có kích thước nhỏ (micromet, µm) nên phải quan sát dưới kính hiển vi với độ phóng đại 1000 lần). Kích thước đường kính thân của vi khuẩn từ 0,5 đến 1mm và chiều dài từ 2 đến 5mm. Vi khuẩn có nhiều hình dạng (cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn…), có điều kiện nuôi cấy khác nhau (hiếu khí, kị khí…) và có thể tồn tại ở nhiều môi trường khác nhau. Không phải tất cả vi khuẩn đều gây bệnh. Chỉ khoảng 5% vi khuẩn gây bệnh từ nhẹ, đến nghiêm trọng và có thể gây tử vong cho người và động vật.
Đặc điểm quan trọng của vi khuẩn là có thành tế bào và sự khác biệt vế cấu trúc thành tế bào là cơ sở của phương pháp nhuộm Gram (ảnh hưởng khả năng bắt màu của vi khuẩn). Từ đó, vi khuẩn được phân loại thành vi khuẩn Gram dương (bắt màu tím), vi khuẩn Gram âm (bắt màu hồng). Mycoplasma là giống trung gian giữa vi khuẩn với virus do Mycoplama không có thành tế bào và kí sinh hoàn toàn bên trong tế bào vật chủ (vi khuẩn nội bào). Một số loài trong giống Mycolasma gây bệnh cho vật nuôi.
Bảng 1. Một số vi khuẩn gây bệnh trên các cơ quan cho lợn (heo) và yếu tố lứa tuổi thường liên quan
Vi khuẩn |
Gram |
Gây bệnh |
Tuổi |
Pasteurella multocida |
– |
Viêm phổi, nhiễm trùng huyết |
1-8 tuần |
Bordeltella bronchiseptica |
– |
Viêm teo xoang mũi, phổi |
Sau 8 tuần tuổi |
Mycoplasma hyopneumoniae |
|
Viêm hô hấp mãn tính |
Lợn các lứa tuổi |
Actinobacillus pleuropneumoniae |
– |
Viêm phổi, màng phổi |
Lợn các lứa tuổi |
Actinobacillus suis |
– |
Nhiễm trùng huyết, viêm phổi dính sườn |
5-28 ngày, cai sữa đến xuất chuồng |
Streptococcus suis |
+ |
Viêm não, tim, khớp |
2-10 tuần |
Haemophilus parasuis |
– |
Viêm khớp, tim, màng bụng, sổ mũi |
2-10 tuần |
Mycoplasma hyosynoviae |
|
Viêm khớp |
Khoảng 16 tuần |
Erysipelothrix rhusiopathiae |
+ |
Dấu son (da, khớp, tim) |
Lợn thịt, lợn nái |
Escherichia coli |
– |
Tiêu chảy lợn con sơ sinh Tiêu chảy lợn con theo mẹ Tiêu chảy lợn con cai sữa |
1- 3 ngày 7-14 ngày 5-14 ngày sau cais sữa |
Clostridium perfingens |
+ |
Type C- viêm ruột hoại tử Type A- tiêu chảy |
1- 7 ngày 10- 12 ngày, lợn cai sữa |
Clostridium difficile |
+ |
Tiêu chảy, |
3- 7 ngày |
Salmonella spp |
– |
Tiêu chảy, nhiễm trùng huyết, chết |
Lợn thịt 6-16 tuần |
Lawsonia intracellularis |
|
Viêm hồi tràng, viêm ruột xuất huyết, hoại tử |
Lợn thịt, lợn lớn 16-40 tuần |
Brachyspira hyodysenteria |
|
Hồng lị |
Lợn thịt và lợn lớn, 6- 26 tuần |
Chú giải: Gram dương, Gram +; Gram âm, Gram –
Bảng 2. Một số vi khuẩn gây bệnh phổ biến cho gia cầm
Vi khuẩn |
Gram |
Bệnh |
Staphylococcus spp |
+ |
Khớp, túi lòng đỏ, nhiễm trùng huyết |
Streptococcus spp |
+ |
Khớp, túi lòng đỏ, nhiễm trùng huyết |
Clostridium perfingens |
+ |
Viêm ruột hoại tử, |
Pasteurella multocida |
– |
Hô hấp |
Haemophilus (Avibacterium) |
– |
Hô hấp |
Bordeltella |
– |
Hô hấp |
E. coli |
– |
Tiêu chảy, túi khí |
Salmonella spp |
– |
Tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm |
Ornithobacterium rhinotrachea |
– |
Hô hấp |
Riemerella anatipestifer |
– |
Hô hấp, tiêu hóa, thần kinh |
Mycoplasma spp |
Nhuộm Giemsa |
Hô hấp, khớp |
Chú giải: Gram dương, Gram +; Gram âm, Gram –
Bảng 3. Một số vi khuẩn gây bệnh phổ biến cho trâu bò
Vi khuẩn |
Gram |
Gây bệnh |
Staphylococus aureus |
+ |
Viêm vú, viêm khớp |
Streptococus spp |
+ |
Viêm vú, viêm khớp |
Erysipelothrix |
+ |
Viêm khớp |
Arcanobacterium pyogenes |
+ |
Viêm khớp, viêm tử cung |
Trueperella pyogenes |
+ |
Viêm tử cung |
Chlamydia |
– |
Viêm khớp, viêm vú |
E. coli (coliform) |
– |
Viêm vú, viêm khớp, viêm tử cung |
Salmonella |
– |
Viêm vú, tiêu chảy |
Klebsiella |
– |
Viêm vú, tiêu chảy |
Pseudomonas aeruginosa |
– |
Viêm vú |
Brucella |
– |
Viêm vú, sảy thai |
Proteus spp |
– |
Viêm vú |
Fusobacterium necrophorum |
– |
Viêm tử cung |
Histophilus somi |
– |
Viêm khớp |
Prevotella melaninogenica |
– |
Viêm tử cung, viêm khớp |
Leptospira spp |
– |
Viêm tử cung, sảy thai |
Mycoplasma bovis/ spp |
Nhuộm Giemsa |
Viêm vú, viêm khớp |
Chú giải: Gram dương, Gram +; Gram âm, Gram –
Bảng 4. Một số vi khuẩn gây bệnh phổ biến cho chó, mèo
Vi khuẩn |
Gram |
Gây bệnh |
Staphylococus aureus |
+ |
Viêm da, tai, mắt, tiết niệu, sinh dục, khớp, não |
Streptococus spp |
+ |
Viêm da, mắt, tiết niệu, sinh dục, khớp |
Clostridium spp |
+ |
Thần kinh, tiêu hóa, thần kinh |
Enterococcus spp |
+ |
Tiêu hóa |
Pasteurella multocida |
– |
Viêm da, hô hấp |
Chlamydia |
– |
Viêm mắt, khớp, viêm vú |
E. coli (coliform) |
– |
Viêm da, vú, viêm khớp, tử cung, tiết niệu |
Salmonella spp |
– |
Viêm vú, tiêu chảy |
Klebsiella spp |
– |
Viêm vú, tiêu chảy |
Pseudomonas aeruginosa |
– |
Viêm tai, tiết niệu, |
Brucella spp |
– |
Viêm vú, sảy thai |
Proteus spp |
– |
Viêm vú, tiết niệu |
Bordeltella spp |
– |
Viêm phổi |
Helicobacter spp |
– |
Viêm dạ dày |
Campylobacter spp |
– |
Viêm ruột |
Leptospira spp |
– |
Viêm tử cung, sảy thai |
Mycoplasma |
Nhuộm Giemsa |
Viêm vú, viêm khớp |
Chú giải: Gram dương, Gram +; Gram âm, Gram –
2. KHÁNG SINH
Kháng sinh (antibiotic), còn được gọi là thuốc kháng khuẩn (antibacterial agent) là những chất chiết xuất từ vi sinh vật (nấm mốc, vi khuẩn) hoặc các hóa dược tổng hợp có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Ở liều điều trị, kháng sinh nào có tác dụng kìm hãm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn thì được gọi là “các thuốc kìm khuẩn”, còn kháng sinh nào có tác dụng giết chết vi khuẩn thì được gọi là “các thuốc diệt khuẩn”.
Kháng sinh được phân loại theo nhiều cách: theo cấu trúc hóa học; theo tác động kháng khuẩn; theo cơ chế kháng khuẩn; theo mức độ quan trọng đối với nhân y, thú y; theo thứ tự ưu tiên trong chọn lựa sử dụng.
3. PHÂN LOẠI KHÁNG SINH
- Theo cấu trúc hóa học
Các kháng sinh trong nhóm sẽ có cấu trúc hóa học chung. Ví dụ, tất cả các kháng sinh như ampicillin, amoxicillin, ceftiofur …đều có vòng beta-lactam trong công thức hóa học. Chính vì thế kháng sinh trong nhóm thường có một số đặc điểm dược lý giống nhau. Các nhóm kháng sinh được phân loại theo cấu trúc như sau:
Beta-lactam (gồm penicillin và cephalosporin): penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalothin, ceftiofur…
Aminoglycoside: streptomycin, gentamicin, kanamycin, neomycin…
Polypeptide: colistin, bacitracin, polymyxin, enramycin…
Tetracycline: tetracycline, oxytetracycline, chlotetracycline, doxycycline…
Amphenicol: chloramphenicol, thiamphenicol, florfenicol…
Macrolide: erythromycin, spiramycin, tylosin, josamycin, kistasamycin, tulathromycin, gamithromycin, tildipirosin…
Họ hàng với macrolide (MLP): lincomycin, pleuromutilin, tiamulin… Sulfonamide: sulfaguanidin, sulfacetamide, sulfamethoxazole… Diaminopyrimidine: trimethoprim, diaveridin, ormethoprim…
Quinolone (gồm fluoroquinolone): acid nalidixic, flumequin, norfloxacin, enrofloxacin, marbofloxacin…
Nitrofuran: nitrofurazone, furazolidone, furaltadone…
Các nhóm khác: glycopeptide, rifampin …
3.2. Theo tác động kháng khuẩn
Kháng sinh có thể được phân loại theo tác động dược lý và chúng được chia làm hai nhóm (kháng sinh kìm khuẩn/tĩnh khuẩn và kháng sinh sát khuẩn/ diệt khuẩn). Sự phân biệt này chỉ có tính tương đối vì bất kỳ kháng sinh nào cũng có tác dụng kìm khuẩn và sát khuẩn tùy theo liều lượng cung cấp. Tuy nhiên, đối với những kháng sinh chỉ có tác dụng sát khuẩn ở nồng độ rất cao, ở nồng độ có thể gây độc tính hoặc tai biến, thì chỉ được sử dụng với mục đích kìm khuẩn ở liều thấp hơn.
Kháng sinh kìm khuẩn (hay tĩnh khuẩn) không có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh mà chỉ có tác dụng ức chế sự nhân lên của chúng. Nhóm này gồm tetracycline, macrolide, lincosamide, phenicol, sulfonamide, diaminopyrimidine.
Kháng sinh sát khuẩn (hay diệt khuẩn) có hoạt tính tiêu diệt vi khuẩn. Nhóm này gồm: (1) các kháng sinh sát khuẩn phụ thuộc nồng độ như aminoglycoside, fluoroquinolone (khi tác động trên vi khuẩn G-), polypeptide và sulfonamide kết hợp với diaminopyrimidin. Tốc độ sát khuẩn của chúng phụ thuộc nồng độ đạt được trong máu. Hiệu lực của những kháng sinh này thường rất nhanh chóng. Nhìn chung chỉ cần cấp kháng sinh nhóm này 1-2 lần trong ngày. (2) kháng sinh sát khuẩn phụ thuộc thời gian như beta-lactam, glycopeptide, quinolone (khi tác động trên Staphylococcus), rifampicin. Tốc độ sát khuẩn phụ thuộc thời gian vi khuẩn tiếp xúc kháng sinh ở nồng độ lớn hơn hay bằng nồng độ ức chế tối thiểu (MIC). Hiệu lực sát khuẩn của những kháng sinh này thường xảy ra chậm và khi sử dụng chúng ta phải chia tổng liều thành nhiều liều nhỏ trong ngày.
3.3. Theo cơ chế tác động
Kháng sinh ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn: beta-lactam, bacitracin, vancomycin Kháng sinh làm xáo trộn chức năng màng tế bào vi khuẩn: colistin, polymyxin.
Kháng sinh ức chế tổng hợp protein: nhóm tetracycline, aminoglycoside tác động lên ribosome 30S của vi khuẩn; nhóm phenicol và macrolide tác động lên tiểu đơn vị 50S của vi khuẩn.
Kháng sinh ức chế quá trình nhân đôi DNA của vi khuẩn: quinolone
Kháng sinh can thiệp vào quá trình tổng hợp acid folic của vi khuẩn: sulfamide.
3.4. Theo mức độ quan trọng đối với nhân y và thú y
Danh mục về các chất kháng sinh cực kỳ quan trọng dùng cho con người trong trong ngành y tế của WHO.
Bảng 5. Các nhóm kháng sinh theo mức độ quan trọng cho nhân y (WHO, 2018)
Nhóm kháng sinh |
Ví dụ các kháng sinh |
CÁC KHÁNG SINH CỰC KỲ QUAN TRỌNG |
|
Aminoglycoside |
gentamicin |
Ansamycin |
rifampicin |
Carbapenem và các penem |
meropenem |
Cephalosporin (thế hệ thứ 3, 4, 5) |
ceftriaxone, cefepime, ceftaroline, |
Glycopeptide |
vancomycin |
Glycylcycline |
tigecycline |
Lipopeptide |
daptomycin |
Macrolide và ketolide |
azithromycin, erythromycin, |
Monobactam |
aztreonam |
Oxazolidinone |
linezolid |
Penicillin (antipseudomonal) |
piperacillin |
Penicillin (aminopenicillin) |
ampicillin |
Penicillin (aminopenicillin + kháng betalactamase) |
amoxicillin-clavulanic-acid |
Dẫn chất của Phosphonic acid |
fosfomycin |
Polymyxin |
colistin |
Quinolone |
ciprofloxacin |
Thuốc trị lao |
isoniazid |
KHÁNG SINH RẤT QUAN TRỌNG |
|
Amphenicol |
chloramphenicol, thiamphenicol |
Cephalosporin (thế hệ thứ nhất và hai) |
cefazolin |
Lincosamide |
clindamycin |
Penicillin (amidinopenicillins) |
mecillinam |
Penicillins (anti-staphylococcal) |
flucloxacillin |
Penicillins (narrow spectrum) |
benzathine-benzylpenicillin, |
Pseudomonic acids |
mupirocin |
Riminofenazines |
clofazimine |
Steroid antibacterials |
fusidic acid |
Streptogramins |
quinupristin/dalfopristin |
Sulfonamides, dihydrofolate reductase |
sulfamethoxazole, trimethoprim |
Sulfones |
dapsone |
Tetracyclines |
chlortetracycline |
CÁC KHÁNG SINH QUAN TRỌNG |
|
Aminocyclitols |
spectinomycin |
Cyclic polypeptides |
bacitracin |
Nitrofuran derivatives |
nitrofurantoin |
Nitroimidazoles |
metronidazole |
Pleuromutilins |
retapamulin |
CÁC KHÁNG SINH KHÔNG DÙNG TRONG NHÂN Y |
|
Aminocoumarin |
novobiocin |
Arsenical |
roxarsone, nitarsone |
Bicyclomycin |
bicozamycin |
Orthosomycin |
avilamycin |
Phosphoglycolipid |
bambermycin (=flavomycin) |
Ionophore |
asalocid, monensin, narasin, |
Quinoxaline |
carbadox, olaquindox |
Tổ chức thú y thế giới (OIE) đã đưa ra một Danh mục các loại hoạt chất kháng sinh theo tầm quan trọng của chúng dùng trong thú y. Đây chính là cơ sở ưu tiên chọn kháng sinh dùng trong điều trị. Danh mục này được chia thành ba nhóm (chi tiết trình bày ở mục 7): Các chất kháng sinh cực kỳ quan trọng trong thú y; Các chất kháng sinh rất quan trọng trong thú y; Các chất kháng sinh quan trọng trong thú y
Kháng sinh ức chế tổng hợp protein: nhóm tetracycline, aminoglycoside tác động lên ribosome 30S của vi khuẩn; nhóm phenicol và macrolide tác động lên tiểu đơn vị 50S của vi khuẩn.
Kháng sinh ức chế quá trình nhân đôi DNA của vi khuẩn: quinolone
Kháng sinh can thiệp vào quá trình tổng hợp acid folic của vi khuẩn: sulfamide.
3.5. Theo mức độ quan trọng đối với nhân y và thú y
Danh mục về các chất kháng sinh cực kỳ quan trọng dùng cho con người trong trong ngành y tế của WHO.
Bảng 5. Các nhóm kháng sinh theo mức độ quan trọng cho nhân y (WHO, 2018)
Nhóm kháng sinh |
Ví dụ các kháng sinh |
CÁC KHÁNG SINH CỰC KỲ QUAN TRỌNG |
|
Aminoglycoside |
gentamicin |
Ansamycin |
rifampicin |
Carbapenem và các penem |
meropenem |
Cephalosporin (thế hệ thứ 3, 4, 5) |
ceftriaxone, cefepime, ceftaroline, |
Glycopeptide |
vancomycin |
Glycylcycline |
tigecycline |
Lipopeptide |
daptomycin |
Macrolide và ketolide |
azithromycin, erythromycin, |
Monobactam |
aztreonam |
Oxazolidinone |
linezolid |
Penicillin (antipseudomonal) |
piperacillin |
Penicillin (aminopenicillin) |
ampicillin |
Penicillin (aminopenicillin + kháng betalactamase) |
amoxicillin-clavulanic-acid |
Dẫn chất của Phosphonic acid |
fosfomycin |
Polymyxin |
colistin |
Quinolone |
ciprofloxacin |
Thuốc trị lao |
isoniazid |
KHÁNG SINH RẤT QUAN TRỌNG |
|
Amphenicol |
chloramphenicol, thiamphenicol |
Cephalosporin (thế hệ thứ nhất và hai) |
cefazolin |
Lincosamide |
clindamycin |
Penicillin (amidinopenicillins) |
mecillinam |
Penicillins (anti-staphylococcal) |
flucloxacillin |
Penicillins (narrow spectrum) |
benzathine-benzylpenicillin, |
Pseudomonic acids |
mupirocin |
Riminofenazines |
clofazimine |
Steroid antibacterials |
fusidic acid |
Streptogramins |
quinupristin/dalfopristin |
Sulfonamides, dihydrofolate reductase |
sulfamethoxazole, trimethoprim |
Sulfones |
dapsone |
Tetracyclines |
chlortetracycline |
CÁC KHÁNG SINH QUAN TRỌNG |
|
Aminocyclitols |
spectinomycin |
Cyclic polypeptides |
bacitracin |
Nitrofuran derivatives |
nitrofurantoin |
Nitroimidazoles |
metronidazole |
Pleuromutilins |
retapamulin |
CÁC KHÁNG SINH KHÔNG DÙNG TRONG NHÂN Y |
|
Aminocoumarin |
novobiocin |
Arsenical |
roxarsone, nitarsone |
Bicyclomycin |
bicozamycin |
Orthosomycin |
avilamycin |
Phosphoglycolipid |
bambermycin (=flavomycin) |
Ionophore |
asalocid, monensin, narasin, |
Quinoxaline |
carbadox, olaquindox |
Tổ chức thú y thế giới (OIE) đã đưa ra một Danh mục các loại hoạt chất kháng sinh theo tầm quan trọng của chúng dùng trong thú y. Đây chính là cơ sở ưu tiên chọn kháng sinh dùng trong điều trị. Danh mục này được chia thành ba nhóm (chi tiết trình bày ở mục 7): Các chất kháng sinh cực kỳ quan trọng trong thú y; Các chất kháng sinh rất quan trọng trong thú y; Các chất kháng sinh quan trọng trong thú y
Theo các Chuyên gia của các tổ chức FAO, WHO và OIE, danh mục các chất kháng sinh có tầm quan trọng trong thú y nên được sửa đổi một cách thường xuyên, dựa trên ý kiến của chuyên gia trên cơ sở các bằng chứng/ số liệu khoa học được cập nhật. Tổ chức OIE sẽ tiếp tục cải tiến việc phân loại các chất kháng sinh trên cơ sở tôn trọng tầm quan trọng của chúng trong việc điều trị các bệnh cụ thể ở động vật, trên cơ sở có tính đến Danh mục về các chất kháng sinh cực kỳ quan trọng dùng cho con người trong ngành y tế của WHO.
Nguồn: Cục Thú y
- sử dụng kháng sinh li>
- giải pháp sử dụng kháng sinh li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
T7,21/12/2024
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất