Mèo có thể tự làm sạch lông trên cơ thể bằng cách liếm lông nhiều lần trong ngày, điều này khó thực hiện hơn với các giống mèo có bộ lông dày và dài. Cùng với đó, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, vùng miền nào cũng có ít nhất một mùa mưa trong năm, độ ẩm không khí cao.
Vào mùa hè nóng bức với nhiệt độ 38-39℃, mèo sẽ thường xuyên tìm những nơi mát mẻ để nằm, vì thế mèo khó thích nghi, đề kháng yếu, đặc biệt dễ mắc các bệnh lý về da. Trong đó, bệnh nấm da do Trichophyton spp. đang rất phổ biến. Ngoài việc tác động đến sức khỏe của mèo làm bỏ ăn, stress, suy giảm đề kháng da, Trichophyton spp. còn khiến mèo rụng lông, hạn chế mọc lông, bộ lông xơ xác, thay đổi sắc tố da và có mùi hôi đặc trưng…
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định các biểu hiện triệu chứng của mèo mắc bệnh nấm da do Trichophyton spp. và đánh giá hiệu quả phác đồ điều trị tại Bệnh viện thú y Mỹ Đình.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8 năm 2023 đến tháng 2 năm 2024 tại Bệnh viện thú y Mỹ Đình. Đối tượng nghiên cứu là những mèo được kết luận mắc bệnh nấm da do Trichophyton spp. khi tới khám và điều trị tại bệnh viện.
Tiến hành theo dõi các biểu hiện triệu chứng trên 29 mèo và đánh giá hiệu quả điều trị trên 27 mèo được kết luận mắc nấm da do Trichophyton spp.. Quy trình chẩn đoán mèo nghi mắc nấm da do Trichophyton spp. tại Bệnh viện gồm 2 phần: kiểm tra lông da bằng đèn Wood, quan sát màu sắc của vùng phản quang; Khi có các biểu hiện bất thường trên da, tiến hành xét nghiệm tế bào học bằng phương pháp nhuộm Diff-Quik để định danh mầm bệnh. Mức độ bệnh được phân theo 3 cấp độ là bệnh nhẹ, bệnh trung bình và bệnh nặng. Mèo sau khi kết luận mắc nấm do Trichophyton spp. được chia làm 2 lô thử nghiệm sử dụng phác đồ có hoạt chất Intraconazole và Ketoconazole, kết hợp sử dụng thuốc xịt Piroctone Olamin hoặc thuốc bôi Flucazole với cả 2 phác đồ.
Triệu chứng trên da của mèo mắc nấm do Trichophyton spp.
Kết quả nghiên cứu
Triệu chứng điển hình và hay gặp của mèo mắc nấm da do Trichophyton spp. khi mang đến Bệnh viện là rụng lông và ngứa chiếm tỷ lệ 100%, tổn thương dạng vảy hình tròn (89,66%), mảng bờ có vảy nối cao (82,76%), vết tổn thương có xu hướng lành ở giữa (65,52%) và những ca mắc bệnh nặng sẽ dẫn đến chán ăn (10,34%).
Trong tổng số 29 ca được kết luận mắc nấm da do Trichophyton spp. có 2 ca (6,90%) không tiến hành điều trị do ý kiến chủ quan từ chủ vật nuôi. Tỷ lệ điều trị thành công của 2 phác đồ lần lượt là 92,86% với phác đồ sử dụng Intraconazole và 84,61% với phác đồ dùng Ketoconazole. Trong đó 7,41% ca bệnh điều trị không thành công, nguyên nhân có thể do mèo nhiễm bệnh kế phát hoặc nhiễm thêm bệnh khác làm ảnh hưởng tới khả năng hồi phục của mèo. Cùng với đó, khả năng điều trị thành công theo mức độ bệnh nhẹ, trung bình và nặng lần lượt là 100,00%, 94,44% và 66,67%.
Kết luận
Các triệu chứng điển hình của mèo mắc bệnh nấm da do chủng Trichophyton spp. bao gồm: rụng lông và ngứa (100%), tổn thương dạng vảy hình tròn (89,66%), mảng bờ có vảy nối cao (82,76%), vết tổn thương có xu hướng lành ở giữa (65,52%) và chán ăn (10,34%). Tỷ lệ khỏi bệnh khi sử dụng phác đồ Intraconazole cao hơn phác đồ Ketoconazole lần lượt là 92,86% và 84,61%. Khả năng điều trị thành công nấm da do Trichophyton spp. tỷ lệ nghịch với mức độ tình trạng bệnh của mèo.
Tác giả: Nguyễn Văn Phương, Bộ môn Kí sinh trùng, Khoa thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- bệnh nấm da ở mèo li>
- bệnh nấm da li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất