Mèo có thể tự làm sạch lông trên cơ thể bằng cách liếm lông nhiều lần trong ngày, điều này khó thực hiện hơn với các giống mèo có bộ lông dày và dài. Cùng với đó, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, vùng miền nào cũng có ít nhất một mùa mưa trong năm, độ ẩm không khí cao.
Vào mùa hè nóng bức với nhiệt độ 38-39℃, mèo sẽ thường xuyên tìm những nơi mát mẻ để nằm, vì thế mèo khó thích nghi, đề kháng yếu, đặc biệt dễ mắc các bệnh lý về da. Trong đó, bệnh nấm da do Trichophyton spp. đang rất phổ biến. Ngoài việc tác động đến sức khỏe của mèo làm bỏ ăn, stress, suy giảm đề kháng da, Trichophyton spp. còn khiến mèo rụng lông, hạn chế mọc lông, bộ lông xơ xác, thay đổi sắc tố da và có mùi hôi đặc trưng…
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định các biểu hiện triệu chứng của mèo mắc bệnh nấm da do Trichophyton spp. và đánh giá hiệu quả phác đồ điều trị tại Bệnh viện thú y Mỹ Đình.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8 năm 2023 đến tháng 2 năm 2024 tại Bệnh viện thú y Mỹ Đình. Đối tượng nghiên cứu là những mèo được kết luận mắc bệnh nấm da do Trichophyton spp. khi tới khám và điều trị tại bệnh viện.
Tiến hành theo dõi các biểu hiện triệu chứng trên 29 mèo và đánh giá hiệu quả điều trị trên 27 mèo được kết luận mắc nấm da do Trichophyton spp.. Quy trình chẩn đoán mèo nghi mắc nấm da do Trichophyton spp. tại Bệnh viện gồm 2 phần: kiểm tra lông da bằng đèn Wood, quan sát màu sắc của vùng phản quang; Khi có các biểu hiện bất thường trên da, tiến hành xét nghiệm tế bào học bằng phương pháp nhuộm Diff-Quik để định danh mầm bệnh. Mức độ bệnh được phân theo 3 cấp độ là bệnh nhẹ, bệnh trung bình và bệnh nặng. Mèo sau khi kết luận mắc nấm do Trichophyton spp. được chia làm 2 lô thử nghiệm sử dụng phác đồ có hoạt chất Intraconazole và Ketoconazole, kết hợp sử dụng thuốc xịt Piroctone Olamin hoặc thuốc bôi Flucazole với cả 2 phác đồ.
Triệu chứng trên da của mèo mắc nấm do Trichophyton spp.
Kết quả nghiên cứu
Triệu chứng điển hình và hay gặp của mèo mắc nấm da do Trichophyton spp. khi mang đến Bệnh viện là rụng lông và ngứa chiếm tỷ lệ 100%, tổn thương dạng vảy hình tròn (89,66%), mảng bờ có vảy nối cao (82,76%), vết tổn thương có xu hướng lành ở giữa (65,52%) và những ca mắc bệnh nặng sẽ dẫn đến chán ăn (10,34%).
Trong tổng số 29 ca được kết luận mắc nấm da do Trichophyton spp. có 2 ca (6,90%) không tiến hành điều trị do ý kiến chủ quan từ chủ vật nuôi. Tỷ lệ điều trị thành công của 2 phác đồ lần lượt là 92,86% với phác đồ sử dụng Intraconazole và 84,61% với phác đồ dùng Ketoconazole. Trong đó 7,41% ca bệnh điều trị không thành công, nguyên nhân có thể do mèo nhiễm bệnh kế phát hoặc nhiễm thêm bệnh khác làm ảnh hưởng tới khả năng hồi phục của mèo. Cùng với đó, khả năng điều trị thành công theo mức độ bệnh nhẹ, trung bình và nặng lần lượt là 100,00%, 94,44% và 66,67%.
Kết luận
Các triệu chứng điển hình của mèo mắc bệnh nấm da do chủng Trichophyton spp. bao gồm: rụng lông và ngứa (100%), tổn thương dạng vảy hình tròn (89,66%), mảng bờ có vảy nối cao (82,76%), vết tổn thương có xu hướng lành ở giữa (65,52%) và chán ăn (10,34%). Tỷ lệ khỏi bệnh khi sử dụng phác đồ Intraconazole cao hơn phác đồ Ketoconazole lần lượt là 92,86% và 84,61%. Khả năng điều trị thành công nấm da do Trichophyton spp. tỷ lệ nghịch với mức độ tình trạng bệnh của mèo.
Tác giả: Nguyễn Văn Phương, Bộ môn Kí sinh trùng, Khoa thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- bệnh nấm da ở mèo li>
- bệnh nấm da li> ul>
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
T3,14/01/2025
- Phát triển chăn nuôi tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
- Philippines cho phép nhập khẩu thịt gia cầm và thịt lợn từ Argentina
- Trong ngày 12/1, liên tiếp trại chăn nuôi bị cháy do chập điện gây thiệt hại lớn
- Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới
- Tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng – cánh cửa mở cho chăn nuôi bền vững tại Việt Nam
- Bộ NNPTNT trình Chính phủ dự thảo Nghị định mới: Đột phá về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật
- Bộ NN&PTNT chỉ đạo khẩn ngăn chặn vận chuyển động vật trái phép qua biên giới
- Tổng cục Hải quan nói gì khi doanh nghiệp không được ưu đãi thuế 1% với khô dầu đậu tương
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất