[Chăn nuôi Việt Nam] – Sáng ngày 9/6/2025, tại tỉnh Hưng Yên, Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam đã xuất khẩu lô vaccine Dịch tả lợn châu Phi AVAC ASF LIVE 120.000 liều đầu tiên sang Indonesia.
Sự kiện có sự chứng kiến của lãnh đạo của Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ NN&MT) và nhiều cơ quan báo chí.
Khẳng định vị thế vaccine thú y trên bản đồ quốc tế
Theo đó, sau gần 3 năm đăng ký lưu hành, sản phẩm này đã được Bộ Nông nghiệp Indonesia phê duyệt sử dụng theo Quyết định số 3693/KPTS/PK.350/FI.04/2025 ngày 23/4/2025. Đơn vị nhập khẩu và phân phối vắc-xin ASF là công ty PT. Biotis Prima Agrisindo, địa chỉ tại Kp. Curug RT. 04RW. 004, Curug, Gunung Sindur Kab. Bogor, Jawa Barat, 16340, Indonesia.
Lãnh đạo Cục Chăn nuôi và Thú y, Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam kiểm tra lô hàng vaccine AVAC ASF LIVE xuất khẩu sang Indonesia
Như vậy, Indonesia trở thành quốc gia thứ ba, sau Việt Nam và Philippines, chính thức cho phép lưu hành vắc-xin AVAC ASF LIVE. Đây là loại vắc-xin sống nhược độc đầu tiên trên thế giới được phát triển thành công và đưa vào thương mại hóa, do Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam nghiên cứu và sản xuất. Thành tựu này không chỉ thể hiện năng lực khoa học công nghệ tiên tiến của Việt Nam mà còn khẳng định vị thế của ngành vắc-xin thú y nước nhà trên bản đồ quốc tế.
Có mặt tại lễ xuất khẩu lô vaccine của Công ty AVAC, ông Lê Toàn Thắng, Trưởng phòng Quản lý thuốc thú y, Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, hiện nay, Việt Nam có 12 công ty sản xuất vaccine thú y, với hơn 200 loại. Về cơ bản, các sản phẩm này đã đáp ứng được nhu cầu phòng bệnh cho gia súc, gia cầm trong nước và đang hướng tới xuất khẩu.
Đối với các lô vaccine xuất khẩu đều phải trải qua quá trình đánh giá độc lập, kiểm nghiệm và khảo nghiệm tại nước nhập khẩu. Nếu đáp ứng yêu cầu, các quốc gia đó mới cấp phép nhập khẩu và cho phép lưu hành.
Do đó, việc xuất khẩu thành công lô vaccine AVAC ASF LIVE đầu tiên sang Indonesia đã thể hiện được chất lượng, hiệu quả trong phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi của vaccine này. Việc Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh cũng là minh chứng cho sự tin tưởng vào chất lượng vaccine dịch tả lợn châu Phi, từ đó góp phần thúc đẩy khả năng xuất khẩu.
Đã có hơn 3,5 triệu liều vaccine AVAC ASF LIVE được đưa ra thị trường
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Điệp, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam: “Tính đến thời điểm hiện tại, AVAC đã cung ứng hơn 3,5 triệu liều vắc-xin AVAC ASF LIVE ra thị trường, trong đó:
(1) Khoảng 3 triệu liều được sử dụng tại Việt Nam, góp phần kiểm soát hiệu quả Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) trên diện rộng.
(2) Gần 500.000 liều đã được xuất khẩu sang Philippines và Nigeria, nhận được phản hồi tích cực từ các thị trường này.
Hình ảnh vaccine AVAC ASF LIVE xuất khẩu sang Indonesia
Hiện tại, sản phẩm đang trong quá trình đăng ký tại nhiều quốc gia khác như Ấn Độ, Malaysia, Nepal, Myanmar và một số thị trường tiềm năng khác. Để đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế, AVAC duy trì dự trữ khoảng 1,5 triệu liều, sẵn sàng cung ứng trong các tình huống khẩn cấp”.
Đồng thời, theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Điệp, tại Việt Nam, vắc-xin AVAC ASF LIVE đã được triển khai tiêm phòng diện rộng trên đàn lợn thịt tại nhiều địa phương như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Trà Vinh… với sự hỗ trợ từ ngân sách địa phương. Kết quả thực tiễn cho thấy vắc-xin mang lại hiệu quả rõ rệt, đảm bảo an toàn cao và không ghi nhận trường hợp tái phát dịch sau khi tiêm. Đã có trên 800.000 liều vaccine được các tỉnh mua bằng ngân sách để tiêm.
Hà Ngân
Vì sao người chăn nuôi còn e dè, do dự trong sử dụng vaccine Dịch tả lợn châu Phi?
Ông Nguyễn Văn Điệp, Tổng giám đốc AVAC đưa ra một số lí giải vì sao vaccine còn sử dụng ít và chậm đưa vào sử dụng: Người chăn nuôi còn do dự với vaccine mới, do công ty nội địa sản xuất; sự lo ngại về tính an toàn, nhầm lẫn về chủng vaccine; sự xuất hiện vaccine kém chất lượng, không rõ nguồn gốc; vaccine ASF hiện nay mới được cấp phép cho lợn thịt; giá vaccine cao so với những loại khác, chưa có hỗ trợ nhiều từ nhà nước; truyền thông và dữ liệu, mô hình thành công còn hạn chế; chưa có tiêu chuẩn về vaccine ASF của WOAH…
Ông Nguyễn Văn Điệp trao đổi với các nhà báo và lãnh đạo Cục Chăn nuôi và Thú y
Ông Điệp cũng lí giải vì sao dịch ASF còn bùng nổ gần đây do: Quản lý dịch bệnh và an toàn sinh học là chưa đủ; tỷ lệ tiêm phòng vaccine còn thấp (dưới 10%),và chưa tạo đủ được miễn dịch quần thể (để tạo miễn dịch quần thể, thỉ tỉ lệ tiêm phòng phải đạt được từ 73-74%); có sự xuất hiện của chủng lai giữa genotype I và II mà vaccine còn không bảo hộ hiệu quả.
Tổng giám đốc AVAC cũng có lưu ý cho người chăn nuôi đó là, vaccine AVAC ASF LIVE đã được cấp phép lưu hành để sử dụng cho lợn thịt từ tháng 7/2022, đang trong quá trình xin cấp phép bổ sung trên đối tượng lợn nái và lợn đực giống.
Theo dữ liệu nghiên cứu của nhà sản xuất, vaccine AVAC ASF LIVE an toàn, hiệu quả với lợn nái và đực giống theo quy trình sử dụng sau: Không tiêm cho lợn nái đang mang thai, chỉ tiêm cho lợn khỏe mạnh. Không sử dụng các loại (chủng) vaccine dịch tả lợn châu Phi sống nhược độc khác nhau cho cùng một cá thể hay cùng đàn lợn. Không sử dụng vaccine AVAC ASF LIVE cho những cá thể hay đàn lợn đã nhiễm virus ASF thực địa.
“Cần cân bằng lợi ích – nguy cơ biến chủng khi đưa sử dụng vaccine vào khu vực/nước chưa có dịch hoặc đã có dịch, mục đích giảm thiệt hại hay loại bỏ mầm bệnh. Vì vậy, cần hiểu đúng để sử dụng hiệu quả vaccine: Đưa đúng đối tượng, đúng thời điểm, tạo được miễn dịch đàn; khảo sát dịch tễ và sự biến đổi của vi rút để có chiến lược sử dụng, phát triển vaccine..”, Tổng giám đốc AVAC nhấn mạnh.
- vắc xin dịch tả lợn Châu Phi li>
- avac li>
- AVAC ASF LIVE li> ul>
- Mavin Feed đồng hành cung nhà chăn nuôi chung tay phòng chống ASF
- Luật Chăn nuôi mới: Cơ hội và thách thức cho ngành thịt Việt Nam
- EU thúc đẩy kiểm soát kháng thuốc kháng sinh thông qua biện pháp SPS
- Giàu lên nhờ nuôi heo kết hợp trồng cây ăn trái
- Căng thẳng thương mại nắn lại dòng chảy ngô và đậu tương Mỹ
- Bỏ chức giám đốc nhà máy, về quê làm trang trại nuôi gà
- Thực hư hình ảnh hàng trăm xác lợn chết trên kênh Phước Hòa-Dầu Tiếng
- Đi tìm bản đồ miễn dịch cho ngành chăn nuôi
- Giá heo hơi hôm nay 23/6: Thị trường đi ngang trong sáng đầu tuần
- Mô hình chăn nuôi bò lai an toàn, khép kín
Tin mới nhất
T4,25/06/2025
- Mavin Feed đồng hành cung nhà chăn nuôi chung tay phòng chống ASF
- Luật Chăn nuôi mới: Cơ hội và thách thức cho ngành thịt Việt Nam
- EU thúc đẩy kiểm soát kháng thuốc kháng sinh thông qua biện pháp SPS
- Tập đoàn TH đón nhận giải thưởng “Vinh quang Việt Nam” năm 2025
- Giàu lên nhờ nuôi heo kết hợp trồng cây ăn trái
- Căng thẳng thương mại nắn lại dòng chảy ngô và đậu tương Mỹ
- Bỏ chức giám đốc nhà máy, về quê làm trang trại nuôi gà
- Thực hư hình ảnh hàng trăm xác lợn chết trên kênh Phước Hòa-Dầu Tiếng
- Đi tìm bản đồ miễn dịch cho ngành chăn nuôi
- Giá heo hơi hôm nay 23/6: Thị trường đi ngang trong sáng đầu tuần
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
Bình luận mới nhất