1. ĐẶC ĐIỂM:
Bệnh gây ra những khối to tại các vị trí như cơ bắp, cơ đùi, tạo thành bọc có mủ dẫn đến vùng cơ bị xơ (Áp-xe). Đây không phải là bệnh lây lan truyền nhiễm, nhưng có ảnh hưởng nhất định đến khả năng sản xuất trên bò sữa.
2. NGUYÊN NHÂN:
Có hai nguyên nhân chính:
– Do tác động cơ học: là sự va chạm mạnh do bò bị hoảng sợ, chạy nhảy đụng vào gây tổn thương vùng cơ mà không được quan tâm điều trị tích cực.
– Do tác động hóa học: việc tiêm thuốc không đúng kỹ thuật, kim tiêm không đúng kích cỡ cho từng vị trí tiêm; hoặc do loại thuốc tiêm có chất nhủ dầu không hấp thu được vào máu, gây hiện tượng viêm cơ (áp-xe) tại vị trí tiêm thuốc.
3. TRIỆU CHỨNG:
Có hai dạng viêm cơ:
– Thể cấp tính: có hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau ngay ở vị trí bị viêm, bò giảm ăn, thân nhiệt tăng cao (39 – 40 độ C), năng suất sữa giảm nhẹ.
– Thể mãn tính: không có hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau nhưng tại vùng cơ bị viêm nổi cục u cứng. Nếu không được điều trị, khối u ngày càng phát triển to dần, vùng cơ tại chỗ viêm căng cứng, mất cảm giác.
4. ĐIỀU TRỊ:
* Thể cấp tính:
– Dùng kháng sinh Amoxillin 20ml/con/ngày, liên tục trong 3 ngày.
– Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt: Analgine + Vitamin C, liên tục trong 3 ngày.
* Thể mãn tính:
– Gây tê xung quanh vùng viêm bằng Novocain (liều 20ml/ con), sau đó phẩu thuật lấy hết chất dịch mủ trong khối u nơi bị viêm ra.
– Đặt ống dẫn để vết thương tiết dịch viêm ra trong những ngày sau khi phẩu thuật.
– Dùng Penecilline bột bơm trực tiếp vào vết thương liên tục trong 1 tuần.
– Tiêm kháng sinh Amoxilline 20ml/ con/ ngày, liên tục trong 1 tuần.
Chú ý: giữ vệ sinh sạch sẽ nơi vết thương và không sử dụng sữa trong suốt thời gian điều trị bệnh.
5. PHÒNG BỆNH:
– Nắm vững kỹ thuật khi tiêm thuốc cho bò, tránh gây những ổ viêm (áp-xe).
– Bố trí chuồng trại hợp lý, mật độ vừa phải. Tránh những kích động hoặc rượt đuổi làm bò bị va chạm, tổn thương.
Nguồn: khoahocchonhanong
- trang trại bò sữa li>
- chăn nuôi bò sữa li>
- bệnh viêm cơ trên bò sữa li> ul>
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất