[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hiện nay, chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng, mang nhiều lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, đây cũng là ngành phát thải một lượng lớn chất thải gây áp lực lên môi trường và sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là các trang trại chăn nuôi heo quy mô lớn với lượng chất thải khổng lồ. Thay vì xem nó là một gánh nặng phải giải quyết, chúng ta có thể lựa chọn các phương pháp xử lý phù hợp, tận dụng và biến chúng thành tài nguyên quý giá. Bằng cách nào và làm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Những loại chất thải từ ngành chăn nuôi heo
Tại một trang trại chăn nuôi heo thông thường các loại chất thải gồm có:
- Chất thải rắn: Bao gồm phân heo chứa nhiều chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, vi khuẩn gây bệnh và các loại thức ăn dư không tiêu thụ hết, bị đổ bỏ.
- Chất thải lỏng: Gồm nước tiểu, nước tắm, nước rửa chuồng, nước rửa dụng cụ vệ sinh…
- Chất thải khí như Ammonia (NH3) từ phân và nước tiểu, gây mùi hôi và ô nhiễm không khí. Khí Methane (CH4) và Carbon dioxide (CO2) phát sinh từ quá trình phân hủy phân và thức ăn thừa.
Lượng chất thải nói chung của một trang trại quy mô từ 1.000 con trở lên là vô cùng nhiều, chất thải thải ra mỗi ngày gây áp lực xử lý lên các trang trại rất nặng nề. Tuy nhiên, hầu hết các trang trại hiện nay chưa có biện pháp tái sử dụng chất thải hiệu quả, gây lãng phí nguồn tài nguyên này. Theo thống kê, lượng chất thải phát sinh trên 01 con heo được ước tính như sau:
- Phân heo: Một con heo trưởng thành trung bình có thể thải ra khoảng 2,5-3 kg phân mỗi ngày.
- Nước tiểu: Lượng nước tiểu thải ra khoảng 3-5,5 lít mỗi ngày .
- Khí thải: Một con heo có thể thải ra khoảng 1,5 kg khí CO2 tương đương mỗi ngày từ các hoạt động tiêu hóa và phân hủy chất thải.
(Các số liệu trên được tổng hợp từ nguồn Wikifarmer và báo cáo từ các trung tâm nghiên cứu môi trường của Chính phủ Anh như Clemson University, South Carolina).
Giải pháp sinh học BIOGENCY với thông điệp “Chất thải chăn nuôi là tài nguyên”
Chất thải chăn nuôi heo là nguồn tài nguyên hữu dụng khi tái sử dụng hiệu quả. Áp dụng công nghệ phù hợp để biến chất thải thành tài nguyên giúp chủ trang trại, chủ đầu tư giảm chi phí, tăng lợi nhuận, giảm ô nhiễm môi trường, cải thiện sức khỏe cộng đồng và vật nuôi, nâng cao uy tín xã hội và tạo thêm thu nhập từ sản phẩm phụ. Chất thải có thể trở thành phân hữu cơ, khí biogas và nước tưới tái sử dụng, mang lại nhiều lợi ích kinh tế và môi trường.
Trong ngành chăn nuôi, BIOGENCY ứng dụng các sản phẩm chứa đặc chủng vi sinh vật để xử lý toàn diện, thiết kế giải pháp phù hợp cho 4 vấn đề: Phân chuồng – Hầm Biogas – Nước thải và Mùi hôi chuồng trại nhờ công nghệ vi sinh vật Microbe-lift với sản phẩm đa dạng được nhập khẩu độc quyền bởi BIOGENCY.
- Phân heo ủ trở thành phân hữu cơ: Phân heo có thể được ủ để chuyển thành phân hữu cơ giàu dinh dưỡng. Quá trình ủ phân giúp phân hủy các chất hữu cơ trong phân heo, loại bỏ mầm bệnh và giảm mùi hôi. Sử dụng phân hữu cơ từ phân heo giúp giảm chi phí mua phân bón hóa học, tăng năng suất cây trồng và cải thiện sức khỏe của đất trồng.
Sản phẩm áp dụng: Men vi sinh Microbe-lift BPCC.
- Hầm biogas sinh ra khí methane (CH4): Biogas là một công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi thông qua quá trình yếm khí tạo ra khí methane (CH4). Khí methane sau đó có thể được sử dụng làm nhiên liệu để thắp sáng, đun nấu hoặc phát điện. Xử lý tốt hầm biogas giúp tiết kiệm chi phí năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính và tạo ra một nguồn năng lượng sạch và bền vững.
Sản phẩm áp dụng: Bộ đôi men vi sinh kỵ khí Microbe-lift BIOGAS và Microbe-lift SA.
- Tái sử dụng nước thải sau xử lý: Nước thải từ chuồng trại chăn nuôi heo sau khi được xử lý có thể tái sử dụng để tưới cây trồng hoặc vệ sinh chuồng trại. Tái sử dụng nước thải giúp giảm lượng nước thải thải ra môi trường, tiết kiệm nước, giảm chi phí vận hành trang trại và cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng không thua kém phân bón hữu cơ thông thường.
Sản phẩm áp dụng: Bộ đôi xử lý nitơ amonia trong nước thải đặc biệt hiệu quả Microbe-lift N1 và Microbe-lift IND.
- Ngoài ra, vấn đề về mùi hôi được BIOGENCY sử dụng men vi sinh Microbe-lift AF giúp giảm mùi hôi trong vòng 15-30 phút. Đặc biệt phun xịt trực tiếp tại khu vực phát sinh mùi, an toàn với con người và vật nuôi.
Đồng Thị Tú Anh
Ví dụ về tính kinh tế từ việc tái sử dụng nước thải sau khi xử lý để vệ sinh chuồng trại
Vật nuôi |
Số lượng (con) |
Lượng nước để vệ sinh chuồng trại (lít/ngày/con) |
Tổng lượng nước sử dụng 01 năm (m3/năm) |
Giá nước bình quân dành cho sản xuất năm 2022 (VNĐ/m3) |
Chi phí nước tiết kiệm (VNĐ/năm) |
Lợn |
1.000 |
40 |
14,600 |
13,915 |
203,159,000 |
Bò |
1.000 |
120 |
43,800 |
13,915 |
609,477,000
|
Để đạt được những lợi ích tối đa, việc nâng cao nhận thức và sự hỗ trợ từ các cơ quan, cùng với sự hợp tác tích cực từ người chăn nuôi là vô cùng cần thiết. Bằng cách hiểu và phát triển các giải pháp sinh học, chúng ta có thể xây dựng một ngành chăn nuôi hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ tương lai.
- Biogency li>
- chất thải chăn nuôi li> ul>
- Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, lũ
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- An Giang: Sôi nổi Hội đua bò Chùa Rô ở vùng Bảy Núi
- Ninh Bình: Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh 3 triệu USD do Hàn Quốc tài trợ
Tin mới nhất
T4,11/09/2024
- Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, lũ
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- An Giang: Sôi nổi Hội đua bò Chùa Rô ở vùng Bảy Núi
- Ninh Bình: Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh 3 triệu USD do Hàn Quốc tài trợ
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất