Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, ông Nguyễn Đức Trọng, cho rằng chủ trương nhập khẩu chính ngạch gà thịt và gà giống một ngày tuổi từ Trung Quốc là hợp lý, nhưng, cần có bộ quy chuẩn hàng rào kỹ thuật để kiểm soát chất lượng giống.
Liên quan đến việc Cục Thú y vừa đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép nhập khẩu chính ngạch gà thịt và gà giống một ngày tuổi từ Trung Quốc, ngày 7/4, ông Nguyễn Đức Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho biết chủ trương trên là hợp lý nhưng cần phải xây dựng bộ quy chuẩn hàng rào kỹ thuật đủ mạnh để có thể kiểm soát được nguồn gốc chất lượng con giống.
Ông Trọng cho rằng, nếu cho phép nhập khẩu chính ngạch gà thịt và gà giống một ngày tuổi từ Trung Quốc, Việt Nam sẽ kiểm soát dịch bệnh cũng như nguồn gốc con giống trước khi nhập vào Việt Nam. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu chính ngạch sẽ giúp ngành chăn nuôi trong nước chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất. Do đó, việc cho phép nhập khẩu chính ngạch gà thịt và gà giống một ngày tuổi từ Trung Quốc là hợp lý và cần thiết.
Theo ông Trọng, từ trước đến nay hầu hết gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm vận chuyển qua biên giới theo đường tiểu ngạch, phần lớn đều không xác định được nguồn gốc, có nguy cơ mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh… do không có sự quản lý, giám sát của chuyên môn thú y. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn nuôi trong nước.
Trước đó, Cục Thú y đã đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép nhập khẩu chính ngạch gà thịt và gà giống một ngày tuổi từ Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cũng như người chăn nuôi đã không đồng tình với chủ trương này./
P.V
- VNUA và Hospivet Việt Nam: Ký kết hợp tác tài trợ AVS 2023
- Việt Nam đề nghị Anh hợp tác chuyển giao nông nghiệp công nghệ cao
- Tình trạng khủng hoảng thiếu trứng ngày một tệ hơn
- Nhu cầu thịt lợn của Trung Quốc giảm
- Nhập khẩu ngô năm 2022 trị giá gần 3,33 tỷ USD
- Porcine Circovirus tái tổ hợp dựa trên kiểu gien 2d tạo được kháng thể trung hòa chéo phổ rộng
- Hỏi đáp về Bệnh dịch tả heo châu Phi (30 câu hỏi tiếp theo kỳ trước)
- Không có “Viên Đạn Bạc” nào có thể thay thế kháng sinh kích thích tăng trưởng (AGPs)?
- Việt Nam đứng thứ 8 thế giới về sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản
- Bình Dương: Ban hành nghị quyết hỗ trợ kinh phí tiêm vắc xin phòng, chống dịch bệnh động vật
Tin mới nhất
T7,04/02/2023
- VNUA và Hospivet Việt Nam: Ký kết hợp tác tài trợ AVS 2023
- Việt Nam đề nghị Anh hợp tác chuyển giao nông nghiệp công nghệ cao
- Tình trạng khủng hoảng thiếu trứng ngày một tệ hơn
- Nhu cầu thịt lợn của Trung Quốc giảm
- Nhập khẩu ngô năm 2022 trị giá gần 3,33 tỷ USD
- Porcine Circovirus tái tổ hợp dựa trên kiểu gien 2d tạo được kháng thể trung hòa chéo phổ rộng
- Hỏi đáp về Bệnh dịch tả heo châu Phi (30 câu hỏi tiếp theo kỳ trước)
- Không có “Viên Đạn Bạc” nào có thể thay thế kháng sinh kích thích tăng trưởng (AGPs)?
- Việt Nam đứng thứ 8 thế giới về sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản
- Bình Dương: Ban hành nghị quyết hỗ trợ kinh phí tiêm vắc xin phòng, chống dịch bệnh động vật
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bình luận mới nhất