Do đặc trưng của tiểu vùng khí hậu nên mùa khô ở huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk khá khắc nghiệt, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, nhất là chăn nuôi gia súc. Gần đây, nhiều hộ chăn nuôi ở xã Krông Na (huyện Buôn Đôn) đã chú trọng trồng các loại cỏ cao sản nhằm chủ động nguồn thức ăn cho đàn gia súc trong mùa khô. Cách làm này đã mang lại hiệu quả rõ rệt.
Những năm gần đây, đàn gia súc của xã Krông Na không ngừng tăng lên. Hiện toàn xã có gần 7.000 con trâu, bò; hơn 2.500 con dê. Bên cạnh các hộ chăn nuôi lớn có từ 30 con bò trở lên thì gần 80% hộ dân trong xã có từ 1 – 2 con bò trở lên, dẫn đến nguồn thức ăn trong tự nhiên không đủ đáp ứng, đặc biệt là vào những tháng mùa khô. Vì vậy, nhiều hộ chăn nuôi gia súc trên địa bàn xã Krông Na đã chủ động tạo ra nguồn thức ăn thô, thức ăn xanh cho đàn bò, nhất là vào thời điểm mùa khô.
Chị Nguyễn Thị Bát đang cắt cỏ cho bò.
Gia đình chị Nguyễn Thị Bát (buôn Ea Mar) có 30 con bò. Để chủ động nguồn thức ăn cho đàn bò, 6 năm nay gia đình chị đã dành hơn 2 sào đất để trồng giống cỏ VA06. Đây là giống cỏ có nhiều ưu điểm vượt trội như: chịu hạn tốt, sinh trưởng phát triển nhanh, đẻ nhiều nhánh, giàu dinh dưỡng. Nhờ vườn cỏ này, gia đình chị Bát luôn bảo đảm được nguồn thức ăn cho đàn bò trong mùa khô. Theo chị Bát, khi trồng cỏ, bò được cho ăn đầy đủ sẽ phát triển nhanh, chất lượng thịt tốt hơn chăn thả tự nhiên; ngoài ra còn tránh được những rủi ro đáng tiếc như bò ăn phải cỏ bị phun thuốc trừ sâu bởi nếu không may ăn phải loại cỏ này, nhẹ thì bò đau bụng, tiêu chảy vài ngày, nặng thì nông dân mất cả vốn.
Gia đình anh Phan Thanh Bình (buôn Ea Rông) có đàn bò hơn 40 con nên cũng phải duy trì vườn cỏ cho bò. Nhờ chủ động được nguồn thức ăn nên việc chăn nuôi của gia đình anh luôn thuận lợi. Chất lượng cỏ tự trồng có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhiều so với cỏ tự nhiên, không phụ thuộc vào mùa vụ, không sợ nhiễm độc bởi các chất độc hại từ môi trường. Cứ khoảng 2 tuần cỏ lại cho thu hoạch một lần. Ngoài trồng cỏ, gia đình anh Bình còn dự trữ rơm cho bò ăn thêm. Vì vậy, dù vào cao điểm mùa khô, đàn bò của gia đình anh vẫn phát triển khỏe mạnh.
Nhờ chủ động được nguồn thức ăn, đàn bò của gia đình anh Phan Thanh Bình luôn phát triển khỏe mạnh trong mùa khô.
Có thể nói, việc chủ động nguồn thức ăn tại chỗ bằng việc trồng cỏ đã hạn chế được phương thức chăn thả rông và giúp nông dân yên tâm sản xuất, tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng đàn gia súc. Việc trồng cỏ, nuôi bò cũng mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế của xã biên giới Krông Ana, góp phần giải quyết việc làm cho các hộ có ít đất sản xuất, giúp bà con ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững.
Trần Tú Anh
Nguồn: Báo Đắk Lắk
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- cách chăn nuôi li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- chăn nuôi bò li>
- thực phẩm sạch li>
- nhà chăn nuôi li> ul>
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- TPHCM nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch thịt heo
- An toàn sinh học: Hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành chăn nuôi Tây Nguyên
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Silvafeed® Nutri P: Giải pháp phù hợp để ngăn ngừa và điều trị các bệnh tiêu chảy
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stress nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Nâng cao chất lượng giống bò sữa, bò thịt bằng công nghệ sinh sản tiên tiến từ Hoa Kỳ
Tin mới nhất
T2,28/04/2025
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- TPHCM nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch thịt heo
- An toàn sinh học: Hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành chăn nuôi Tây Nguyên
- Hanvet: Hiệu quả sử dụng SUPER ZYM bổ sung thức ăn cho lợn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm phát thải trong chăn nuôi
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stress nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Ngành chăn nuôi đối diện với cơn bão thuế: Thời cơ xen lẫn thách thức!
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất