[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đầu năm 2017, giá trứng gia cầm xuống thấp nhưng gà thịt ổn định hoạt động tái đàn tương đối chậm. Cùng với đó, dịch cúm gia cầm có nhiều diễn biến khó lường đòi hỏi người chăn nuôi cảnh giác cao độ.
Từ đầu năm 2017 đến nay, giá trứng gà đã liên tục giảm mạnh
Giá trứng gà giảm mạnh
Từ sau Tết Đinh Dậu, giá cả một số sản phẩm chăn nuôi chủ lực có sự biến động khá rõ. Trong khi giá heo hơi đã tăng lên nhiều thì giá trứng lại liên tục giảm mạnh.
Thông tin với báo chí, ông Chamnan Wangakkarangkul, Phó TGĐ Công ty C.P Việt Nam cho biết, giá trứng gà tại trại đầu tuần này chỉ còn 1.050 đồng/ quả. Nếu so với giá thành trứng tại các trang trại của C.P hiện vào khoảng 1.300 đồng/quả, thì với mỗi quả trứng bán ra, các chủ trang trại nuôi gà lấy trứng đang bị lỗ 250 đồng. Đó là giá thành ở những trang trại nuôi tốt. Còn ở những trang trại khác, giá thành trứng gà vào khoảng 1.500 – 1.600 đồng/quả, thì với giá trứng hiện tại, người chăn nuôi còn lỗ nặng hơn nữa.
Như vậy, từ đầu năm 2017 đến nay, giá trứng gà đã liên tục giảm mạnh. Những ngày cuối cùng của năm 2016, giá trứng gà tại trại còn ở mức tốt là 1.750 đồng/kg. Sang đầu tháng 1, giá trứng gà tại trại giảm mạnh còn 1.550 – 1.600 đồng/quả. Giá trứng liên tục giảm ở những ngày tiếp theo đó, cho dù đó là thời điểm giáp Tết Đinh Dậu và đà giảm giá đã kéo dài đến tận bây giờ. So với đầu tháng 2 năm ngoái, giá trứng gà hiện tại ở ĐNB thấp hơn 23,6%.
Lượng trứng tồn đọng đang quá nhiều là nguyên nhân chính khiến cho giá trứng sụt giảm mạnh. Những ngày trước và sau tết, các bếp ăn công nghiệp đóng cửa do công nhân về quê ăn tết, các trường học bán trú cũng nghỉ tết, các cơ sở sản xuất bánh có sử dụng trứng làm nguyên liệu cũng giảm mạnh nhu cầu mua trứng do đã tập trung sản xuất bánh bán tết từ cuối năm ngoái…Đó là những yếu tố khiến cho nhu cầu tiêu thụ trứng giảm mạnh.
Trong khi đó, gà lấy trứng ở các trang trại vẫn tiếp tục đẻ trong các ngày nghỉ tết, thành ra, lượng trứng tồn kho gia tăng ngày một nhiều. Mặc dù các trang trại lớn đều gửi trứng vào các kho lạnh nhằm kéo dài thời gian bảo quản lên vài tháng, chờ nhu cầu tăng trở lại, nhưng với lượng trứng tồn kho quá lớn từ trước tết, cộng với lượng trứng mới trong những ngày tết, đã tạo áp lực lớn khiến cho giá trứng giảm sâu xuống dưới giá thành.
Dự báo trong vài tuần tới, giá trứng có thể vẫn ở mức thấp và sẽ bắt đầu tăng trở lại khi các nhà sản xuất dùng trứng làm nguyên liệu, các bếp ăn, trường học phục hồi nhu cầu sử dụng trứng.
Gà thịt ổn định, hoạt động tái đàn chưa mạnh
Còn đối với giá gia cầm, ông Nguyễn Văn Đoan, chủ một trang trại chăn nuôi tổng hợp quy mô lớn ở xã Đông Quang, huyện Ba Vì (Hà Nội), cho biết, so với cuối năm 2016 thì hiện giá gà vẫn bình ổn và có phần tăng nhẹ. Ví như gà ta ngon người nuôi vẫn bán được giá trên 100.000 đồng/kg, gà trống thiến có giá từ 140.000 đồng đến trên dưới 160.000 đồng/kg.
Tại Hải Dương, ông Lục Văn Nhàn, trang trại gà đồi 5.000 con TX Chí Linh cho biết, đợt trong Tết, gia đình ông đã bán được 80 – 85% lượng gà trong năm. Số còn lại tới Rằm tháng Giêng đã xuất bán và hiện tại đang tái đàn bằng 60% trước Tết. Đợt tới, theo ông Nhàn, giá cả gia cầm cũng sẽ ổn định vì lượng xuất bán ra cũng chưa nhiều.
Anh Vũ Công Trường, một chủ trang trại nuôi lợn, gà lớn ở TP.Tam Điệp (Ninh Bình) cho biết: “Đối với thị trường gà đầu năm cũng khá sôi động, nhu cầu phục vụ đám, lễ, hội nhiều cũng khiến cho giá gà nhích lên ở mức khá khoảng 65.000 đồng/kg gà ta lai, 63.000 đồng/kg gà lai chọi…” – anh Trường chia sẻ.
Đối với gà giống, anh Nguyễn Văn Quý, Giám đốc Kỹ thuật công ty gia cầm Lượng Huệ cho biết, thời điểm ra Tết, lượng giống xuất bán ra chậm do người chăn nuôi còn đắn đo, đợi diễn biến thị trường, chưa tái đàn mạnh.
Ông Nguyễn Đăng Vang – Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng: “Việc giá gà đầu năm tăng nhẹ cũng phần nào đó giúp cho người chăn nuôi vơi bớt gánh nặng thua lỗ. Tuy nhiên theo tôi, dù giá đã tăng song người nuôi không được chủ quan, tăng đàn tự phát quá nhiều. Bởi trong thời gian tới thị trường sẽ còn biến động rất khó lường”.
Dịch cúm gia cầm xuất hiện
Tại Đồng bằng sông Cửu Long, tháng 2 này đã xuất hiện nhiều ổ dịch cúm gia cầm. Đáng lo hơn lúc này nông dân đang bước vào giai đoạn thu hoạch lúa đông xuân, trong khi tình trạng thả nuôi vịt chạy đồng cũng diễn ra rầm rộ với các nguy cơ tiềm ẩn bùng phát dịch cúm gia cầm…
Trước Tết Nguyên đán vừa qua, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hậu Giang đã phát hiện và tiêu hủy hơn 800 con gà nhiễm cúm H5N1 của ông Nguyễn Văn Thành ở ấp 6, xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ.
Gần đây nhất, vào cuối tháng 1/2017, ngành thú y tỉnh Bạc Liêu cũng đã tiêu hủy toàn bộ đàn gà 1.700 con, nuôi được hơn 1 tháng tuổi của hộ ông Võ Thanh Tùng (ngụ ấp Vĩnh Phú A, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long).
Trước đó, đàn gà của ông Tùng đã bị bệnh và chết hàng loạt. Kết quả xét nghiệm cho thấy đàn gà của ông Tùng bị dương tính cúm A /H5N1.
Ông Trương Ngọc Trưng – Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hậu Giang cho biết: Mặc dù ổ dịch đã được khống chế, nhưng ngành chăn nuôi và thú y xác định không thể lơ là trong công tác giám sát, phòng, chống dịch bệnh tại nơi xảy ra ổ dịch nói chung và công tác phòng, chống dịch bệnh toàn tỉnh nói riêng. Hiện, chúng tôi đã rà soát đàn nuôi mới, đàn hết hạn miễn dịch trên địa bàn xã Long Trị A để khẩn trương tiêm vắcxin phòng bệnh cúm gia cầm. Đồng thời, kết hợp các biện pháp vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi nhằm triệt tiêu mầm bệnh. Mặt khác, tăng cường giám sát ổ dịch và vùng lân cận, theo dõi chặt tình hình chăn nuôi trên địa bàn…”.
Tại tỉnh Nghệ An, theo thông tin từ UBND tỉnh, từ ngày 15/01/2017 đến ngày 2/2/2017 đã xảy ra 03 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại huyện Đô Lương và huyện Diễn Châu làm nhiều gia cầm ốm, chết buộc phải tiêu hủy. UBND tỉnh cũng đã có công điện khẩn tập trung triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh.
Với diễn biến phức tạp của thời tiết, Cục Thú y cho rằng nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao; các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống cúm gia cầm độc lực cao H5N1, H5N6 và một số chủng virus cúm có thể lây sang người như virus H7N9; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.
Tâm An
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- dịch cúm gia cầm li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi gà li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Ngân hàng đồng loạt tuyên bố giảm lãi vay với khách hàng bị ảnh hưởng bão, lũ
- Khẩu phần mất cân bằng điện giải dẫn đến tiêu chảy sau cai sữa
- Giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển bền vững
- Hàng nghìn con gia súc, gia cầm bị chết sau bão
- GREENFEED nhập 400 heo cụ kỵ, ông bà từ Mỹ để nâng cao chất lượng con giống
- Lâm Đồng: Cấp giấy phép môi trường cho trang trại chăn nuôi 2.400 nái
- Chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi xanh
- Vietstock Awards 2024 mở đăng ký đề cử
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Chăn nuôi vịt biển thương phẩm: Đa dạng đối tượng nuôi, thích ứng với biến đổi khí hậu
Tin mới nhất
T7,14/09/2024
- Ngân hàng đồng loạt tuyên bố giảm lãi vay với khách hàng bị ảnh hưởng bão, lũ
- Khẩu phần mất cân bằng điện giải dẫn đến tiêu chảy sau cai sữa
- Giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển bền vững
- Hàng nghìn con gia súc, gia cầm bị chết sau bão
- GREENFEED nhập 400 heo cụ kỵ, ông bà từ Mỹ để nâng cao chất lượng con giống
- Lâm Đồng: Cấp giấy phép môi trường cho trang trại chăn nuôi 2.400 nái
- Chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi xanh
- Vietstock Awards 2024 mở đăng ký đề cử
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Chăn nuôi vịt biển thương phẩm: Đa dạng đối tượng nuôi, thích ứng với biến đổi khí hậu
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất