Chất cấm mới được ngụy trang để tuồn vào thị trường
Báo Một Thế giới dẫn lời ông Nguyễn Văn Việt, Chánh thanh tra Bộ NN&PTNT, vừa qua Thanh tra Bộ đã kiểm tra đột xuất một số cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y tại phía Nam như: TP. Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Đồng Nai…
Qua đó, đã phát hiện nhiều doanh nghiệp vi phạm việc sử dụng các hóa chất công nghiệp trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Các hóa chất được phát hiện chủ yếu là NaHCO3, MgSO4, MnSO4, ZnSO4, CuSO4, FeSO4, CaCO3 dùng trong sản xuất sơn, dệt nhuộm, công nghệ giấy.
Cũng theo đại diện Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thông qua điều tra đã phát hiện chất cấm mới mang tên Cysteamine được công ty nhập khẩu hóa chất bán cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Hiện nhiều doanh nghiệp vẫn đang âm thầm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Ảnh: Một thế giới
Trong chăn nuôi, chất Cysteamine được ví như “thần dược” vì chất này được sử dụng để tăng trọng, tạo nạc, có thể làm lợn tăng trọng khoảng 33%, tăng tỷ lệ nạc 4,6%, giảm tỷ lệ mỡ 8,5%. Tuy nhiên, chất này lại có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe con người.
Theo phân tích của các nhà khoa học, Cysteamine làm kích thích hoóc môn tăng trưởng, ảnh hưởng sức khỏe con người nên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quyết định cấm nhập khẩu, lưu hành và sử dụng làm phụ gia thức ăn gia súc.
Tuy nhiên, chất Cysteamine vẫn được nhập lậu chủ yếu từ biên giới phía Bắc và chủ yếu từ Trung Quốc, được ngụy trang thay đổi bao bì, nhãn mác thành các sản phẩm phụ gia, men tiêu hóa… để bán ra thị trường. Chất này đã bị Liên minh châu Âu cấm sử dụng trong chăn nuôi.
Nhiều tổ chức về thú y ở các nước trên thế giới hiện cũng khuyến cáo chỉ dùng chất Cysteamine để xử lý cho những trường hợp vật nuôi riêng lẻ, cụ thể là không dùng trong chăn nuôi đại trà thương mại.
Tuy nhiên tại Trung Quốc, đây lại là chất đang được nước này cho phép sử dụng làm phụ gia thức ăn chăn nuôi. Nên điều này lý giải vì sao các sản phẩm Cysteamine nhập lậu vào Việt Nam hiện nay là từ Trung Quốc.
Một vấn đề nổi cộm còn nan giải
Thông tin về tình trạng các doanh nghiệp vẫn âm thầm tuồn chất cấm độc hại vào chăn nuôi, ông Nguyễn Văn Việt, Chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi này được nhận định là đang khá phổ biến, điều này thực sự đang trở thành vấn đề nổi cộm, gây mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cộng đồng và gây hoang mang dư luận xã hội, tin tức trên tờ Công Lý.
Cũng theo ông Việt, việc nhập khẩu, kinh doanh và bày bán các loại hóa chất công nghiệp hoàn toàn không vi phạm do hóa chất này được phép lưu hành, dùng trong công nghiệp. Tuy nhiên, sai phạm ở đây là người mua dùng sai mục đích. Trên thùng sản phẩm đều có khuyến cáo là chỉ sử dụng trong công nghiệp, không sử dụng cho thức ăn chăn nuôi và thực phẩm nhưng các DN một phần do thiếu sự hiểu biết, hoặc do cố tình kiếm lợi.
Do đó, ông Việt lưu ý, sử dụng hóa chất dùng trong công nghiệp vào chăn nuôi và thủy sản sẽ gây tồn dư kim loại nặng trên động vật, sản phẩm động vật. Người tiêu dùng sử dụng những sản phẩm động vật này sẽ bị tồn dư kim loại nặng trong cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe; gây các triệu chứng dị ứng, ngộ độc; có thể gây ung thư khi trong cơ thể tích tụ hàm lượng kim loại nặng vượt mức cho phép.
An Dương
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li> ul>
- De Heus: Khánh thành Nhà máy Thức ăn Thủy sản công suất 240.000 tấn/năm
- HANVET: Khát vọng nội địa hóa vắc xin
- Quy trình bảo vệ đàn vật nuôi giai đoạn chuyển mùa
- Một mô hình nuôi dê nhốt chuồng hiệu quả
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/09/2023
- Cho gà uống trà hoa vàng, ăn dược liệu thu lãi cả trăm triệu
- Giá thịt lợn tại Vương quốc Anh tăng, tại EU giảm
- USDA: Dự báo sản lượng ngô và đậu tương thế giới niên vụ 2023/2024
- Vĩnh Long: Toàn tỉnh có 152 nhà nuôi chim yến
- Hải Dương: Giá gà đồi Chí Linh tăng cao, tiêu thụ thuận lợi
Tin mới nhất
T4,27/09/2023
- De Heus: Khánh thành Nhà máy Thức ăn Thủy sản công suất 240.000 tấn/năm
- HANVET: Khát vọng nội địa hóa vắc xin
- Quy trình bảo vệ đàn vật nuôi giai đoạn chuyển mùa
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/09/2023
- Cho gà uống trà hoa vàng, ăn dược liệu thu lãi cả trăm triệu
- Giá thịt lợn tại Vương quốc Anh tăng, tại EU giảm
- USDA: Dự báo sản lượng ngô và đậu tương thế giới niên vụ 2023/2024
- Vĩnh Long: Toàn tỉnh có 152 nhà nuôi chim yến
- Hải Dương: Giá gà đồi Chí Linh tăng cao, tiêu thụ thuận lợi
- Cargill khánh thành nhà máy Provimi Premix hiện đại nhất châu Á, công suất 40.000 tấn/năm
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất