Hai kịch bản khi bệnh Dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại Việt Nam - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Hai kịch bản khi bệnh Dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại Việt Nam

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Mới đây, Bộ NN&PTNT đã dự kiến hai kịch bản khi bệnh Dịch tả lợn châu Phi xảy ra nước ta.

     

    TÌNH HUỐNG 1

     

    DỊCH BỆNH MỚI ĐƯỢC PHÁT HIỆN Ở PHẠM VI NHỎ HẸP

     

    (Phạm vi nhỏ hẹp được tạm quy ước từ 01 đến 03 hộ chăn nuôi, trại chăn nuôi gia đình trong từ 01 – 03 thôn, làng, ấp của 01 đơn vị hành chính là cấp xã)

     

    1. Lấy mẫu xét nghiệm

     

    Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào đều phải lấy mẫu gửi đến Phòng thí nghiệm (PTN) của Cục Thú y để xét nghiệm. Việc xét nghiệm được thực hiện tại ít nhất 02 PTN để bảo đảm tính chính xác, khách quan và có sự kiểm tra chéo.

     

    Trường hợp tổ chức, cá nhân gửi mẫu đến PTN không thuộc Cục Thú y; PTN tiếp nhận mẫu phải chia sẻ ngay thông tin đầy đủ, chính xác và mẫu cho PTN của Cục Thú y để cùng xét nghiệm Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP).

     

    2. Trong lúc chờ kết quả xét nghiệm DTLCP

     

    Đội phản ứng nhanh của Cục Thú y có trách nhiệm đến ngay địa phương nơi gửi mẫu để điều tra, nắm tình hình và hướng dẫn các biện pháp xử lý, phòng, chống dịch bệnh lây lan; phòng chống bán chạy.

     

    3. Khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh DTLCP

     

    – Cấm điều trị lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh và lập tức thực hiện công tác tiêu hủy lợn bệnh.

     

    – Trường hợp 01 ổ dịch là hộ chăn nuôi, gia trại, cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ không có dãy chuồng riêng biệt hoặc chợ, điểm buôn bán lợn, sản phẩm lợn, cơ sở giết mổ lợn: Tiêu hủy toàn đàn trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với bệnh DTLCP.

     

    – Việc tiêu hủy cũng được áp dụng đối với các đàn lợn liền kề với đàn lợn dương tính nhưng chưa được lấy mẫu xét nghiệm. Tại vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, trong vòng 48 giờ việc tiêu hủy được áp dụng với đàn lợn bị bệnh có triệu chứng lâm sàng của Dịch tả lợn Châu Phi mà không nhất thiết phải chờ có kết quả xét nghiệm nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát tán, lây lan diện rộng.

     

     

    – Đối với chăn nuôi trang trại số lượng lớn có nhiều dãy chuồng riêng biệt thì tiêu hủy toàn bộ lợn trong chuồng, dãy chuồng có lợn bệnh; các dãy chuồng còn lại áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và lấy mẫu giám sát định kỳ. Nếu phát hiện dương tính hoặc xét thấy có nguy cơ lây nhiễm cao thì tiêu hủy toàn trang trại.

     

    – Hỗ trợ tài chính cho người chăn nuôi có lợn, sản phẩm của lợn buộc phải tiêu hủy theo quy định tại Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

     

    – Các bước tiêu hủy lợn bệnh, nghi bị bệnh DTLCP được mô tả chi tiết tại Phụ lục 1.

     

    4. Khoanh vùng ổ dịch, tiêu độc khử trùng, dừng vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn

     

    – Tiến hành khoanh vùng ổ dịch tại các trại chăn nuôi, hộ chăn nuôi gia đình nơi phát hiện có vi rút DTLCP.

     

    – Sử dụng hóa chất có chất sát khuẩn cao như vôi bột, dung dịch khử trùng chuyên dụng để rắc, phun tiêu độc khử trùng (Phụ lục 2) tại các hộ bị dịch và khu vực xung quanh với bán kính cách nơi phát hiện vi rút DTLCP ít nhất 01km.

     

    – Dừng vận chuyển lợn, sản phẩm lợn từ thôn, ấp có lợn dương tính với DTLCP trong vòng 21 ngày để theo dõi, giám sát.

     

    5. Giám sát dịch bệnh

     

    – Giao Trưởng thôn, ấp phối hợp với thú y xã tổ chức giám sát chặt chẽ các hộ chăn nuôi lợn xung quanh các hộ có dịch. Tiếp tục điều tra thông tin dịch bệnh, cập nhật lại báo cáo, số liệu chi tiết diễn biến lợn ốm, chết trên toàn địa bàn huyện, thị trấn và các địa điểm nghi ngờ có nguy cơ.

     

    – Chi cục Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cấp tỉnh tổ chức lấy mẫu tại ít nhất 05 hộ xung quanh, liền kề với hộ, trại có dịch bệnh để xét nghiệm xác định xem có vi rút DTLCP hay không.

     

    6. Truyền thông nguy cơ

     

    – Hằng ngày theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh của các nước đang có dịch, nhất là tại Trung Quốc để kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông để tuyên truyền, đưa tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP.

     

    – Tổ chức thông tin, tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến tất cả thú y tại cơ sở, người chăn nuôi và toàn dân về bệnh DTLCP. Nội dung tuyên truyền cần nêu rõ sự nguy hiểm của bệnh, đường lây lan bệnh và các biện pháp chủ động ngăn chặn bệnh DTLCP xâm nhiễm vào Việt Nam, nhưng tránh hiểu lầm và gây hoang mang trong xã hội.

    TÌNH HUỐNG 2

     

    DỊCH BỆNH ĐƯỢC PHÁT HIỆN TRÊN PHẠM VI RỘNG

     

    (Phạm vi rộng được tạm quy ước theo mức độ lây lan của dịch, từ các ổ dịch ban đầu lây lan nhanh, xảy ra ở nhiều hộ, trang trại, cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn toàn xã, huyện, tỉnh hoặc nhóm xã, nhóm huyện hay nhiều tỉnh)

     

    Tổ chức xử lý ổ dịch, chống dịch theo đúng quy định của Luật thú y (các Điều 26, 27, 28, 29, 30 và 31) và các quy định của pháp luật hiện hành, bao gồm các nội dung sau:

     

    1. Tiêu hủy lợn mắc bệnh, lợn nghi mắc bệnh

     

    Đối với tình huống này, khi có kết quả xét nghiệm dương tính với hộ bị dịch trong cùng một đơn vị cấp xã, đàn lợn các hộ chăn nuôi, trang trại còn lại trong cùng xã, nhóm xã, nhóm huyện và toàn tỉnh nếu có biểu hiện hiện triệu chứng điển hình của DTLCP có thể tiến hành các biện pháp tiêu hủy ngay không cần xét nghiệm.

     

    Thực hiện các hành động tại Tình huống 1 như tiêu hủy, tăng cường tiêu độc khử trùng…, và chú trọng thêm các giải pháp sau đây;

     

    2. Khoanh vùng, xử lý ổ dịch

     

    – Ổ dịch là trại, các trại chăn nuôi lợn hoặc hộ gia đình chăn nuôi lợn trong 01 đơn vị cấp xã nơi phát hiện vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.

     

    Vùng dịch là xã, phường, thị trấn nơi có ổ dịch: Thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo.

     

    Vùng bị dịch uy hiếp: Trong phạm vi 03 km xung quanh ổ dịch, thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo.

     

    Vùng đệm: Trong phạm vi 10 km xung quanh ổ dịch, thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc với tần suất 01 lần/tuần liên tục trong vòng 1 tháng kể từ khi có ổ dịch.

     

    3. Công bố dịch

     

    Thực hiện các thủ tục công bố dịch theo quy định tại Điều 26 của Luật Thú y, cụ thể:

     

    a) Chủ tịch UBND cấp huyện công bố dịch khi có đủ điều kiện sau:

     

    – Ổ dịch DTLCP  có chiều hướng lây lan nhanh, trên diện rộng;

     

    – Vì là bệnh mới, theo quy định của Luật thú y, Cục Thú y có trách nhiệm xác định chính xác là bệnh DTLCP (căn cứ kết quả xét nghiệm của PTN thuộc Cục Thú y, Việt Nam và của PTN tham chiếu của OIE).

     

    b) Chủ tịch UBND cấp tỉnh công bố dịch khi có đủ điều kiện sau:

     

    – Ổ dịch DTLCP có chiều hướng lây lan nhanh, trên diện rộng từ 02 huyện có dịch trở lên;

     

    – Chi cục Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y căn cứ kết quả xét nghiệm của PTN thuộc Cục Thú y để báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND cấp tình quyết định việc công bố dịch.

     

    c) Bộ trưởng Bộ NN&PTNT công bố dịch khi có đủ điều kiện sau:

     

    – Ổ dịch DTLCP có chiều hướng lây lan nhanh, trên diện rộng từ 02 tỉnh có dịch trở lên.

     

    – Cục Thú y đề xuất Bộ trưởng Bộ NN&PTNT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc quyết định công bố dịch.

     

    4. Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật

     

    – Thực hiện theo Quyết định số 16/2016/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ Quy định việc thành lập và tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp.

     

    – Cục Thú y tham mưu, đề xuất Bộ NN&PTNT báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật.

     

    – Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo chống dịch để trực tiếp đến các địa phương chỉ đạo chống dịch.

     

    5. Lập chốt kiểm dịch, dừng vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn

     

    – Cấm vận chuyển lợn con, lợn giống ra, vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp để nuôi tái đàn khi chưa có hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

     

    – Lập chốt kiểm dịch, nghiêm cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn ra vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp. Cơ sở chăn nuôi trong vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp đã được cấp “Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật” đối với các bệnh khác, có thể được phép vận chuyển ra ngoài dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền của địa phương sau khi đã lấy mẫu xét nghiệm âm tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi). Căn cứ tình hình thực tế, cơ quan chuyên môn thú y cấp tỉnh điều chỉnh, xác định vùng bị dịch uy hiếp phù hợp để áp dụng giải pháp dừng vận chuyển.

     

    – Đối với lợn trưởng thành hoặc trong trường hợp chủ cơ sở nuôi lợn có nhu cầu giết mổ lợn thì được phép giết mổ lợn dưới sự giám sát của cán bộ thú y với điều kiện kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Thịt lợn và sản phẩm thịt lợn chỉ được phép tiêu thụ trong phạm vi vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm.

     

    6. Quản lý chăn nuôi, an toàn sinh học, tái đàn sau khi hết dịch

     

    – Thời điểm tái đàn sau dịch: 30 ngày kể từ khi tiêu hủy lợn hoặc sản phẩm lợn bị nhiễm bệnh, đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định và có quyết định công bố bãi bỏ dịch của cơ quan có thẩm quyền công bố dịch trước đó. Cơ sở từng bước nuôi tái đàn với số lượng khoảng 10% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở. Sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm, nếu tất cả các mẫu xét nghiệm đều âm tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, khi đó mới nuôi tái đàn với số lượng có thể lên đến 100% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở.

     

    – Tăng cường chỉ đạo chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt; xây dựng cơ sở, chuỗi cơ sở và vùng an toàn dịch bệnh.

     

    – Định kỳ tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch. Các nội dung cụ thể về việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc được mô tả chi tiết tại Phụ lục 2.

     

    7. Giám sát dịch bệnh

     

    – Chi cục Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cấp tỉnh chịu trách nhiệm theo dõi diễn biến lâm sàng, tình hình lợn bệnh, lợn chết trên địa phương có dịch.

     

    – Cục Thú y tổ chức tổ chức lấy mẫu tại các địa phương có nguy cơ cao để xét nghiệm xác định xem có vi rút DTLCP hay không.

     

    8. Truyền thông nguy cơ

     

    – Hằng ngày cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh trên các kênh truyền thông và trên trang web của Cục Thú y.

     

    – Thông báo diễn biến, tình hình dịch bệnh hàng ngày của các nước đang có dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng tại trung ương và địa phương, các trang điện tử.

     

    – Tổ chức thông tin, tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến tất cả thú y cơ sở, người chăn nuôi và toàn dân về bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Trong đó, Cục Thú y cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông (bao gồm: Đài truyền hình Việt Nam VTV1; Đài truyền hình kỹ thuật số VTC14, VTC16; Đài tiếng nói Việt Nam VOV, Đài truyền hình Quốc hội, Báo Nhân dân, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Báo Tuổi trẻ,…) để tuyên truyền, đưa tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Nội dung tuyên truyền cần nêu rõ các biện pháp khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi lây lan ra diện rộng.

     

    9. Báo cáo cho tổ chức quốc tế

     

    Cục Thú y thực hiện việc báo cáo cho tổ chức quốc tế (OIE, FAO) theo quy định hoặc theo điều ước mà Việt Nam đã ký cam kết tham gia thực hiện.

     

    10. Phối hợp với quốc tế để chống dịch bệnh

     

    – Đề nghị FAO chủ trì, phối hợp với OIE thành lập đoàn Đánh giá rủi ro khẩn cấp để có giải pháp tổ chức kiểm soát phòng, chống dịch bệnh phù hợp và hiệu quả.

     

    – Kịp thời và thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra ở các nước; chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác để có giải pháp quản lý, ngăn chặn kịp thời và hiệu quả.

     

    – Tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ khẩn cấp, tăng cường, nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm, giám sát, điều tra ổ dịch và ứng phó với dịch bệnh để chủ động ngăn chặn bệnh DTLCP lây lan./.

     

    PV

    1 Comment

    1. Nguyễn Mạnh

      Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm
      bột đá
      đá hạt
      dolomite
      vôi bột
      . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.