Mục đích của chương trình nhân giống lợn là khai thác triệt để tiềm năng di truyền nhằm tăng hiệu quả và lợi nhuận chăn nuôi. Để đạt được mục đích đó cần phải giảm thiểu mức độ cận huyết, tăng tối đa ưu thế lai, kiểm tra năng suất, chọn lọc sử dụng BLUP và sử dụng công nghệ di truyền giống tiên tiến. Có như vậy, tiến bộ di truyền hàng năm đạt được 1,5-2,0% là khả thi.
Sự thành công đó chỉ phụ thuộc vào hai yếu tố, được thể hiện trong phương trình dưới đây:
R = S x h²
Trong đó: R = là đáp ứng cho chọn lọc (mỗi thế hệ)
S = khác biệt chọn lọc
h² = Hệ số di truyền
Hình 1. Hầu hết các tính trạng sinh sản có hệ số di truyền thấp, do đó cần chọn lọc sử dụng BLUP.
Sự khác biệt chọn lọc là khác biệt về năng suất của gia súc được chọn cho thế hệ tiếp theo so với tất cả gia súc trong nhóm tương đồng.
Hệ số di truyền là một thông số thể hiện mối quan hệ giữa kiểu gen và kiểu hình của một tính trạng. Hệ số di truyền càng cao thì mối quan hệ giữa giá trị kiểu hình và giá trị di truyền càng cao.
– Hệ số di truyền theo nghĩa rộng: Là tỉ lệ giữa phương sai kiểu gen và phương sai kiểu hình, ký hiệu là h2.
– Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp: Là tỉ lệ giữa phương sai giá trị gây giống tính trạng số lượng và phương sai kiểu hình, ký hiệu là h2. Do giá trị gây giống là phần hiệu ứng gia tăng sau khi loại bỏ các hiệu ứng trội và hiệu ứng át gen trong hiệu ứng kiểu hình gen, có thể di truyền ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác, vì thế nó có ý nghĩa quan trọng trong công tác gây giống.
Kiểu hình của gia súc phụ thuộc vào kiểu gen và tác động của ngoại cảnh (Môi trường).
Kiểu hình = Kiểu gen + Môi trường
Môi trường = Nuôi dưỡng + Sức khỏe gia súc + Chuồng trại + Quản lý
Kiểu hình = Kiểu gen + (Nuôi dưỡng + Sức khỏe gia súc + Chuồng trại + Quản lý)
Hệ số di truyền có công thức:
h2 = S2G/S2P (0 < h2 < 1)
Trong đó: S2G: Sai khác về kiểu gen của các cá thể trong quần thể
S2P: Biến dị kiểu hình của các cá thể trong quần thể
– Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp
h2 = S2A/S2P
Các bảng dưới đây tổng hợp các hệ số di truyền trung bình (%) dựa trên các báo cáo khoa học:
Tính trạng trên lợn đực:
Kích thước dịch hoàn |
35 |
Thể tích tinh dịch |
22 |
Hoạt lực tinh dịch |
15 |
Độ xung |
15 |
Tính trạng trên lợn cái:
Tuổi lên giống |
33 |
Tỷ lệ rụng trứng |
32 |
Tỷ lệ sống của lợn con trước khi sinh |
15 |
Số con sơ sinh |
11 |
Số con sơ sinh sống |
9 |
Số con cai sữa |
7 |
Số con sống đế cai sữa |
5 |
Khối lượng sơ sinh/ổ |
27 |
Khối lượng ổ 21 ngày |
19 |
Số ngày từ cai sữa đến lên giống |
23 |
Tính trạng sinh trưởng:
Tăng trọng hàng ngày |
31 |
Thu nhận thức ăn |
27 |
Tiêu tốn thức ăn |
30 |
Khả năng tăng nạc |
37 |
Tiêu tốn thức ăn trên kg tăng nạc |
31 |
Dày mỡ lưng |
40 |
Tính trạng chất lượng thịt xẻ và chất lượng thịt:
Dày mỡ lưng quầy thịt |
43 |
Diện tích thăn thịt |
46 |
Độ dài thân thịt xẻ |
57 |
Nạc % |
48 |
pH1 (pH 45 phút sau giết mổ) |
16 |
pHu (pH 24 giờ sau giết mổ) |
27 |
Màu thịt |
28 |
Độ giữ nước/Nhỏ giọt |
15 |
% Mỡ trong thịt |
48 |
% linoleic acid trong mỡ |
55 |
Độ cứng của mỡ |
42 |
Tỷ lệ Mỡ giắt trong thăn thịt |
45-65 |
Độ mềm (đo bằng dụng cụ) |
28 |
Độ mềm (nếm) |
33 |
Hương vị |
9 |
Tính nhiều nước |
12 |
Cần phải nhớ rằng, hệ số di truyền càng cao, thì tiềm năng cho tiến bộ di truyền càng lớn. Do đó, các tính trạng có hệ số di truyền cao hoặc trung bình có thể dễ dàng cải thiện bằng kiểm tra năng suất và chọn lọc. Tuy nhiên, đối với tính trạng có hệ số di truyền thấp, có thể cải thiện từ khai thác ưu thế lai và bằng việc sử dụng BLUP.
Lê Phạm Đại tổng hợp và tham khảo từ
Nguồn: pig333.com
- Hệ số di truyền li> ul>
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất