Sáng ngày 3/5/2024, Hội Chăn nuôi Việt Nam đã chủ trì cuộc họp với nội dung “Xây dựng đề án cho Hội nghị Chăn nuôi Á – Úc lần thứ 21” được tổ chức tại Việt Nam vào năm 2026.
Các đại biểu tham dự cuộc họp
Tham dự cuộc họp có TS. Nguyễn Xuân Dương – Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cùng đại diện các cán bộ Hội, Hiệp hội, đại diện các Trường Đại học và một số doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi như: C.P Việt Nam, TH True milk, Mavin, Greenvet… Tiếp nối thành công của “Hội nghị Chăn nuôi Á – Úc lần thứ 13” được tổ chức tại Việt Nam vào năm 2008, Hội Chăn nuôi Việt Nam hy vọng lần đăng cai tiếp theo vào năm 2026 cũng sẽ tạo được tiếng vang lớn. Góp phần tăng cường sự kết nối giữa các nhà khoa học, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi của các nước trong Hội nghị Chăn nuôi Á – Úc và trên thế giới. Đồng thời, quảng bá được hình ảnh đất nước và con người Việt Nam.
Tại cuộc họp, TS. Nguyễn Xuân Dương nhấn mạnh: “Hội Chăn nuôi xác định đây là một sự kiện lớn, liên quan đến toàn ngành, đặc biệt là đối với giới nghiên cứu khoa học và các doanh nghiệp trong sự nghiệp phát triển ngành chăn nuôi của Việt Nam hội nhập cùng chăn nuôi thế giới. Do đó, trong buổi họp hôm nay, tôi hy vọng các nhà khoa học, các chuyên gia, các thầy/cô trong Ban lãnh đạo các Trường cùng đại diện các doanh nghiệp tham dự cuộc họp có thể tích cực cho ý kiến để đưa ra kết luận cho các vấn đề như: thời gian, địa điểm triển khai, chủ đề chính của Hội nghị chăn nuôi Á – Úc năm 2026”.
Trên cơ sở xây dựng, đóng góp ý kiến, PGS.TS Sử Thanh Long, giảng viên cao cấp Học viện Nông nghiệp Việt Nam, với nhiều năm kinh nghiệm trong các hoạt động của ngành chăn nuôi và thú y đã trình bày cụ thể về phương hướng dự kiến tổ chức hội nghị. Theo đó, PGS.TS Sử Thanh Long bày tỏ quan điểm, Hội nghị Chăn nuôi Á – Úc lần thứ 21 phải được tổ chức với quy mô lớn hơn, phong phú hơn. Hiện nay, đất nước ta đang hướng tới phát triển 2 ngành trọng điểm là du lịch và nông nghiệp. Chính vì vậy, tổ chức hội nghị gắn liền với du lịch là điều cần thiết. Để làm được điều này việc vận động sự vào cuộc của các Sở, ban ngành liên quan cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Thông qua quá trình trao đổi, tham vấn tại cuộc họp, Hội Chăn nuôi Việt Nam đã nhận được sự đồng tình thống nhất với phương án tổ chức Hội nghị Chăn nuôi Á – Úc lần thứ 21 vào mùa thu (tháng 9 hoặc tháng 10), tại Hà Nội.
Hội nghị sẽ lựa chọn 1 trong 3 chủ đề sau: “Phát triển chăn nuôi bền vững theo hướng hữu cơ, tuần hoàn và thân thiện”; “Phát triển chăn nuôi theo hướng tuần hoàn, hữu cơ, thân thiện với môi trường” và “Phát triển chăn nuôi bền vững theo hướng tuần hoàn, hữu cơ, thân thiện với môi trường và phúc lợi động vật”.
Kết thúc cuộc họp, TS. Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam nhấn mạnh, Hội sẽ nhanh chóng bắt tay vào các hoạt động chuẩn bị cho hội nghị như: thành lập ngay Ban Tổ chức, Ban cố vấn và lựa chọn chủ đề hội nghị để xây dựng được cơ sở dữ liệu làm nội dung mở cổng thông tin, viết thư ngỏ gửi doanh nghiệp, đối tác liên quan, người tham gia… Bên cạnh đó, Hội cũng hoàn thiện đề án chi tiết và gửi các thầy/cô, các chuyên gia, các nhà khoa học tham khảo, tiếp tục đóng góp ý kiến để đưa ra kết luận cuối cùng. Trong thời gian tới, Hội sẽ tổ chức nhiều phiên họp bàn để có thể xây dựng được kế hoạch hoàn chỉnh, chi tiết góp phần tổ chức thành công Hội nghị Chăn nuôi Á – Úc năm 2026.
Phương Nhung
- hội chăn nuôi việt nam li> ul>
- TS. Nguyễn Xuân Dương được vinh danh là Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2024
- Thông báo mời thầu tư vấn phát triển Hội/Hiệp hội
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tiếp và làm việc với Đoàn đại biểu Bộ Nông nghiệp Dominicana
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Chính thức nhận cờ đăng cai tổ chức “Hội nghị Chăn nuôi Á-Úc lần thứ 21”
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Đồng hành tháo gỡ khó khăn cùng các Hội Chăn nuôi Thú y phía Bắc
- Đề xuất thu thuế đối với hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tổ chức kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
- Hội Chăn nuôi Việt Nam thăm và làm việc với Công ty Kyodo Sojitz
- Hội Chăn nuôi Việt Nam thăm văn phòng Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam
- Phát triển chăn nuôi bò thịt, dê thịt: Liên doanh để giảm bớt khâu trung gian
Tin mới nhất
T6,13/09/2024
- Khắc phục chăn nuôi sau báo để phòng chống dịch bệnh
- Lệ phí thú y và phí trong lĩnh vực chăn nuôi giảm 50%
- Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, lũ
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất