CNVN – Trong 2 ngày 11-12/3/2017, tại Trường Đại học Cần Thơ (Ninh Kiều, Cần Thơ) đã diễn ra Hội nghị khoa học Chăn nuôi – Thú y toàn quốc và Triển lãm thành tựu ngành Chăn nuôi – Thú y lần thứ III (2017).
Tham dự Hội nghị có PGS.TS Nguyễn Đăng Vang – Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, GS.TS Đậu Ngọc Hào – Chủ tịch Hội Thú y Việt Nam, GS.TS Từ Quang Hiển – Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành Chăn nuôi – Thú y – Thủy sản, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, đại diện các Đơn vị, Công ty, các Trường Viện.
Hội nghị Khoa học Chăn nuôi – Thú y toàn quốc được tổ chức định kỳ hai năm một lần vào các năm lẻ. Hội nghị do Hội Chăn nuôi Việt Nam phối hợp với Hội thú y Việt Nam (đơn vị đồng bảo trợ) cùng trường Đại học Cần Thơ (đơn vị tổ chức) thực hiện.
Đây là nơi gặp gỡ trao đổi thông tin và mở rộng hợp tác giữa các nhà quản lý – khoa học – kinh doanh – nhà sản xuất chăn nuôi và thú y trong phạm vi toàn quốc. Hội nghị không nằm ngoài mục đích là cầu nối để chia sẻ thông tin về những nghiên cứu, thành tựu nổi bật trong ngành chăn nuôi, tiến đến hợp tác toàn diện và hiệu quả hơn.
Chương trình được diễn ra trong 02 ngày với các nội dung:
HỘI NGHỊ: Họp phiên toàn thể tập trung thảo luận các chủ đề: Tái cơ cấu chăn nuôi trong thời hội nhập và biến đổi khí hậu; Giống vật nuôi; Thức ăn và dinh dưỡng vật nuôi; Công nghệ sinh học trong chăn nuôi và thú y; Bệnh động vật; Quản lý chăn nuôi và an toàn thực phẩm; Chuỗi sản xuất-kinh doanh-dịch vụ chăn nuôi-thú y và Quyền lợi động vật. Tọa đàm Hỏi và đáp về kỹ thuật chăn nuôi, thú y.
HỘI CHỢ TRIỂN LÃM gồm các nội dung: Giới thiệu thành tựu ngành Chăn nuôi-Thú y của Trường, Viện, Cơ quan, Công ty; Trưng bày sách, tạp chí và công trình khoa học; Thức ăn, thuốc thú y, quy trình công nghệ, dụng cụ, thiết bị, giống vật nuôi; Hội thảo chuyên đề, tuyển dụng việc làm và các vấn đề khác có liên quan.
Phát biểu khai mạc, PGS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐHCT – Trưởng BTC đã gửi lời cảm ơn đến các Nhà tài trợ, bảo trợ; các công ty, các đơn vị đã phối hợp với Trường tổ chức Hội nghị. BTC mong muốn đây sẽ là cơ hội để cùng trao đổi các vấn đề nóng của ngành Chăn nuôi-Thú y trong bối cảnh hội nhập.
Chia sẻ tại diễn đàn “Tái cơ cấu chăn nuôi trong thời kỳ hội nhập”, PGS.TS Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết: Ngành chăn nuôi trong nước đang phát triển, liên tục phát triển song chưa bền vững. Thách thức lớn đối với ngành chăn nuôi khi Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập là giá thành tạo ra sản phẩm chăn nuôi cao, năng suất vật nuôi thấp, người chăn nuôi chưa chú trọng vào đầu tư quảng bá sản phẩm.
Bên cạnh đó, đầu vào của ngành còn phụ thuộc khá nhiều vào nước ngoài; quá ít cơ sở giết mổ đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng vệ sinh thực phẩm kém. Chăn nuôi ở nước ta hiện nay chỉ phát triển mạnh ở một số công ty, cá nhân có tiềm lực mạnh về tài chính trong khi công tác quy hoạch chăn nuôi ở nhiều địa phương rất khó khăn, người dân thiếu thông tin hội nhập kinh tế, quy mô nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ cao, sản xuất còn manh mún, tự phát.
TS. Trúc chỉ rõ, trong thời gian tới, chuỗi liên kết giá trị trong chăn nuôi cần phải được đưa lên hàng đầu, được nhà nước quan tâm chú trọng. Ngành chăn nuôi nội phải tự liên kết, hợp tác xã liên kết doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phát triển vị thế của mình, đẩy mạnh đưa sản phẩm ra thị trường. Bên cạnh đó, cần giảm từ 10% – 20% giá thành sản xuất, tạo đầu vào thấp, đầu ra cao, đưa sản phẩm chăn nuôi của ta ra cạnh tranh được với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Để làm được điều đó, chuỗi liên kết phải được thực hiện công khai, bình đẳng, lợi ích và trách nhiệm: cấp Trung ương, hệ thống chính trị cần vào cuộc; cấp địa phương cần có cơ chế, chính sách đảm bảo cho người dân./.
Một số ảnh tiêu biểu trong buổi triển lãm:

Công ty Menon là một trong những đơn vị cung cấp các sản phẩm phụ gia, khoáng chất, axit amin cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Tuyết Phan
- nhà chăn nuôi li>
- cục chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- hội nghị dinh dưỡng li>
- thực phẩm sạch li>
- chế biến sữa li> ul>
- Ninh Bình: Khởi sắc trong sản xuất chăn nuôi 9 tháng đầu năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò thịt trong tỉnh giảm 3.300 con so với cùng kỳ
- Từ ‘sóng’ DBC nhìn về chu kỳ cổ phiếu chăn nuôi
- Chiến lược phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 9.2023
- De Heus: Khánh thành Nhà máy Thức ăn Thủy sản công suất 240.000 tấn/năm
- HANVET: Khát vọng nội địa hóa vắc xin
- Quy trình bảo vệ đàn vật nuôi giai đoạn chuyển mùa
- Một mô hình nuôi dê nhốt chuồng hiệu quả
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/09/2023
Tin mới nhất
T5,28/09/2023
- Ninh Bình: Khởi sắc trong sản xuất chăn nuôi 9 tháng đầu năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò thịt trong tỉnh giảm 3.300 con so với cùng kỳ
- Từ ‘sóng’ DBC nhìn về chu kỳ cổ phiếu chăn nuôi
- Chiến lược phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 9.2023
- De Heus: Khánh thành Nhà máy Thức ăn Thủy sản công suất 240.000 tấn/năm
- HANVET: Khát vọng nội địa hóa vắc xin
- Quy trình bảo vệ đàn vật nuôi giai đoạn chuyển mùa
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/09/2023
- Cho gà uống trà hoa vàng, ăn dược liệu thu lãi cả trăm triệu
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất