Thành phố Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng đang trên đà phục hồi nghề trồng dâu, nuôi tằm và ươm tơ, dệt lụa.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, toàn thành phố chỉ mới có 338 ha dâu, tăng gần 23% so với cuối kỳ 2015. Diện tích dâu tập trung chủ yếu tại xã Đam Bri. Ở đây, nhiều người biết đến một nông dân vừa tích cực trồng dâu, nuôi tằm vừa mạnh dạn đề xuất chính quyền địa phương thành lập Tổ hợp tác Dâu tằm tơ để góp sức hồi phục lại nghề này.
Ông là Nguyễn Công Thủy hiện ở thôn 11, xã Đam Bri. Quả thực, ban đầu không phải làm nghề trồng dâu, nuôi tằm chuyên nghiệp, mà xuất phát điểm khi đến xã Đam Bri lập nghiệp (năm 1993), ông Thủy chỉ trồng khoảng 1 ha cà phê và chè (sau đó, chuyển dần diện tích chè sang trồng cây cà phê và các loại cây trồng khác). Cách đây hơn 4 năm, ông mới tiếp cận và bắt tay vào đầu tư nghề trồng dâu, nuôi tằm.
“Tuy hơi vất vả nhưng trồng dâu, nuôi tằm cho thu nhập quanh năm, nên tôi càng làm càng thích!” – ông Nguyễn Công Thủy chia sẻ với chúng tôi. Do vậy, trong thời gian vừa qua, ông đã tận dụng hết diện tích đất còn lại trong vườn và mượn (dài hạn) thêm đất trồng dâu. Hiện nay, ông đã trồng được khoảng 1 ha dâu. Khi bắt tay trồng dâu, ông đều trồng các giống dâu cao sản (S7 – CB và VA – 201). Ông cho biết, nếu đầu tư phân bón đúng mức và chủ động được nước tưới vào mùa khô, thì năng suất 2 giống dâu này đạt tới 30 – 40 tấn lá/ 1 ha/1 năm. Nhờ cho năng suất cao và lá to, dày, nên trồng các giống dâu này đem lại hiệu quả rất cao và rất dễ thu hái. Mặt khác, khi tằm ở tuổi 3 và tuổi 4, ông nuôi trên nong (hoặc khay). Tằm đến tuổi 5, ông chuyển sang nuôi trên nền nhà, nên không cần phải thay phân mỗi ngày như nuôi trên nong. Đến khi nhả tơ (kén), ông cho tằm lên né gỗ tự xoay. Khi thu hoạch, ông dùng bàn gỡ để bóc kén (nhanh hơn nhiều so với gỡ tay). Theo ông, dùng né gỗ, chất lượng kén tốt hơn (kén trắng, dài, ít kén đôi và bán với giá cao hơn 10 – 12 ngàn đồng/1 kg so với kén trên né tre). Ngoài ra, ông chỉ nuôi tằm con từ tuổi 3 trở đi, nên mỗi lứa chỉ nuôi trong vòng 17 ngày là cho thu hoạch kén. Bình quân mỗi hộp tằm cho năng suất 50 kg kén. Mỗi kg kén bán với giá 110 – 120 ngàn đồng (giá hiện tại là 115 ngàn đồng/1kg).
Nhờ nuôi theo phương pháp nói trên, ông Nguyễn Công Thủy giảm được một nửa số công lao động. Do đó, gia đình tuy chỉ có 2 lao động (2 vợ chồng) mà liên tục quanh năm, ông nuôi (gối đầu) 3 – 4 hộp tằm/1 lứa. Ông Nguyễn Công Thủy cho chúng tôi biết: “Nuôi tằm theo cách mà tôi đang làm rất dễ dàng, thuận lợi và có hiệu quả. Đến khi thu hoạch kén xong, chỉ cần gọi điện thoại, thương lái vào tận nhà mua ngay. Nhờ có thêm nghề trồng dâu, nuôi tằm, nên mức thu nhập của gia đình tôi (sau khi trừ chi phí) được khoảng 250 triệu đồng/năm. Từ đó, cuộc sống của gia đình rất ổn định, tôi không còn phải nghĩ ngợi gì cả, chỉ cần chịu khó mà thôi, các anh ạ!”.
Cách đây 2 năm, ông mạnh dạn đề xuất với chính quyền địa phương thành lập Tổ hợp tác Dâu tằm tơ. Khi thành lập Tổ hợp tác, ông được bà con tín nhiệm bầu làm Tổ trưởng. Tổ hợp tác ban đầu chỉ có 12 thành viên (gia đình) tham gia, nay đã tăng lên 22. Theo ông Nguyễn Công Thủy, khi Tổ hợp tác ra đời, bà con trong Tổ có điều kiện giúp nhau về kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm trồng dâu, nuôi tằm; cung cấp cây, con giống; giúp nhau cho mượn đất trồng dâu; hỗ trợ nhau cho mượn lá dâu (nhà thừa, nhà thiếu dâu trong lúc tằm ăn rỗi)… Từ đó, việc trồng dâu, nuôi tằm trở nên thuận lợi hơn trước.
Xuân Long
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li> ul>
- FAMSUN – HUALI có mặt tại triển lãm VIETSTOCK 2023
- Chăn nuôi dê theo mô hình kinh tế hợp tác giúp người dân Đắk Lắk thoát nghèo bền vững
- Behn Meyer Việt Nam tuyển dụng nhân viên bán hàng kỹ thuật
- Sắp diễn ra Hội nghị khoa học Chăn nuôi – Thú y toàn quốc lần 5
- Gia Lai: 77 dự án chăn nuôi công nghệ cao được cấp quyết định chủ trương đầu tư
- Thú y xã căng mình tiêm vacxin trước mùa mưa bão
- Nữ cử nhân về quê thu tiền tỷ từ chăn nuôi
- Giá thịt lợn tại Anh tháng 9/2023 giảm trở lại
- NSP và bệnh tiêu chảy trên heo con sau cai sữa
- Bà Rịa – Vũng Tàu có 17 vùng và 86 cơ sở an toàn dịch bệnh động vật được công nhận
Tin mới nhất
T3,03/10/2023
- FAMSUN – HUALI có mặt tại triển lãm VIETSTOCK 2023
- Chăn nuôi dê theo mô hình kinh tế hợp tác giúp người dân Đắk Lắk thoát nghèo bền vững
- Behn Meyer Việt Nam tuyển dụng nhân viên bán hàng kỹ thuật
- Sắp diễn ra Hội nghị khoa học Chăn nuôi – Thú y toàn quốc lần 5
- Gia Lai: 77 dự án chăn nuôi công nghệ cao được cấp quyết định chủ trương đầu tư
- Nữ cử nhân về quê thu tiền tỷ từ chăn nuôi
- Giá thịt lợn tại Anh tháng 9/2023 giảm trở lại
- Bà Rịa – Vũng Tàu có 17 vùng và 86 cơ sở an toàn dịch bệnh động vật được công nhận
- Bắc Ninh hỗ trợ 100% kinh phí liều tinh cho hộ chăn nuôi lợn
- Những lưu ý trong nuôi lợn nái đang cho con bú
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất