Một số công nghệ mới trong chăn nuôi gia cầm sẽ ra mắt trong thời gian tới - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Một số công nghệ mới trong chăn nuôi gia cầm sẽ ra mắt trong thời gian tới

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong tương lai gần, những công nghệ mới sẽ đưa ngành chăn nuôi gia cầm tiến những bước mới, giúp năng suất ngày càng tăng cao và tiết kiệm chi phí.

     

    Công nghệ Gen, tế bào

     

    Thiết bị phân loại trống mái trước khi đưa trứng vào ấp

     

    Dựa trên công nghệ chỉnh sửa gen eggXYT (CRISPR), các nhà khoa học tại Đại học Tel Aviv (Israel) đã cấy chèn một chất sinh học đặc biệt vào DNA của gà con thế hệ bố mẹ nhằm tạo ra chỉ thị riêng cho phép nhận biết và phân loại trống mái ngay sau khi đẻ. Trước khi đưa vào ấp, toàn bộ trứng sẽ được chạy qua băng truyền gắn thiết bị quét, tất cả các trứng có phôi trống sẽ được loại bỏ làm thực phẩm qua đó nâng cao đáng kể hiệu quả chăn nuôi tại các cơ sở sản xuất giống thương phẩm. Phát minh này đã thử nghiệm thành công và đang áp dụng tại một số trang trại gia cầm có quy mô lớn tại Mỹ, Israel, dự kiến sẽ bán rộng rãi ra thị trường vào năm 2020.

    Một số công nghệ mới trong chăn nuôi gia cầm sẽ ra mắt trong thời gian tới

    Kháng sinh sinh học tổng hợp probiotic: Kháng sinh tổng hợp probiotic được tạo nên từ các vi khuẩn biến đổi gen thể chủ động để bổ sung vào thức ăn hoặc nước uống gia cầm cho phép phát hiện mầm bệnh và tự động tiết ra các chất kháng khuẩn giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn.

     

    Hai ưu điểm vượt trội của loại kháng sinh so với các loại kháng sinh thông thường đó là:

     

    1) Giải quyết bài toán kháng kháng sinh đang rất phổ biến hiện nay và 2) Không để lại tồn dư kháng sinh trên sản phẩm nên cho phép vượt qua kiểm soát khắt khe của các nước nhập khẩu sản phẩm gia cầm.

     

    Hiện tại nhóm tác giả (Trường Đại học Guelph –Canada) đã sản xuất thành công kháng sinh có thể tiêu diệt Salmonella, Campylobacter và Clostridia, dự kiến sẽ bán sản phẩm ra thị trường trong vòng 2 năm tới. Tại thị trường Việt Nam, hiện đang quảng cáo bán một số loại kháng sinh tổng hợp probiotic được sản xuất tại Hà Lan và một số nước khác, tuy nhiên các sản phẩm này chưa được các cơ quan có trách nhiệm kiểm chứng nên độ tin cậy không cao.

     

    Công nghệ Robotics và Tự động hóa

     

     – Robot kiểm soát chuồng nuôi (Gohbot): Viện nghiên cứu công nghệ Georgia (Mỹ) vừa cho thử nghiệm thành công robot tự động có khả năng điều hướng sàn nuôi bằng cảm biến hình ảnh, phát hiện và nhặt trứng tự động, cảm nhận và thông báo nhiệt độ, lượng oxy, cacbonic và mức độ ánh sáng… tất cả các thông tin trên sẽ được chuyển vào hệ thống máy chủ quản lý để con người sử lý. Dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2020 với giá khoảng 6.000 đô la;

     

    Robot kiểm soát đàn gia cầm (ChickenBoy): Robot treo trần tự động kết hợp trí thông minh và cảm biến nhân tạocó khả năng đánh giá các điều kiện môi trường chuồng nuôi, tình trạng sức khỏe, dự báo bệnh tât, số gia cầm ốm, chết…và nhiều tính năng vượt trội khác đã có mặt trên thị trường châu Âu thời gian gần đây. Ngoài các tính năng trên, nhóm tác giả của robot này là Farm Robotics and Automatic SL (Hà Lan) có kế hoạch tiếp tục bổ sung các tính năng như tự động thu nhặt gia cầm chết và phân tích độ ẩm chất độn chuồng…;

     

    Cảm biến tự động hỗ trợ vận chuyển gia cầm (Transport Genie): Cảm biến có khả năng tự động đo hàm lượng khí 02, CO2, nhiệt độ, độ ẩm và các thông số kỹ thuật khác trong thùng xe vận chuyển gia cầm sống, kịp thời cung cấp thông tin cho lái xe và đơn vị quản nhanh chóng xử lý khi có sự cố xảy ra;

     

    – Thiết bị hỗ trợ quá trình giết mổ: Bộ đôi thiết bị tự động cắt thân gà thực tế ảo do Viện nghiên cứu công nghệ Georgia (Mỹ) sáng chế cho phép quá trình chia tách các bộ phận trên cơ thể gia cầm trong quá trình giết mổ một cách chính xác. Cùng với nó là cảm biến tự động đánh giá chất lượng cơ ngực do USDA ARS sáng chếcho phép phát hiện và loại bỏ các cơ ngực hóa gỗ (woody)mà không cần tiếp xúc trực tiếp. Cả 2 công nghệ trên dự kiến sẽ có mặt trên thị trường trong vòng 1 – 2 năm tới;

     

     Công nghệ Vật liệu mới

     

    Lồng chuồng bằng vật liệu composite đặc biệt: Tập đoàn Technicon (Hoa Kỳ) vừa cho ra mắt loại lồng đặc biệt giúp loại bỏ rỉ sét, tản nhiệt và chịu được tác động của quá trình rửa trôi. Ngoài ra, loại lồng này có khả năng chống ăn mòn, tự sát khuẩn, khử mùi và thay đổi màu sắc tùy cường độ ánh sáng. Dự kiến loại lồng đặc biệt này sẽ ra mắt thị trường vào đầu năm 2021 với giá rất cạnh tranh tương đương các loại lồng sản xuất từ gang đúc hiện nay;

     

    Ống nano bẫy virus: Các nhà phát minh của tập đoàn Virlock Technologies LLC đã sáng chế một loại ống làm từ vật liệu nano để cấy vào cơ thể gia cầm hoặc đặt tại chuồng nuôi có tác dụng kích thích, lôi kéo các loại virus, đặc biệt là virus cúm gia cầm qua đó có thể phát hiện bệnh trước khi có triệu trứng lâm sàng;

     

    Công nghệ Dữ liệu lớn (Big data) và Trí tuệ nhân tạo (AI)

     

     Hệ thống máng ăn tự động công nghệ số: Dựa trên các thành tựu của của lĩnh vực Big data và AI các nhà nghiên cứu do Tập đoàn Big Dutchman (Đức) đã cho ra đời loại máng ăn tự động sử dụng cho gà con tự cung cấp nguồn điện qua hệ thống điện mặt trời không dây, rung để kích thích gà con đến ăn, tự động tính lượng thức ăn đã sử dụng, lượng thức ăn rơi vãi, lượng thức ăn hiện có và dự báo lượng thức ăn cần bổ sung… nhờ đó tiết kiệm đáng kể thức ăn thừa, rơi vãi và giảm công lao động của người nuôi;

     

    Hồ sơ thú y điện tử cho phép quản lý chuỗi giá trị sản xuất gia cầm dựa trênhệ thống cơ sở dữ liệucó sẵn và thường xuyên cập nhật kết hợp với công nghệ quản lý blockchain giúptăng tính minh bạch và cho phép truy xuất nguồn gốc sản phẩm mọi lúc, mọi nơi; Phần mềm Statistics Process Control (SPC) Dự báo năng suất, hiệu quả chăn nuôi,  mức độ an toàn thực phẩmtừ đó chủ động điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng gia cầm;

     

    Thiết bị phát hiện nhanh Salmonella: Do Clear Labs – Hà Lan sáng chế trên nguyên tắc sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu lớn kết hợp với công nghệ tin – sinh học tiên tiến cho phép phát hiện nhanh với độ chính xác cao mức độ nhiễm Salmonella spp.  trong các mẫu lấy từ nước rửa thân thịt, các sản phẩm chế biến từ thịt gia cầm, thiết bị và chất thải trong quá trình chế. Thiết bị này giúp giảm thời gian lưu giữ hàng tồn kho, cho phép hàng hóa lưu thông nhanh ra thị trường nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hệ thống thiết bị này dự kiến sẽ ra mắt thị trường vào cuối năm 2020./.

     

    GS TS Nguyễn Duy Hoan

    Giảng viên cao cấp

    trường Đại học Thái Nguyên

    1 Comment

    1. Ho van nhanh

      Tuyet voi

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.