[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ở Việt Nam, chăn nuôi lợn được xác định là ngành chủ lực, quan trọng. Sản phẩm của ngành này không chỉ đáp ứng nhu cầu cho 100 triệu dân mà còn là sinh kế của hàng triệu hộ nông dân nước ta. Giá trị tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2023 ước đạt 5,72%, doanh thu trên 33 tỷ USD toàn ngành, đóng góp 26% vào GDP nông nghiệp và trên 5% GDP của nước ta.
Toàn cảnh hội nghị
Chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn, bất cập
Sáng 14/8/2024, tại hội nghị thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn bền vững do Bộ NN&PTNT tổ chức, ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm tháng 6/2024 ước đạt hơn 25 triệu con (tăng 2,9% so với cùng thời điểm năm 2023). Trong 6 tháng đầu năm, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 2,5 triệu tấn (tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2023). Tổng đàn lợn nái hiện nay ổn định khoảng 3 triệu con.
Chăn nuôi lợn chuyển dịch theo hướng giảm chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình, tăng mạnh các hộ chăn nuôi chuyên nghiệp và trang trại quy mô lớn. Trong 5 năm vừa qua, tỷ lệ chăn nuôi nông hộ giảm từ 5-7%/năm (riêng giai đoạn 2019-2022, cơ sở chăn nuôi nhỏ quy mô nông hộ giảm 15-20%). Hiện nay, sản lượng lợn sản xuất trong nông hộ nhỏ lẻ giảm còn 35-40%, sản lượng lợn sản xuất trong hộ chuyên nghiệp và trang trại chiếm 60-65%.
Theo ông Phạm Kim Đăng, hiện nay, chăn nuôi nuôi lợn vẫn đối diện với nhiều khó khăn như: Chăn nuôi an toàn sinh học và kiểm soát dịch bệnh chưa thực sự được triển khai đồng bộ; Tính chuyên nghiệp trong chăn nuôi của khu vực nông hộ, trang trại quy mô vừa và nhỏ chưa được cải thiện, giá thành sản xuất còn cao; Giết mổ tập trung, công nghiệp không cạnh tranh được với giết mổ nhỏ lẻ dẫn đến chênh lệch lớn giữa giá bán của người chăn nuôi; Chăn nuôi lợn vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu đầu vào như con giống chất lượng cao và đặc biệt là nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; Toàn cầu hóa về thị trường tác động lớn đến các chuỗi cung ứng, cạnh tranh sản phẩm chăn nuôi ngày càng diễn ra căng thẳng…
Ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, từ đầu năm đến ngày 12/8/2024, cả nước xuất hiện 863 ổ Dịch tả lợn châu Phi tại 46 tỉnh, thành phố, tổng số lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy hơn 57.000 con. Cả nước xảy ra 3 ổ dịch lở mồm long móng type O trên lợn (số lợn mắc bệnh 86 con, số lợn chết và tiêu hủy là 43 con).
Về xây dựng cơ sở vùng an toàn dịch bệnh, hiện nay cả nước ghi nhận 970 cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh trên lợn tại 55 tỉnh, thành phố được chứng nhận an toàn đối với các dịch bệnh Dịch tả lợn châu Phi, dịch tả lợn cổ điển, lở mồm long móng, tai xanh và xoắn khuẩn. Trong đó, có 938 cơ sở và 32 vùng an toàn dịch bệnh.
Tuy nhiên, việc kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y vẫn đối diện với nhiều khó khăn. Chính quyền một số địa phương chưa quan tâm đúng mức, đặc biệt UBND cấp huyện, xã. Khó thu hút được các nhà đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung hoặc đã có nhưng vẫn để tồn tại song song nhiều cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, trong khi kinh phí đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, đầu tư mang tính rủi ro cao, nhiều địa phương có nhu cầu tiêu dùng ít.
Bên cạnh đó, hệ thống cơ quan quản lý chăn nuôi, thú y tại các địa phương đang có nhiều xáo trộn, gây khó khăn, bất cập trong hoạt động. Vẫn còn tình trạng giết mổ không phép sau khi xây dựng và đưa vào hoạt động cơ sở giết mổ tập trung. Số lượng động vật được giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung chỉ đạt khoảng 40-50% so với công suất thiết kế…
Ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở NN&PTNT Tây Ninh kiến nghị, hiện nay xung đột giữ xây dựng trang trại chăn nuôi và khu dân cư chưa có cách giải quyết. Nhiều trang trại khi xây dựng đã tuân thủ quy định về đảm bảo khoảng cách với khu dân cư (500m). Tuy nhiên, chưa có quy định nào về việc người dân xung quanh trang trại không được phát triển nhà ở vào phạm vi 500m. Từ đó, dẫn tới tình trạng nhà dân ngày một tiến sát gần khu vực nuôi, phản ánh, khiếu nại vì môi trường khu vực chăn nuôi ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Ông Đặng Văn Minh, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An trăn trở: Trước khi Luật Chăn nuôi có hiệu lực nhiều cơ sở chăn nuôi đã được phê duyệt là cơ sở có quy mô lớn, nhưng theo quy định mới lại bị đánh giá là quy mô nhỏ. Điều này gây bất lợi cho hoạt động chăn nuôi, sản xuất vì đã đầu tư nhiều chi phí xây dựng và phát triển. Về thực thi công vụ ở địa phương, đơn vị quản lý nhà nước cấp tỉnh (Chi cục Chăn nuôi và Thú y) thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo Luật Thanh tra, dẫn tới tình trạng nhiều vụ việc liên quan tới chăn nuôi, thú y Chi cục không có thẩm quyền xử lý, phải chuyển hồ sơ cho đơn vị khác. Do đó, cần nghiên cứu điều chỉnh chức năng xử phạm vi phạm hành chính với chức danh Chi cục trưởng sẽ kịp thời, hiệu quả hơn trong quản lý.
Hiện nay, Luật Thú y đã bỏ kiểm dịch nội tỉnh, nhưng chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định kiểm soát kiểm dịch nội tỉnh bằng vận chuyển, trong khi đây là con đường lây lan dịch chủ yếu.
Đảm bảo nguồn cung thịt lợn tăng 15% trước, trong và sau Tết
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, trước mắt phải đảm bảo đủ thực phẩm cho thị trường trước, trong và sau Tết nguyên đán tới đây, không để thiếu hụt nguồn cung thịt heo dẫn đến tăng giá. Thứ trưởng cho rằng, nếu đảm bảo được nguồn cung thì sẽ bình ổn được chỉ số giá tiêu dùng CPI.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, thịt heo có vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn giá thực phẩm, do đó, cần đảm bảo nguồn cung thịt heo tăng thêm từ 10-15% dịp trước, trong và sau Tết nguyên đán tới, không để xảy ra dịch bệnh, biến động giá cả. Trước mắt, phải đảm bảo cung cấp đủ lượng giống có năng suất, chất lượng cao. Hàng năm, chúng ta phải bỏ ra 7 tỷ USD nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Do đó, các địa phương, đơn vị phải xây dựng ngay kế hoạch chủ động nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước để hạn chế phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.
Đặc biệt, phải quản lý chặt chẽ công tác giết mổ, chế biến gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm. Một thực tế đáng báo động là Nghị quyết 43 của Quốc hội thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm đã được ban hành nhưng các địa phương vẫn rất lơ là, hời hợt.
Các cơ sở giết mổ tập trung không được phát huy, trong khi cơ sở giết mổ nhỏ lẻ tăng lên. Số vụ ngộ độc không tăng nhưng số người ngộ độc trong 1 vụ lại tăng cao. Ngoài ra, chúng ta đang tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp thân thiện, xanh thì việc giảm phát thải trong chăn nuôi lợn phải được lưu tâm khống chế.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam và ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT) nêu ý kiến: “Để chăn nuôi heo phát triển bền vững phải có giải pháp đồng bộ. Bền vững ở đây không là ổn định nguồn cung và an toàn dịch bệnh mà còn là sinh kế của hàng chục triệu người tham gia chăn nuôi heo”.
Theo đại diện các Hiệp hội và cơ quan quản lý, khó khăn nhất trong chăn nuôi heo là kiểm soát an toàn dịch bệnh. Điểm hạn chế hiện nay là ngành chăn nuôi của Việt Nam mới chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà chưa xuất khẩu được nhiều. Việt Nam có lợi thế về chăn nuôi, trong đó có chăn nuôi heo cũng như sản xuất thức ăn chăn nuôi không chỉ cho gia súc mà còn cho ngành thủy sản.
Nếu tận dụng tốt nguồn nguyên liệu trong nước để giảm giá thành thức ăn chăn nuôi, sẽ đem lại hiệu quả lớn, nâng sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi trong thời gian tới. Bên cạnh đó cũng cần nghiên cứu thêm thị trường ngách để gia tăng xuất khẩu, điều này có nghĩa phải đầu tư sâu hơn vào các khâu chế biến đối với các sản phẩm động vật như: xúc xích, thịt hun khói, các sản phẩm thịt heo xử lý qua nhiệt…
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến lưu ý, về lâu dài, cần tập trung đẩy mạnh công tác phòng, chống buôn lậu qua biên giới gia cầm ở các tỉnh phía Bắc, buôn lậu lợn phía Nam. Tiếp tục rà soát nhập khẩu đảm bảo đúng quy định pháp luật và phát huy lợi thế của hàng rào kỹ thuật. Các đơn vị chức năng tập trung chỉ đạo, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Đồng thời, tập trung thực hiện hiệu quả 5 đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về công nghiệp giống, thức ăn, chế biến, môi trường, thiết bị chăn nuôi, nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học trong chăn nuôi. Đây là thời điểm quan trọng để ngành chăn nuôi nói chung, nuôi lợn nói riêng tháo gỡ khó khăn, đảm bảo đủ nguồn cung cho Tết nguyên đán.
Thu Hằng
- chăn nuôi lợn li> ul>
- Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, lũ
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- An Giang: Sôi nổi Hội đua bò Chùa Rô ở vùng Bảy Núi
- Ninh Bình: Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh 3 triệu USD do Hàn Quốc tài trợ
Tin mới nhất
T4,11/09/2024
- Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, lũ
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- An Giang: Sôi nổi Hội đua bò Chùa Rô ở vùng Bảy Núi
- Ninh Bình: Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh 3 triệu USD do Hàn Quốc tài trợ
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất