[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong những năm gần đây, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đã gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi của tỉnh Nam Định. Để khống chế và thanh toán các bệnh nguy hiểm nhằm hướng tới nền chăn nuôi bền vững, an toàn, đáp ứng yêu cầu của hội nhập thì việc phải xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
Trang trại chăn nuôi lợn thịt của tỉnh Nam Định
Từ yêu cầu thực tế…
Hiện nay, tổng đàn lợn của tỉnh Nam Định khoảng 800.000 con. Trong đó, chăn nuôi theo hình thức nhỏ lẻ, nông hộ vẫn chiếm một tỷ lệ lớn. Do chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng nên người nuôi chưa chú trọng đầu tư cho công tác phòng bệnh và xử lý chất thải chăn nuôi. Đa số các hộ chăn nuôi xả trực tiếp nước thải chăn nuôi ra kênh mương, hệ thống nước thải sinh hoạt hoặc thải trực tiếp xuống ao, hồ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản và làm lây lan dịch bệnh. Một số dịch bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng gia súc, cúm gia cầm và đặc biệt là dịch lợn tai xanh liên tục xảy ra tại nhiều địa phương trong tỉnh gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi cũng như khó khăn trong việc tổ chức, mở rộng sản xuất chăn nuôi.
Do đó, từ đầu năm 2016 đến nay, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã triển khai xây dựng mô hình xã chăn nuôi an toàn dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại xã Xuân Ngọc (huyện Xuân Trường). Thành công từ mô hình ở Xuân Ngọc sẽ là tiền đề để nhân rộng ra các địa phương khác trên địa bàn tỉnh.
Hiệu quả lớn
Tham gia mô hình, các hộ chăn nuôi ở xã Xuân Ngọc được Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Đồng thời các hộ chăn nuôi còn được hỗ trợ vắc xin dịch tả lợn, thuốc sát trùng, vôi bột và men vi sinh xử lý môi trường bằng cách bổ sung vào khẩu phần ăn của lợn.
Giải pháp kỹ thuật của mô hình xã chăn nuôi an toàn dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường được áp dụng ở xã Xuân Ngọc là tiêu diệt mầm bệnh tồn tại ngoài môi trường bằng cách thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi. Phun thuốc sát trùng xung quanh khu vực chăn nuôi, các chuồng nuôi định kỳ mỗi tuần 1 lần. Rắc vôi bột tại đường đi khu vực các chuồng nuôi. Sau mỗi đợt chăn nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng chăn nuôi ít nhất 7 ngày trước khi nhập lứa lợn giống mới. Sử dụng chế phẩm sinh học xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi bổ sung vào trong khẩu phần ăn của lợn. Các chế phẩm này giúp làm tăng quá trình phân giải hiếu khí, hạn chế quá trình phân giải yếm khí sinh ra các khí gây mùi hôi cho chuồng nuôi, cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột của lợn, ức chế nhóm vi sinh vật ngoại sinh phát triển, từ đó giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Đối với chuồng nuôi nông hộ phải đảm bảo yêu cầu: nền chuồng không trơn trượt và có độ dốc vừa phải từ 3 – 5%; mái chuồng phải kín đảm bảo không bị dột nước khi mưa; đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải phải đảm bảo thông thoáng dễ thoát nước; các dụng cụ chứa thức ăn, nước uống phải dễ vệ sinh, tẩy rửa. Lợn giống phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh; trước khi nhập đàn được nuôi cách ly 1-2 tuần.
Thức ăn sử dụng cho chăn nuôi phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, phù hợp với tiêu chuẩn và khẩu phần ăn của các loại lợn. Nước dùng cho lợn uống phải đảm bảo vệ sinh thú y. Thực hiện tốt chăm sóc, nuôi dưỡng lợn theo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển; mật độ nuôi phải phù hợp với từng loại lợn, lứa tuổi lợn. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ vắcxin cho đàn lợn theo quy định như: vắcxin phòng tả, tụ huyết trùng… Ngoài ra, các hộ chăn nuôi phải thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe đàn lợn. Khi phát hiện lợn ốm, chết không được bán, giết mổ hoặc vứt ra môi trường mà phải cách ly và báo ngay cho nhân viên thú y, trưởng thôn, xóm, cơ quan thú y gần nhất. Sau khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật tại xã Xuân Ngọc kết quả kiểm tra, xét nghiệm bệnh, môi trường chăn nuôi và đánh giá thẩm định thực tế đều đạt yêu cầu. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh dịch tả lợn, lở mồm long móng cho xã Xuân Ngọc huyện Xuân Trường.
Việc xây dựng xã an toàn dịch bệnh thành công tại xã Xuân Ngọc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi, cũng như thực hiện đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh. Đây là một mô hình phòng, chống dịch bệnh động vật tiên tiến và hiệu quả, tránh được nhiều rủi ro, thiệt hại trong chăn nuôi. Đồng thời mở ra hướng phát triển chăn nuôi bền vững, an toàn dịch bệnh, nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nam Định
- salbutamo li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- giá gà li>
- nhà chăn nuôi li>
- chăn nuôi lợn li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- giá lợn hơi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- dự báo giá heo hơi li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- kháng sinh li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- người chăn nuôi li>
- cách chăn nuôi li> ul>
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Ký sinh trùng đường máu và những mối nguy trên gia súc
- ANGROPHIN: Thảo dược tự nhiên kháng virus, tăng đề kháng cho vật nuôi
- CJ Feed & Care: Tối ưu FCR – Định hướng tương lai ngành chăn nuôi Việt Nam
- Chăn nuôi gia cầm: Tái cấu trúc là yếu tố cần thiết
- Thu nhập cả trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thỏ
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- Đồng Nai mới là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước
- Xây dựng Viện Chăn nuôi và Thú y từ hạt nhân công nghệ, trí tuệ số
- Vì sao Trung Quốc siết chặt hoạt động “vỗ béo”, muốn nuôi heo “thon gọn”?
Tin mới nhất
T5,19/06/2025
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Ký sinh trùng đường máu và những mối nguy trên gia súc
- ANGROPHIN: Thảo dược tự nhiên kháng virus, tăng đề kháng cho vật nuôi
- CJ Feed & Care: Tối ưu FCR – Định hướng tương lai ngành chăn nuôi Việt Nam
- Chăn nuôi gia cầm: Tái cấu trúc là yếu tố cần thiết
- Thu nhập cả trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thỏ
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- Đồng Nai mới là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước
- Xây dựng Viện Chăn nuôi và Thú y từ hạt nhân công nghệ, trí tuệ số
- Vì sao Trung Quốc siết chặt hoạt động “vỗ béo”, muốn nuôi heo “thon gọn”?
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
Bình luận mới nhất