Ngành chăn nuôi với hội nhập kinh tế (P2): Thách thức rất gay gắt và áp lực, cơ hội vẫn chỉ là cơ hội nếu... - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Ngành chăn nuôi với hội nhập kinh tế (P2): Thách thức rất gay gắt và áp lực, cơ hội vẫn chỉ là cơ hội nếu…

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] –  Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do với các nước trong khu vực và thế giới. Hội nhập ngày càng ảnh hưởng sâu, rộng đến ngành chăn nuôi Việt Nam. Bàn về chuyện ngành chăn nuôi hội nhập kinh tế: hiện trạng, thách thức, cơ hội và giải pháp, Tạp chí Chăn nuôi  Việt Nam giới thiệu tới Quý độc giả bài viết chuyên sâu, tâm huyết của TS Đoàn Xuân Trúc – Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam.

     

    II. Cơ hội, thách thức và giải pháp đối với ngành chăn nuôi khi Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại (FTA)

     

    II.1 Thách thức

     

     Khi tham gia các FTA, nhất là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đối với lĩnh vực nông nghiệp, đây là cơ hội để nước ta mở rộng thị trường xuất khẩu lâm sản, thủy sản, rau quả… tuy nhiên, một ngành hàng dễ bị “tổn thương” nhất trong bối cảnh mới sẽ là chăn nuôi, khi phải đối mặt nhiều thách thức, nhất là  chăn nuôi lợn, là tiểu ngành sản xuất truyền thống lớn nhất của Chăn nuôi Việt Nam.

     

    Có thể nêu ra đây những thách thức lớn nhất, đó là:

     

    (1) Giá thành sản phẩm chăn nuôi của ta đang cao: cao hơn khoảng 25-30% so với nhiều nước thành viên CPTPP và EVFTA. Nguyên nhân chủ yếu do: sản xuất nhỏ, manh mún (1), giống vật nuôi cho sản xuất chưa đảm bảo, năng suất vật nuôi thấp (2), năng suất lao động rất thấp (3), giá thành sản phẩm cao hon 20-30% so các nước có nên chăn nuôi tiên tiến đã ký FTA với Việt Nam do (4) : chi phí đầu vào cao do phụ thuộc khá nhiều vào nhập khẩu (dù xóa bỏ thuế nhưng vẫn phải chịu chi phí vận chuyển, kiểm dịch). Chi phí phòng chống dịch bệnh khá cao trong khi các khoản phí và lệ phí tuy đã bỏ nhiều nhưng vẫn còn chồng chéo. Sản xuất – tiêu thụ chưa theo chuỗi nên phí trung gian nhiều. Cơ chế tín dụng đối với ngành chăn nuôi chưa hợp lý như khó tiếp cận vốn vay, lãi suất ngân hàng cao hơn khá nhiều so với nhóm các nước phát triển trong AEC, trong EVFTA, trong CPTPP (5)

    Giá thành sản phẩm chăn nuôi của ta đang cao hơn khoảng 25-30% so với nhiều nước thành viên CPTPP và EVFTA

     

    Một số dẫn chứng:

     

    (1)– Theo điều tra của Viên Chính sách và Chiến lược ngành Nông nghiêp & PTNT (2019) Quy mô chăn nuôi nông hộ bình quân ở nước ta: Lơn thịt quy mô 30,7 con/lứa/hộ trong khi chỉ tiêu này ở Canađa là 1.730 con, EU là 400 con/hộ. Gà thịt 5.800-8.300 con/lứa/hộ trong khi ỏ Hoa Kỳ là trên 35.000 con, ở Anh là trên 65.000 con/hộ. Bò thịt bình quân 5,7 con/hộ trong khi ở Hoa Kỳ là 98,5 con/hộ.

     

    – Theo Tổng cục Thống kê, tại thời điểm 01-01-2021 số nông hộ chăn nuôi cả nước có khoảng trên 8 triêu hộ nuôi gia cầm; trên 2 triệu hộ chăn nuôi trâu bò. Riêng hộ chăn nuôi lơn giảm mạnh (giảm trên 30% so đầu năm 2019) do hậu quả của DTLCP-ASF, đầu năm 2021 chỉ còn 2 triêu hộ. Song quy mô chăn nuôi vẫn rất nhỏ. Cụ thể có 7.130.017/8.031.507 hộ nuôi từ 1 đến 49 con gia cầm, chiếm  tỷ lệ 88,78%;  có 1.710.949/2.050.944 hộ nuôi từ 1 đến 9 con lợn, chiếm tỷ lệ 83,42%.

     

    (2) – Theo Tap chí PIG INTERATIONAL, năm 2018 Việt Nam đứng thứ 3 trong TOP 20 nước có đàn lợn nái lớn nhất thế giới (sau Trung Quốc và Mỹ) nhưng lại xếp thứ 7 trong TOP 20 về sản lượng thịt lợn sản xuất. Năng suất sinh sản của lợn nái thì VN đứng ở vi trí cuối cùng trong TOP 20. Năm 2018 bình quân đàn  nái ngoại ở Việt Nam mới đạt 21-22 lợn con cai sữa/nái/năm trong khi Đan Mạch đã đạt trên 32 con, Thái Lan, Trung Quốc đat 26-28 con.

    Năm 2018 Việt Nam đứng thứ 3 trong TOP 20 nước có đàn lợn nái lớn nhất thế giới (sau Trung Quốc và Mỹ) nhưng lại xếp thứ 7 trong TOP 20 về sản lượng thịt lợn sản xuất.

     

    – Theo điều tra của Tâp đoàn TH Milk (2019): năng suất sữa/ngày trong một chu kỳ sản xuất (305 ngày): các nước như Hoa Kỳ, Úc, EU đều đạt trên 30 lít/ngày. Còn ở Việt Nam, trừ TH Milk đạt 30-31 lít/ngày các Công ty khác thấp hơn (Vinamilk; 28-29 lít/ngày, Mộc Châu 26-28 lít/ngày, đa số các trang trại khác: 22-24 lít/ ngày…

     

    (3) – Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê (8/2019): Tính theo PPP 2011, năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam năm 2018 đạt 11.142 USD, khá thấp so với các nước đã ký kết FTA với Việt Nam và vẫn thua xa nhiều nước thuộc khối ASEAN. Chỉ bằng 7,3% năng suất lao động của Singapore, 19% NSLĐ của Malaysia, bằng 37% NSLĐ của Thái Lan, 44,8% năng suất lao động của Indonexia và 55,9% NSLĐ của Philippines.

    Năng suất lao động trong ngành chăn nuôi của Việt Nam thậm chí còn thấp

     

    – Năng suất lao động trong ngành chăn nuôi của Việt Nam thậm chí còn thấp hơn: Theo điều tra của Hội chăn nuôi Việt Nam  (năm 2016): ở Mỹ để nuôi 1.000 con lợn nái bố mẹ chỉ cần 1,5 lao động trong khi ở Việt Nam, ít nhất cũng 20 người. Một công nhân nuôi gà thịt công nghiệp ở Thái Lan có thể quản lý chuồng gà với quy mô 20.000 con trong khi một công nhân ở Việt Nam chỉ nuôi bình quân 5.000 con.

     

    (4) – Theo điều tra (năm 2019) của Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp và PTNT (Bộ NN& PTNT) chi phí sản xuất sữa bò tai trại bình quân các trại bò nuôi trong dân là trên 10.000đ/lít, tại Công ty TH Milk, cả trích khấu hao là 9.500 đ/lit còn ở Úc là 6.500 đ/lít, ở Hoa Kỳ và EU là 5.500 đ/lít.

     

    – Theo FAO Stat (2018): + Giá thành sản xuất lợn thịt ở Việt Nam là 41.200 đ/kg hơi (khoảng 2,08 USD/kg/hơi) trong khi đó giá thành thit lợn móc hàm tai EU là 2,1 USD/kg, tại New Zealand là 2,07 USD/kg, tại Úc là 1,84 USD/kg, Mexico à 1,55 USD/kg, thập nhất tại Mỹ là 1,41 USD/kg.

     

    + Giá thành sản xuất gà nuôi thịt ở Việt Nam (nuôi ở Hà Nội, Đồng Nai) là 27.000-28.000 kg/hơi, trong khi đó giá Carcass gà broiler  tại New Zealand là 1,51 USD/kg, tại Chi Lê là 1,34 USD/kg.

     

    + Giá thành nuôi bò thi nuôi tại vùng Ba Vì (Hà Nội) là 55.000đ/kg/hơi, còn ở  Mỹ là 2,69 USD/kg carcass, ở Úc là 1,77 USD/kg carcass. Qua theo dõi của Hội Chăn nuôi Việt Nam : do thịt bò nuôi lấy thịt  trong nước mới đáp ứng chưa tới 70% nhu cầu tiêu dùng nên 5 năm trở lại đây Việt Nam nhập khá nhiều bò sống từ Úc để nuôi vỗ béo và giết mổ lấy thịt, trừ các khoản chi phí rất lớn như thuế nhập khẩu,  chi phí vận chuyển, phí kiểm dịch, hao hụt, nuôi tân đáo…Khi giết mổ giá thịt móc hàm vẫn thấp hơn 5-20% (tùy từng thời điểm) so với bò thịt nuôi trong nước, chưa kể tới khả năng cho nhiều thịt hơn, chất lượng thịt ngon hơn…

     

    (5) Theo điều tra của Hội Chăn nuôi Việt Nam năm 2016, người chăn nuôi các nước ở Mỹ, EU được ưu tiên lãi vay thấp (0,5 đến 1%)/năm; người chăn nuôi ở Thái Lan, Trung Quốc vay ngân hàng 3% – 5%/năm còn ở Việt Nam thì lãi vay ngân hàng trong điều kiện có thế chấp ngân hàng thì mức lãi suất tối thiểu là 7%/năm và thời hạn cho vay thường ngắn hơn chu kỳ sản xuất áp dụng cho từng đối tương vật nuôi khác nhau.

     

    (2) Chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm còn kém. Nguyên nhân do môi trường chăn nuôi đang bị ô nhiễm, dịch bệnh vẫn còn xảy ra thường xuyên ở khu vực chăn nuôi nông hộ và trang trại nhỏ, lò mổ thủ công không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y vẫn còn quá nhiều, còn nhiều nông hộ, trang trại chưa thực hành chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP và đảm bảo an toàn sinh học. Hoạt động kiểm soát sản phẩm nhập khẩu qua đường tiểu ngạch còn quá sơ hở, chưa tận dụng các quy định về phòng vệ thương mại và hàng rào kỹ thuật (SPS, TBT) đối với sản phẩm nhập khẩu đông lạnh. Nhưng nguy hại hơn là tình trạng sử dụng chất cấm và lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi tuy đã giảm nhưng ở nhiều nơi vẫn lén lút sử dụng. Đó là tội ác đối với sức khỏe cộng đồng và đang đẩy người tiêu dùng trong nước xa dần với sản phẩm vốn là tươi, ngon, đậm đà hương vị được sản xuất tại chỗ và buộc họ tiếp cận nhanh hơn với việc tiêu thụ sản phẩm đông lạnh nhập khẩu.

     

    Hai thách thức trên đây đang làm cho khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chăn nuôi nước ta khá thấp so với nhiều nước tham gia CPTPP. EVFTA

    Thịt đông lạnh tạo sức cạnh tranh không cân sức với sản phẩm tự sản xuất trong nước

     

    (3) Xóa bỏ thuế quan sẽ tạo cơ hội để thịt lợn, thịt gà, thịt bò đông lạnh, các sản phẩm từ thịt, sữa …ồ ạt nhập vào nước ta. Trong đó thịt lợn và thịt bò từ Canada, Chi lê, Tây ban Nha, Đan Mạch, Ba Lan, Đức; sữa bò và thịt bò từ Úc, New Zealand, một số nước EU; thịt gà từ Mêxico, từ nhiều nước EU…Tạo sức ép cạnh tranh không cân sức với sản phẩm tương tự sản xuất trong nước.

     

    Ngay khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Việt Nam với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

     

    Sau 7 năm, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạchxuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

     

     Cam kết của Việt Nam với EVFTA: Việt Nam cam kết thuế ưu đãi cho hàng hóa EU nhập khẩu vào theo lộ trình như sau:

     

    – Loại bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiêu lực đối với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5%kim ngạch xuất khẩu hiện tại của EU sang Việt Nam.

     

    – Sau 7 năm, sẽ loại bỏ thuế quan đối với 91,8% số dòng thuế, tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam.

     

    – Sau 10 năm, sẽ loại bỏ thuế quan đối với tổng cộng 98,3% số dòng thuế, tương đương 99.8% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam.

     

    – Khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại, Viêt Nam cam kết dành hạn ngạch thuế quan (đường, muối, trứng gia cầm và thuốc lá…) hoặc không cam kết cắt giảm thuế quan (một số sản phẩm ô tô).

     

    Đối với các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu từ EU vào Việt Nam, Việt Nam cam kết thuế nhập khẩu thị tlợn đông lạnh từ mức 27,5% sẽvề 0% sau 7 năm; thuế nhập khẩu lợn tươi sốngtừ 37,5% sẽ về 0% sau 9 năm; thịt gà xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 10 năm, thịt bò sau 3  năm. Sữa và sản phẩm từ sữa: khoảng 44% xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi EVFTA có hiêu lực hoặc sau 3 năm. Phần còn lại sẽ xóa bỏ thuế quan sau 5 năm. Trứng gia cầm sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan, với mức thuế trong hạn ngach được xóa bỏ dần trong vòng 11 năm, còn mức thuế ngoai hạn ngach không có cam kết.

     

    Với CPTPP: – Đối với hàng hóa xuất khẩu của Viêt Nam, các nước CPTPP cam kết : -Xóa bỏ ngay sau khi CPTPP có hiệu lực cho khoảng 78-95% số dòng thuế. Đến cuối lộ trình giảm thuế, sẽ xóa bỏ dến 97-100% số dòng thuế.Lộ trình xóa bỏ thuế đối với hàng hóa thông thường là khoảng 5-10 năm, đối với hàng hóa nhạy cảm là trên 10 năm hoăc áp dụng hạn ngạch thuế quan.

     

    – Cam kết của Việt Nam: ưu đãi thuế quan cho các hàng hóa nhập từ CPTPP:  65,8 % só dòng thuế sẽ được loại bỏ (về 0%) ngay khi CPTPP có hiệu lực; 86,5% số dòng thuế sẽ về 0% kể tư năm thứ tư trở đi; 97,8% có thuế suất lầ 0% kể từ năm thứ 11. Các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế tối đa vào năm thứ 16 hoăc áp dụng hạn ngạch thuế quan.

     

    Mức cam kết của Việt Nam cắt giảm thuế xuất nhâp khẩu (NK) đối với sản phẩm chăn nuôi như sau: Thit gà: xóa bỏ thuếNK vào năm thứ 11/12; Thịt lợn xóa bỏ thuế NK vào năm thứ 10 đối với thịt lợn tươi và 8 năm đối với thịt lợn đông lạnh. Thực phẩm chế biến từ thit xóa bỏ vào năm thứ 8-11; chế biến từ thủy sản xóa bỏ vào năm thứ 5. Trứng xoá bỏ thuê vao năm thứ 6. Riêng sữa và sản phẩm sữa: xóa bỏ ngay khi Hiệp đinh có hiệu lực, một số loại xóa bỏ vào năm thứ 3. Có 6 dòng thuế gồm các sản phẩm gia cầm sẽ áp dung hạn ngach. 

    Chỉ có mật ong sang các nước EU sẽ thuận lợi khi thuế suất về 0% ngay khi CPTPP và EVFTA có hiệu lực

     

    Chiều ngược lại, cơ hội xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi đều rất ít (trừ mật ong sang các nước EU sẽ thuận lợi khi thuế suất về 0% ngay từ khi CPTPP và EVFTA có hiệu lực).  Ngoài nguyên nhân về giá thì đa số các nước thuộc nhóm CPTPP và EVFTA như EU, Nhât Bản, Canada, Úc, Newzealand, Singapore là các thị trường rất khó tính, có tiêu chuẩn kỹ thuât rất khắt khe với thực phẩm nhập khẩu. Các biện pháp SPS (biện pháp an toàn thực phẩm, kiểm dịch đông thực vật), TBT (biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật) của các nước nhập khẩu ngày càng cao.

     

     (4). Bên cạnh đó là thách thức đến từ các quy định về kiểm dịch và an toàn động thực vật (SPS), quy định về dãn nhãn hàng hóa (TBT), quy định vê xuất xứ hàng hóa hoặc các quy định liên quan về môi trường, lao động.

     

    (5) Chúng ta có quá ít trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn, tỷ lệ ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi quá thấp nên thiếu các doanh nghiệp đầu tàu, dẫn dắt trong quá trình hội nhập. Tổ chức sản xuất – tiêu thụ lại chưa theo chuỗi liên kết giá trị, việc xây dựng thương hiệu và công tác xúc tiến thương mại chưa được quan tâm nhiều. Tỷ lệ trang trại, doanh nghiệp đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học và an toàn dich bệnh chưa nhiều.

     

    (6) Nhiều doanh nghiệp trang trại chăn nuôi vẫn thờ ơ, chưa chủ động tìm hiểu về hội nhập kinh tế. Tỷ lệ doanh nghiệp còn mơ hồ về CPTPP, EVFTA, RCEP và về các FTA khác còn khá cao, nên rất thiếu chủ động khi tham gia hội nhập.

     

    (7) Cơ chế chính sách đối với ngành chăn nuôi khi tham gia hội nhập còn thiếu và khó tiếp cận. Ngành chăn nuôi không thể tổ chức lại để chủ động hội nhập nếu không có sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị thông qua các chính sách liên quan tới đất đai, với cơ chế tín dụng hợp lý, ưu đãi về thuế; tới khuyến khích phát triển các chuỗi liên kết giá trị trong chăn nuôi, tới việc hình thành các HTX chăn nuôi kiểu mới, chính sách khuyến khích đầu tư công nghệ cao và ứng dụng công nghệ sinh học và công nghệ 4.0 trong chăn nuôi, chính sách hỗ trợ nông hộ, trang trại ứng dụng VietGAHP, hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ, chế biến và tiêu thụ, hệ thống xử lý chất thải; xây dựng thương hiệu và hoạt động xúc tiến thương mại…

    II.2 Cơ hội

     

    Tương tự như các ngành sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, tham gia Hiệp định thương mại thế hệ mới CPTPP, EVFTA…ngành chăn nuôi có được những cơ hội quý giá như:

     

    (1) Tiếp cận nhanh với các tiến bộ kỹ thuật mới, khoa học công nghệ mới và cách tổ chức sản xuất tiên tiến, kinh nghiệm quản trị, đào tạo nhân sự,  xây dựng thương hiệu  từ nhiều nước thành viên tham gia các FTA có nền chăn nuôi công nghiệp, hiện đại, tiên tiến hơn hẳn nước ta.

     

    (2). Cùng các ngành sản xuất khác, ngành chăn nuôi sẽ được thừa hưởng các thuận lợi to lớn từ việc cải cách thể chế, hoàn thiện cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành chính… theo xu thế hội nhập sâu, rộng.

     

    (3). Ngành chăn nuôi sẽ thu hút được các nhà đầu tư mới, kể cả đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước từ các doanh nghiệp lớn theo hướng phát triển chăn nuôi công nghệ cao với cùng phương thức sản xuất theo chuỗi giá trị bền vững và theo hướng xuất khẩu, hiệu quả. Sản xuất chăn nuôi khép kín gắn với giết mổ, chế bién sâu; phục vụ tiêu dùng trong nước và tham gia xuất khẩu. Chăn nuôi bền vững gắn với sử lý môi trường và đảm bảo phúc lợi vật nuôi.

     

    (4) Trước mắt, cơ hội lại đến từ chính nội tại, đó là áp lực buộc ngành chăn nuôi phải kiên quyết tổ chức lại sản xuất, đẩy nhanh tái cơ cấu ngành theo hướng phát triển bền vững và gia tăng giá trị. Bản thân những người trong ngành cần  đổi mới tư duy, tiếp cận tư duy của hội nhập và chấp nhận cạnh tranh, tư duy sản xuất theo chuỗi, kể cả tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Cơ hội nội tại này rất quan trọng và cũng lại là thách thức mà trong thời gian vàng khoảng 8-10 năm tới đây chúng ta phải vượt qua để không bị thua trên sân nhà.

     

    (5) Trong quá trình củng cố và phát triển, ngành chăn nuôi cần tận dụng trước mọi lợi thế do các cam kết xóa bỏ thuế quan đối với các sản phẩm, công nghệ mà Việt Nam đang nhập khẩu từ các nước tham gia các FTA  như con giống lợn, gà, vịt, bò sữa, bò thịt; một số nguyên liệu thức ăn và thức ăn bổ sung, nhiều loại vacxin và thuốc thú y; các trang thiết bị chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, ấp trứng, máy móc, dây chuyền sản xuất thuốc thú y, chế biến thức ăn,  giết mổ và chế biến thịt, sữa… qua đó, góp phần tiếp cận công nghệ cao và giảm chi phí đầu vào.

     

    (6) Tham gia CPTPP, EVFTA… cũng tạo cơ hội để Việt Nam nhập các sản phẩm chăn nuôi đa dạng, sản phẩm qua chế biến với chất lượng tốt, gia cả hợp lý và cũng tạo cơ hội để tiếp  cận và mở rộng thị trường để xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi mà nước ta có lợi thế….

              (Còn nữa)

    Tuy nhiên, cơ hội vẫn chỉ là cơ hội nếu chúng ta không biết tận dụng để biến thành lợi ích. Bên cạnh đó thách thức thì rất gay gắt và gây áp lực ngay từ khi các FTA nói chung và các FTA thế hệ mới nói riêng có hiệu lực do khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam rất thấp.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.