[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong thành phần thức ăn chăn nuôi (TACN), thức ăn bổ sung chiếm tỉ lệ không cao, dao động từ 1-3% tổng sản lượng TACN. Nhưng, thức ăn bổ sung có tác động lớn, làm cho nguồn nguyên liệu TACN được sử dụng hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn và tạo nên công nghệ chế biến TACN.
Bột lông vũ thủy phân sản xuất trong nước (Ảnh: Công ty Lông vũ Phương Nam)
Theo thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), hiện nay cả nước có 225 cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung, trong đó chỉ có 10 cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung dạng nguyên liệu (tương đương 4,4%), 15 cơ sở sản xuất premix (hỗn hợp nguyên liệu thức ăn bổ sung) sử dụng trong sản xuất TACN công nghiệp (tương đương 6,7%), còn lại là khoảng 200 sơ sở sản xuất thức ăn bổ sung dạng hỗn hợp dùng cho trại chăn nuôi (tương đương 88,9%).
Tổng nhu cầu thức ăn bổ sung của nước ta khoảng 800 nghìn tấn, trong đó: trong nước sản xuất được khoảng 120 nghìn tấn (tương đương 15%); nhập khẩu 680 nghìn tấn (tương đương 85%), trong đó: 200 nghìn tấn khoáng, 150 nghìn tấn axit amin, 10 nghìn tấn vitamin,…
Tuy nhiên, theo ông Tống Xuân Chinh, Cục Phó Cục Chăn nuôi, hiện nay, Việt Nam chỉ có thể sản xuất được một số loại thức ăn bổ sung dạng nguyên liệu đơn gồm: DCP, CaCO3, đồng sulfate, probiotic, thảo dược… và không có lợi thế để sản xuất các nguyên liệu thức ăn bổ sung chính sử dụng trong TACN (vitamin, axit amin, khoáng, phụ gia…).
“Chúng ta chưa nắm bắt được công nghệ sản xuất. Quy mô thị trường tại Việt Nam không đủ lớn để đầu tư. Nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn bổ sung không ổn định. Việt Nam ở gần Trung Quốc là nhà sản xuất thức ăn bổ sung với quy mô rất lớn, giá thành thấp. Hơn nữa, Trung Quốc có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất thức ăn bổ sung để xuất khẩu, đó là nguyên nhân Việt Nam chưa có lợi thế để sản xuất các nguyên liệu thức ăn bổ sung chính”, ông Tống Xuân Chinh nhận định.
Bên cạnh đó, cần khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ sản xuất các nguyên liệu trong nước như chế phẩm probiotic, enzym, thảo dược, các loại khoáng đa lượng (bột đá, MCP, DCP…), khoáng vi lượng (CuSO4, FeSO4…) để cung cấp cho nhà máy chế biến TACN, sẽ giảm được nhập khẩu loại nguyên liệu này.
TS Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, ngành công nghiệp TACN tại Việt Nam sẽ rất phát triển nhưng chúng ta không thể mãi là nước nhập khẩu để gia công, mà cần phải nghiên cứu ra để sản xuất. Thức ăn bổ sung là ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp TACN. Chúng ta sản xuất ngô, đậu tương, DDGS… thay thế nhập khẩu là không tưởng. Các doanh nghiệp nên đầu tư công nghệ cao để sản xuất thức ăn bổ sung từ các nguyên liệu, dược liệu có sẵn, lợi thế trong nước để đáp ứng nhu cầu nội địa và hướng tới xuất khẩu sang ASEAN, Trung Đông và châu Phi…
“Để khuyến khích những doanh nghiệp đầu tư sản xuất thức ăn bổ sung trong nước, cần thiết nâng thuế nhập khẩu những mặt hàng tương tự nhập khẩu từ nước ngoài”, TS Nguyễn Xuân Dương khẳng định.
Phạm Huệ
Năm 2019 cả nước có 265 cơ sở sản xuất TACN công nghiệp, đến năm 2021 là 269 cơ sở (doanh nghiệp FDI 90 cơ sở, trong nước 179 cơ sở). Sản lượng TACN công nghiệp của cả nước năm 2019 đạt 18,9 triệu tấn, đến năm 2021 đạt 21,9 triệu tấn, tăng 15,9%, trong đó doanh nghiêp FDI chiếm khoảng 60%, trong nước khoảng 40% về sản lượng. TACN cho lợn chiếm 55,8%; cho gia cầm chiếm 40,4%; cho vật nuôi khác 3,8%…
- thức ăn bổ sung li>
- ngành thức ăn bổ sung li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất