Ngành thức ăn bổ sung: Mảnh đất còn bỏ ngỏ - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Ngành thức ăn bổ sung: Mảnh đất còn bỏ ngỏ

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong thành phần thức ăn chăn nuôi (TACN), thức ăn bổ sung chiếm tỉ lệ không cao, dao động từ 1-3% tổng sản lượng TACN. Nhưng, thức ăn bổ sung có tác động lớn, làm cho nguồn nguyên liệu TACN được sử dụng hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn và tạo nên công nghệ chế biến TACN.

    Bột lông vũ thủy phân sản xuất trong nước (Ảnh: Công ty Lông vũ Phương Nam)

     

    Theo thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), hiện nay cả nước có 225 cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung, trong đó chỉ có 10 cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung dạng nguyên liệu (tương đương 4,4%), 15 cơ sở sản xuất premix (hỗn hợp nguyên liệu thức ăn bổ sung) sử dụng trong sản xuất TACN công nghiệp (tương đương 6,7%), còn lại là khoảng 200 sơ sở sản xuất thức ăn bổ sung dạng hỗn hợp dùng cho trại chăn nuôi (tương đương 88,9%).

     

    Tổng nhu cầu thức ăn bổ sung của nước ta khoảng 800 nghìn tấn, trong đó: trong nước sản xuất được khoảng 120 nghìn tấn (tương đương 15%); nhập khẩu 680 nghìn tấn (tương đương 85%), trong đó: 200 nghìn tấn khoáng, 150 nghìn tấn axit amin, 10 nghìn tấn vitamin,…

     

    Tuy nhiên, theo ông Tống Xuân Chinh, Cục Phó Cục Chăn nuôi, hiện nay, Việt Nam chỉ có thể sản xuất được một số loại thức ăn bổ sung dạng nguyên liệu đơn gồm: DCP, CaCO3, đồng sulfate, probiotic, thảo dược… và không có lợi thế để sản xuất các nguyên liệu thức ăn bổ sung chính sử dụng trong TACN (vitamin, axit amin, khoáng, phụ gia…).

     

    “Chúng ta chưa nắm bắt được công nghệ sản xuất. Quy mô thị trường tại Việt Nam không đủ lớn để đầu tư. Nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn bổ sung không ổn định. Việt Nam ở gần Trung Quốc là nhà sản xuất thức ăn bổ sung với quy mô rất lớn, giá thành thấp. Hơn nữa, Trung Quốc có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất thức ăn bổ sung để xuất khẩu, đó là nguyên nhân Việt Nam chưa có lợi thế để sản xuất các nguyên liệu thức ăn bổ sung chính”, ông Tống Xuân Chinh nhận định.

     

    Bên cạnh đó, cần khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ sản xuất các nguyên liệu trong nước như chế phẩm probiotic, enzym, thảo dược, các loại khoáng đa lượng (bột đá, MCP, DCP…), khoáng vi lượng (CuSO4, FeSO4…) để cung cấp cho nhà máy chế biến TACN, sẽ giảm được nhập khẩu loại nguyên liệu này.

     

    TS Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, ngành công nghiệp TACN tại Việt Nam sẽ rất phát triển nhưng chúng ta không thể mãi là nước nhập khẩu để gia công, mà cần phải nghiên cứu ra để sản xuất. Thức ăn bổ sung là ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp TACN. Chúng ta sản xuất ngô, đậu tương, DDGS… thay thế nhập khẩu là không tưởng. Các doanh nghiệp nên đầu tư công nghệ cao để sản xuất thức ăn bổ sung từ các nguyên liệu, dược liệu có sẵn, lợi thế trong nước để đáp ứng nhu cầu nội địa và hướng tới xuất khẩu sang ASEAN, Trung Đông và châu Phi…

     

    “Để khuyến khích những doanh nghiệp đầu tư sản xuất thức ăn bổ sung trong nước, cần thiết nâng thuế nhập khẩu những mặt hàng tương tự nhập khẩu từ nước ngoài”, TS Nguyễn Xuân Dương khẳng định.

     

    Phạm Huệ

     

    Năm 2019 cả nước có 265 cơ sở sản xuất TACN công nghiệp, đến năm 2021 là 269 cơ sở (doanh nghiệp FDI 90 cơ sở, trong nước 179 cơ sở). Sản lượng TACN công nghiệp của cả nước năm 2019 đạt 18,9 triệu tấn, đến năm 2021 đạt 21,9 triệu tấn, tăng 15,9%, trong đó doanh nghiêp FDI chiếm khoảng 60%, trong nước khoảng 40% về sản lượng. TACN cho lợn chiếm 55,8%; cho gia cầm chiếm 40,4%; cho vật nuôi khác 3,8%…

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.