Anh Sơn chia sẻ, khởi nghiệp gia đình nuôi 100 tổ, sau thấy hiệu quả nên nhân rộng lên 300 tổ. Nghề nuôi ong mật không khó, chỉ cần học hỏi, đúc rút kinh nghiệm ngay trong quá trình nuôi và biết tận dụng nguồn nguyên liệu từ cây rừng.
Tuy nhiên, người nuôi phải thường xuyên kiểm tra, quan sát diễn biến của đàn ong trong từng thời điểm để có cách chăm sóc phù hợp. Khó khăn nhất trong việc nuôi ong là làm sao giữ được đàn ong trong thời gian mưa rét để nhân giống cho vụ sau.
Nhờ học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt quy luật hoạt động của đàn ong, nhất là tìm kiếm nguồn cây, hoa lấy mật phù hợp trong từng giai đoạn, anh đã đầu tư hàng trăm triệu đồng thuê phương tiện, nhân công vận chuyển đàn ong di cư vào Nam nên đàn ong không ngừng sinh sôi, phát triển và giúp anh có nguồn thu khá ổn định. Tổng doanh thu từ trại ong mỗi năm xấp xỉ 3 tỷ đồng, trừ các khoản chi phí, lãi ròng đạt hơn 1 tỷ đồng. Điều đáng nói ở đây là nguồn mật khai thác hoàn toàn tự nhiên, có chất lượng tốt.
Anh Sơn cũng sử dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để khai thác sữa ong chúa, một sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho phụ nữ. Đến nay, các sản phẩm mật ong, sữa ong chúa, sáp ong của gia đình anh không chỉ cung ứng thị trường trong nước mà còn xuất bán sang thị trường các nước Đức, Mỹ, Lào, Thái Lan. Từ nghề nuôi ong cũng đã giải quyết việc làm ổn định cho hàng chục lao động tại địa phương.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Sơn còn thường xuyên phổ biến kinh nghiệm, sẵn sàng cung cấp giống ong và hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho những người có nhu cầu, góp phần thúc đẩy phong trào nuôi ong trên địa bàn Nam Đàn. Đặc biệt vài năm gần đây, diện tích vườn đồi trên địa bàn huyện từng bước được phủ xanh, trong đó có nhiều loại cây là nguồn mật cho ong như: keo tràm; vải, nhãn, chanh, bưởi… nên tỷ lệ hộ nuôi thành công ngày càng nhiều và việc nhân đàn ong tăng lên đáng kể.
Hồng Hạnh
- chăn nuôi li>
- kháng sinh li>
- người chăn nuôi li>
- chất cấm li> ul>
- Giá gà giảm sâu, người chăn nuôi ‘lao đao’
- GIA LAI: Nói không với dự án chăn nuôi nhỏ lẻ, ảnh hưởng môi trường
- Xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh chuẩn quốc tế: Yêu cầu cấp thiết
- R.E.P Biotech và HCMCOU: Ký kết hợp tác liên kết chương trình Co-op
- Vỏ đậu nành: Nguồn chất xơ thay thế tốt nhất cho heo con
- Cục Chăn nuôi hướng dẫn công tác phòng, chống nắng nóng cho vật nuôi
- Sự đa hình kiểu gen của virus Dịch tả heo Châu Phi, Dịch tả heo cổ điển và những thách thức trong kiểm soát bệnh tại trang trại
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Thăm và làm việc tại công ty Hanvet
- Tạo lập nhãn hiệu chứng nhận ‘Bò Tây Ninh’, nâng cao giá trị, vị thế sản phẩm
- Achaupharm: Chính thức trở thành hội viên Hội Chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T6,02/06/2023
- Giá gà giảm sâu, người chăn nuôi ‘lao đao’
- GIA LAI: Nói không với dự án chăn nuôi nhỏ lẻ, ảnh hưởng môi trường
- Xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh chuẩn quốc tế: Yêu cầu cấp thiết
- R.E.P Biotech và HCMCOU: Ký kết hợp tác liên kết chương trình Co-op
- Vỏ đậu nành: Nguồn chất xơ thay thế tốt nhất cho heo con
- Cục Chăn nuôi hướng dẫn công tác phòng, chống nắng nóng cho vật nuôi
- Sự đa hình kiểu gen của virus Dịch tả heo Châu Phi, Dịch tả heo cổ điển và những thách thức trong kiểm soát bệnh tại trang trại
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Thăm và làm việc tại công ty Hanvet
- Tạo lập nhãn hiệu chứng nhận ‘Bò Tây Ninh’, nâng cao giá trị, vị thế sản phẩm
- Achaupharm: Chính thức trở thành hội viên Hội Chăn nuôi Việt Nam
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất