Nhập khẩu trở lại Salbutamol: Kiểm soát chặt, sử dụng đúng mục đích - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Nhập khẩu trở lại Salbutamol: Kiểm soát chặt, sử dụng đúng mục đích

    Sau 9 tháng tạm dừng, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa cho phép các doanh nghiệp được nhập khẩu trở lại Salbutamol với lý do hoạt chất này không thể thiếu để làm thuốc chữa bệnh cho người. Dư luận lo ngại, nếu không được kiểm soát chặt nhằm sử dụng đúng mục đích, hoạt chất này sẽ gây ra những hệ lụy lớn cho xã hội, đúng như những gì đã diễn ra thời gian trước khi tạm dừng nhập khẩu.

    1_38656

    Salbutamol sử dụng trái phép trong chăn nuôi sẽ gây nhiều nguy cơ về sức khỏe cho người dùng.Ảnh: Minh Anh

    Mối họa nếu sử dụng sai mục đích

    Trong năm 2015, các cơ quan quản lý phát hiện một số nhà nhập khẩu đã bán Salbutamol không đúng đối tượng sử dụng. Sau đó, chất này đã bị lén trộn vào thức ăn chăn nuôi nhằm kích thích tăng trưởng, tạo nạc cho lợn. Ngày 20-11-2015, Cục Quản lý dược đã có Công văn số 21590/QLD-KD tạm dừng nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol và Clenbutarol. Tuy nhiên, căn cứ vào nhu cầu sử dụng nguyên liệu Salbutamol trong nước của các doanh nghiệp sản xuất thuốc, Cục Quản lý dược tiếp tục cho phép nhập khẩu nguyên liệu nói trên từ ngày 10-8-2016.

    Theo lý giải của Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược Nguyễn Tất Đạt, nhiều cơ sở khám, chữa bệnh thiếu Salbutamol để làm thuốc điều trị. Cục đã nhận được đề nghị của các cơ sở sản xuất xin nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc Salbutamol để sản xuất thuốc cung ứng cho nhu cầu chữa bệnh của nhân dân. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý là phải bảo đảm đủ thuốc chữa bệnh, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc điều trị. Vì vậy, trên cơ sở đề nghị của các cơ sở sản xuất, cân đối giữa lượng nguyên liệu Salbutamol còn tồn, Cục Quản lý dược đã cấp phép cho 2 đơn vị sản xuất thuốc được nhập khẩu tối thiểu nguyên liệu Salbutamol là Công ty cổ phần Dược Vacopharm và Công ty cổ phần trung ương I Pharbaco, mỗi đơn vị được nhập khẩu 50kg Salbutamol.

    Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, phải tiến hành lấy mẫu để kiểm tra, phân tích mới có thể kết luận chính xác thịt lợn nào bị nhiễm chất tạo nạc. Người dân không nên mua những loại thịt lợn có lớp mỡ mỏng và lỏng lẻo, phần nạc có màu đỏ giống thịt bò. Quan sát xem chỗ liên kết giữa phần nạc và mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có nước dịch màu vàng rỉ ra, chắc chắn đó là thịt siêu nạc.

    Dù vậy, người dân vẫn lo ngại Salbutamol bị sử dụng sai mục đích. Bởi trước đó, tháng 3-2016, Bộ NN&PTNT công bố số liệu của Bộ Công an về việc trong năm 2015 đã có hơn 20 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu 9.140kg Salbutamol về Việt Nam. Trong đó, khoảng 3 tấn đang được lưu giữ trong kho của các doanh nghiệp, trên 6 tấn đã được bán ra thị trường, nhưng chỉ có 10kg được sử dụng đúng quy định. Ngay sau đó, Bộ Y tế đã chính thức bác bỏ thông tin này và cung cấp số liệu, năm 2015 các doanh nghiệp dược nhập về Việt Nam 5.215kg, năm 2014 nhập 3.876kg, chứ không phải mỗi năm Bộ Y tế cho nhập 9.140kg Salbutamol và số liệu “chỉ 10kg được sử dụng đúng quy định” là hoàn toàn không có cơ sở.

    Sở Y tế các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm hậu kiểm

    Ông Nguyễn Tất Đạt khẳng định, bên cạnh việc cân nhắc kỹ lưỡng khi cho phép nhập khẩu một lượng tối thiểu Salbutamol cho hai công ty nêu trên, Cục Quản lý dược đã đề nghị Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49, Bộ Công an) và Bộ NN&PTNT phối hợp giám sát, nhằm bảo đảm lượng nguyên liệu Salbutamol không thất thoát, sử dụng sai mục đích. Mặt khác, khi cấp phép cho doanh nghiệp nhập khẩu, Cục Quản lý dược cũng sẽ thông báo cho Sở Y tế các địa phương. Trên cơ sở nắm rõ về số lượng Salbutamol mà doanh nghiệp đó nhập khẩu, mục đích sử dụng, Sở Y tế các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm hậu kiểm.

    Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cho rằng, để ngăn chặn các nhà nhập khẩu bán nguyên liệu Salbutamol không đúng đối tượng sử dụng, trong quá trình hậu kiểm, Ngành Y tế sẽ yêu cầu các doanh nghiệp phải giải trình về số lượng đề xuất, mục đích sản xuất, mục đích bán cho các đơn vị khác kèm theo danh sách các đơn vị dự kiến mua, có cam kết được nhập khẩu chất này chỉ dùng để làm thuốc chữa bệnh cho người, không gây thất thoát. Các vi phạm liên quan đến việc sử dụng, kinh doanh các chất này trong chăn nuôi sẽ bị xử lý theo Bộ luật Hình sự.

    Còn theo ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý dược, hiện Bộ Y tế cũng đã tham mưu đưa nguyên liệu làm thuốc Salbutamol (cùng với các hoạt chất sử dụng làm thuốc nhưng bị cấm sử dụng trong các ngành khác) vào danh mục nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt quy định tại Luật Dược 2016. Các thuốc thuộc danh mục cần kiểm soát đặc biệt được quản lý chặt chẽ từ khâu nhập khẩu, phân phối và sử dụng. Việc cấp phép nhập khẩu sẽ căn cứ vào báo cáo cụ thể về số lượng sản xuất, tồn kho; đồng thời các cơ sở kinh doanh thuốc thuộc danh mục cần kiểm soát đặc biệt phải đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định chung đối với thuốc, phải đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, bảo đảm kiểm soát không để xảy ra thất thoát hay sử dụng trái mục đích phòng bệnh, chữa bệnh…

    Salbutamol là thuốc dùng cho người với tên biệt dược là Albuterol, Ibuterol… thuộc nhóm β-agonist (thụ thể beta). Đây là nhóm chất được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh hen suyễn, điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính. Ngoài lợi ích trong y học, Salbutamol được chứng minh là chất làm giảm tỷ lệ mỡ, tăng tỷ lệ nạc ở gia súc, gia cầm. Đáng lo ngại, Salbutamol tích lũy trong thực phẩm thịt sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, gây ra các triệu chứng rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, co thắt phế quản, phù nề, run cơ, liệt cơ…

    Thu Trang

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.