Trước đây, chúng ta đã quy hoạch giành 3,8 triệu ha đất lúa để đảm bảo an ninh lương thực, nhưng thực tế lương thực chúng ta dư thừa…
Tại hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp – phát triển nông thôn (NN-PTNT) năm 2016, triển khai công tác năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ những trăn trở, đồng thời có những chỉ đạo cụ thể, quyết liệt cho toàn ngành nhằm sớm khắc phục những khó khăn, hạn chế, để triển khai nhiệm vụ năm 2017 và những năm tới.
Thủ tướng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Nông nghiệp vẫn là trụ đỡ Theo Thủ tướng, mặc dù năm 2016, ngành nông nghiệp phải đối mặt với những khó khăn, thách thức vô cùng lớn, nhất là thiên tai khốc liệt, gây ra cho nông nghiệp tổn thất khoảng 1,7 tỉ USD, chiếm gần 1% GDP của cả nước… Tuy nhiên toàn ngành đã phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm với ý chí mạnh mẽ trong việc phát triển NN-PTNT, đưa mức tăng trưởng của ngành nông nghiệp lấy lại được mức tăng trưởng dương vào cuối năm. Năm 2016, nông nghiệp vẫn tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế, dù chịu sức ép lớn của hội nhập quốc tế và thiên tai, đóng góp lớn cho an ninh xã hội của đất nước. Cùng với an ninh lương thực tiếp tục được đảm bảo, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, với một nền nông nghiệp còn nhiều khó khăn nhưng XK nông sản vẫn đóng góp tới trên 32 tỉ USD, trong đó có trên 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD. Đặc biệt năm 2016, lần đầu tiên Việt Nam đạt kim ngạch XK rau quả rất đáng ngạc nhiên, tới 2,4 tỉ USD. Các mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã xuất hiện ở nhiều tỉnh thành, rất nhiều địa phương cũng đã hình thành rõ theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Tái cơ cấu nông nghiệp bước đầu đã có kết quả với nhiều cách làm tốt, điển hình như Đồng Tháp, Lâm Đồng, Quảng Ninh, Thái Bình… Công tác chỉ đạo phòng chống, khắc phục thiên tai của ngành NN-PTNT kịp thời, quyết liệt, lăn lộn để xử lí mọi tình huống, nếu không, thiệt hại về người và tài sản còn nhiều hơn nữa. Thứ ba là toàn hệ thống ngành nông nghiệp, trước hết là Bộ NN-PTNT và sở NN-PTNT các địa phương đã lăn lộn, khắc phục khó khăn, nhất là Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường trực tiếp chỉ đạo ngành với tinh thần hăng say, nhiệt tình, trách nhiệm, có hiệu quả nhiều mũi trọng tâm của ngành trong năm 2016. Trăn trở của Thủ tướng Bên cạnh những điểm sáng của ngành NN-PTNT năm 2016, Thủ tướng cũng trăn trở: Đến nay, người dân sống ở nông thôn và làm việc trong nông nghiệp còn quá lớn, chiếm tới 60% dân số, 40% lao động ở nông thôn làm nông nghiệp, trong khi các nước công nghiệp chỉ 3-7%, các nước phát triển thậm chí chỉ 2-3%. Năng suất lao động nông thôn vẫn còn quá thấp. Nền nông nghiệp nói chung còn tồn tại nhiều vướng mắc: Một là vấn đề hạn điền chưa cho phép để tích tụ được ruộng đất. Hai là DN trong nông nghiệp, đi liền với đó là HTX chất lượng cao, dịch vụ tốt trong nông nghiệp còn nhiều bất cập, thậm chí yếu kém. Ba là KH-CN trong lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều vấn đề trên diện rộng… Vấn đề vệ sinh ATTP, quản lí vật tư đầu vào trong nông nghiệp mặc dù đã được triển khai quyết liệt, song vẫn còn nhiều bất cập; công tác thanh tra, nhất là đối với vật tư đầu vào của SX chưa đạt được hiệu lực; thương mại điện tử trong nông nghiệp phát triển chưa đáng kể… Bên cạnh đó, Thủ tướng đánh giá: Chủ trương tái canh một số cây trồng còn chậm, sắp xếp lại nông lâm trường còn nhiều bất cập khiến đất đai nhiều nơi còn lãng phí. Nợ nông thôn mới ở một số địa phương, đặc biệt là một số địa phương có điều kiện trong xây dựng NTM nhưng chưa được quan tâm. “Có địa phương có tiềm lực, nhưng chưa có một huyện nào được công nhận đạt chuẩn NTM. Đây là cuộc cách mạng với nông dân, nhưng triển khai thực hiện còn nhiều vấn đề” – Thủ tướng lưu ý. Thủ tướng lo lắng hệ thống thủy lợi, nhất là các hồ chứa, kênh dẫn bị xuống cấp, gây nguy hiểm và lãng phí nước. Ở Bình Định, qua đợt mưa lũ vừa qua cho thấy nhiều hồ chứa được xây dựng từ thời kỳ trước đã xuống cấp, có nguy cơ như những “quả bom nước” treo lơ lửng trên đầu dân! Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh nạn phá rừng vẫn đang là vấn đề lớn đe dọa tới sự phát triển của đất nước. Theo Thủ tướng, một năm ở Tây Nguyên vẫn mất trung bình 26 nghìn ha rừng, 10 năm mất hơn 300 nghìn ha rừng, sa mạc hóa Tây Nguyên đã xuất hiện do suy thoái rừng, đó cũng là tình trạng chung về rừng của cả nước. Trước tình hình này, bên cạnh việc đóng cửa rừng, Thủ tướng chỉ đạo công tác bảo vệ rừng phải tiếp tục mở những đợt tấn công liên tục vào những kẻ phá hoại rừng, xử lí thẳng tay vi phạm… Chỉ giữ trên dưới 3 triệu ha đất lúa Về vấn đề đất lúa, Thủ tướng cho biết: Trước đây, chúng ta đã quy hoạch giành 3,8 triệu ha đất lúa để đảm bảo an ninh lương thực, nhưng thực tế lương thực chúng ta dư thừa. Vì vậy câu hỏi đã đặt ra là chúng ta có cần tới 3,8 triệu ha để trồng lúa hay không? Sau khi thảo luận, Chính phủ đã báo cáo Trung ương, báo cáo Quốc hội về vấn đề này, theo đó thống nhất sẽ giữ khoảng trên dưới 3 triệu ha mà thôi, còn từ 500 – 800 nghìn ha để chuyển sang một số cây trồng khác như cây công nghiệp, thủy sản, chăn nuôi…
Thủ tướng khẳng định: Sẽ phải nghiên cứu hoàn thiện về cơ chế chính sách, tạo động lực phát triển, nhất là vấn đề đất đai, vấn đề sử dụng đất lúa. (Ảnh minh họa)
Trong 50 năm nữa, nhu cầu đảm bảo an ninh lương thực cũng chỉ trên dưới 3 triệu ha lúa mà thôi, vì vậy phần còn lại có thể chuyển sang mục đích khác, miễn là đảm bảo khi cần thiết, vẫn có thể quay lại SX lúa được. Vì vậy các tỉnh vận dụng sử dụng đất lúa một cách cho phù hợp. Về các kiến nghị của Bộ NN-PTNT xung quanh chính sách đất nông nghiệp, Thủ tướng đồng ý giao Bộ TN-MT phối hợp với Bộ NN-PTNT và các Bộ ngành liên quan tổ chức nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, nghiên cứu đề xuất Chính phủ để trình Quốc hội sửa đổi Luật Đất đai theo hướng tạo thuận lợi cho việc tích tụ, tập trung đất đai và phát triển nông nghiệp quy mô lớn. “Mỗi ha đất nông nghiệp hiện nay có nơi cho giá trị SX hàng tỉ đồng, nó có giá trị chứ có phải năm bảy đồng bạc như trước đâu? Làm sao lại không có giá trị chuyển nhượng, và không chuyển nhượng giá trị được? Vì vậy, phát triển thị trường đất nông nghiệp trong thời điểm này là rất tốt” – Thủ tướng nhấn mạnh. Thủ tướng khẳng định: Sẽ phải nghiên cứu hoàn thiện về cơ chế chính sách, tạo động lực phát triển, nhất là vấn đề đất đai, vấn đề sử dụng đất lúa. Những thể chế nào, chính sách nào ràng buộc nông nghiệp nông thôn không phát triển được, Thủ tướng sẽ kiến nghị bãi bỏ ngay. Nhất là những việc thuộc thẩm quyền của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ thì càng phải bãi bỏ sớm. Cái nào thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị, của Quốc hội, của Trung ương Đảng sẽ được Chính phủ báo cáo sớm. Bên cạnh chính sách về đất đai, Thủ tướng cũng đồng ý với nhiều kiến nghị của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường liên quan tới nhiều chính sách về tín dụng, đầu tư dành cho nông nghiệp trong thời gian tới. Cụ thể: Thủ tướng giao Bộ KH-ĐT khẩn trương đánh giá các cơ chế chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư xã hội cho nông nghiệp – nông thôn, trước mắt là sửa đổi Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp cũng như các chính sách hỗ trợ khác hiện hành dành cho nông nghiệp. Giao Bộ Công thương chịu trách nhiệm về phát triển thị trường, đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại để thúc đẩy SX và tiêu thụ nông sản, hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản; đẩy mạnh thương mại điện tử cho nông sản… Giao Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, điều chỉnh bổ sung chính sách khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng tăng hạn mức tài sản thế chấp, cho phép DN được thế chấp tài sản là nhà lưới, nhà kính được hình thành trong quá trình đầu tư làm tài sản thế chấp… Thủ tướng đồng ý bổ sung vốn cho Bộ NN-PTNT trong kế hoạch đầu tư trung hạn, giành gói đầu tư cho nông nghiệp. Thủ tướng chỉ đạo các địa phương ngay sau hội nghị phải xây dựng kế hoạch triển khai quyết liệt tái cơ cấu nông nghiệp, không được “tái cơ cấu trên giấy, tái cơ cấu nửa vời”, mà phải bằng tư duy và hành động cụ thể. Giao Bộ NN-PTNT tăng cường chỉ đạo, giám sát, báo cáo Chính phủ và BCĐ chuyên ngành của Chính phủ về kết quả thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp ở các địa phương, chuẩn bị tổ chức 4 năm thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp để có đề xuất định hướng cho giai đoạn tiếp theo. Yêu cầu các viện, trường, tổng công ty của ngành nông nghiệp phải có chương trình thiết thực, phù hợp với điều kiện của nông nghiệp Việt Nam hiện nay trong đào tạo nguồn nhân lực, tiêu thụ sản phẩm…
Lê Bền- Công Hoàn
(Theo Báo Nông Nghiệp Việt Nam)
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li> ul>
- Kiểm soát các bệnh nguy hiểm trên heo trong bối cảnh dịch tả heo Châu Phi phức tạp
- Thông báo mời thầu tư vấn phát triển Hội/Hiệp hội
- Thoát dịch tả heo Châu Phi nhờ an toàn sinh học
- Thêm trợ lực cho người chăn nuôi heo
- Việt Nam nhập siêu khoảng 970 triệu USD các loại thịt và sản phẩm thịt trong 8 tháng đầu năm 2024
- Giá heo hơi xuất chuồng tại các thị trường lớn trên thế giới ngày 05/09/2024
- Chế biến sâu để nâng giá trị gà đồi Yên Thế
- Nhập khẩu thức ăn gia súc 7 tháng năm 2024 trị giá trên 2,91 tỷ USD, tăng 2,2%
- Các nhà nghiên cứu cảnh báo: Một đại dịch mới có thể xuất hiện trên động vật
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/09/2024
Tin mới nhất
T2,09/09/2024
- Kiểm soát các bệnh nguy hiểm trên heo trong bối cảnh dịch tả heo Châu Phi phức tạp
- Thông báo mời thầu tư vấn phát triển Hội/Hiệp hội
- Thoát dịch tả heo Châu Phi nhờ an toàn sinh học
- Thêm trợ lực cho người chăn nuôi heo
- Việt Nam nhập siêu khoảng 970 triệu USD các loại thịt và sản phẩm thịt trong 8 tháng đầu năm 2024
- Giá heo hơi xuất chuồng tại các thị trường lớn trên thế giới ngày 05/09/2024
- Bộ Công Thương thực hiện cấp phép xuất, nhập khẩu và quản lý các sản phẩm chứa tiền chất Formic Acid
- Chế biến sâu để nâng giá trị gà đồi Yên Thế
- Nhập khẩu thức ăn gia súc 7 tháng năm 2024 trị giá trên 2,91 tỷ USD, tăng 2,2%
- Các nhà nghiên cứu cảnh báo: Một đại dịch mới có thể xuất hiện trên động vật
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất