Sau tết Nguyên đán, nông dân thường tập trung cho việc tái đàn và phát triển chăn nuôi trở lại. Đây là thời điểm chuyển mùa, dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm (GSGC) diễn biến phức tạp. Do vậy, người chăn nuôi nên thận trọng, tránh tình trạng nuôi ồ ạt dẫn đến cung vượt cầu.
Giá nông sản nói chung, sản phẩm chăn nuôi nói riêng trên thị trường tiếp tục gây khó cho người nông dân. Ông Phạm Văn Chiến, huyện Thanh Oai cho biết, gia đình vừa nhập khoảng 100 con gà về nuôi, đã che chắn chuồng trại, sử dụng đệm lót sàn chuồng và thắp điện để giữ ấm cho gà, đồng thời bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng…
Chi phí cao nhưng do giá gà thương phẩm ở mức thấp, gà ta thả vườn bán với giá 110.000-120.000 đồng/kg, giảm khoảng 20.000 đồng/kg so với trung bình nhiều năm nên người chăn nuôi không mặn mà. Nhiều hộ chăn nuôi hy vọng thời gian tới giá gà trên thị trường tăng trở lại. Ông Mông Văn Trọng, xã Nam Sơn (Sóc Sơn) cho biết, mỗi năm trang trại gia đình nuôi 1.000 con gà, xuất chuồng 3-4 tấn/năm, do chăn nuôi không có lãi nên chỉ nhập khoảng 70% con giống để tái đàn. “Thời gian tới, diễn biến giá cả thị trường gia cầm tăng thì mới có thể tiếp tục phát triển chăn nuôi ổn định” – ông Trọng cho biết thêm.
Hình minh họa
Để ổn định tổng đàn GSGC trong cả nước, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm và phát triển kinh tế hộ gia đình, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Xuân Dương cho rằng: Các địa phương cần tích cực chỉ đạo tái đàn, chăm sóc bảo vệ đàn vật nuôi. Ngoài tổ chức vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, trong chăm sóc nuôi dưỡng đàn vật nuôi cần bổ sung các loại vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng cho GSGC vào thời điểm giao mùa. Cùng với đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra chất lượng vật tư đầu vào từ con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y để không xảy ra tình trạng sốt giá cục bộ ở một số nơi, gây bất lợi cho người chăn nuôi; chủ động lựa chọn thức ăn chăn nuôi chất lượng, phù hợp chủng loại, đúng giai đoạn tuổi của vật nuôi để tiết kiệm chi phí đầu vào, giảm giá thành trong chăn nuôi.
Đồng thời tránh tư tưởng nóng vội, không tái đàn ồ ạt. Các địa phương cần có chính sách hỗ trợ cho hộ chăn nuôi theo mô hình an toàn sinh học để kiểm soát dịch bệnh và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất tới tiêu thụ để tăng giá bán tại trại và giảm giá bán trên thị trường nhằm tăng sức cạnh tranh cũng là một giải pháp cần được ưu tiên triển khai.
Ngọc Quỳnh (Theo Báo Hà Nội mới)
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng:
Tuân thủ quy trình chăn nuôi khép kín
Sở NN&PTNT Hà Nội khuyến cáo nông dân không tăng đàn ồ ạt theo kiểu tự phát mà phải giữ ở mức phù hợp với mật độ chuồng trại và quy mô. Người chăn nuôi cần tuân thủ quy trình khép kín, phòng bệnh bằng vắc xin; nên mua con giống ở những cơ sở đã được cơ quan thú y kiểm dịch, có giấy chứng nhận, không nhập con giống không rõ nguồn gốc xuất xứ để tránh thiệt hại và ảnh hưởng tới an toàn dịch bệnh trên địa bàn. Khi nghi ngờ về dịch bệnh truyền nhiễm, kịp thời thực hiện biện pháp cách ly, báo ngay cho cơ quan thú y, chính quyền địa phương để được tư vấn biện pháp vệ sinh tiêu độc khử trùng và điều trị hiệu quả.
- Xuất khẩu thịt của Đức giảm 19,3% trong 5 năm qua
- Đặc sản vùng cao thịt bò vàng A Lưới
- Làm bể bơi cho vịt sinh sản
- Thị trường thịt lợn thế giới: Giá tại Mỹ giảm, Trung Quốc tăng nhập khẩu
- Trang trại Bồ câu Quốc Anh: Mô hình kinh tế hiệu quả
- Nhật Bản dỡ bỏ hạn chế cuối cùng đối với thịt bò Canada
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật
- Dinh dưỡng động vật và công thức thức ăn chăn nuôi
- Bắc Kạn: Thị trường trâu, bò ế ẩm, người chăn nuôi gặp khó
- Khả năng gây bệnh và độc lực của ba kiểu gen Circovirus type 2
Tin mới nhất
T7,01/04/2023
- Xuất khẩu thịt của Đức giảm 19,3% trong 5 năm qua
- Đặc sản vùng cao thịt bò vàng A Lưới
- Làm bể bơi cho vịt sinh sản
- Thị trường thịt lợn thế giới: Giá tại Mỹ giảm, Trung Quốc tăng nhập khẩu
- Trang trại Bồ câu Quốc Anh: Mô hình kinh tế hiệu quả
- Nhật Bản dỡ bỏ hạn chế cuối cùng đối với thịt bò Canada
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật
- Dinh dưỡng động vật và công thức thức ăn chăn nuôi
- Bắc Kạn: Thị trường trâu, bò ế ẩm, người chăn nuôi gặp khó
- Khả năng gây bệnh và độc lực của ba kiểu gen Circovirus type 2
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất